KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu 032 ảnh hưởng của tính thanh khoản đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết trên SGDCK TP HCM giai đoạn 2013 – 2020 (Trang 55 - 60)

5.1. Kết luận

Số liệu nghiên cứu được tác giả dựa trên các BCTC đã được kiểm toán của 49 công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam thuộc phân ngành công nghiệp trong khoảng từ 2013-2020. Với tổng cộng 392 mẫu, 3 biến phụ thuộc, 4 biến độc lập và 2 biến kiểm soát, mô hình hồi quy đã được tác giả sử dụng để chứng minh cho các giả thuyết và kết luận lại như sau:

Tình trạng đa cộng tuyến không tồn tại hoặcsự ảnh hưởng của các biến này trong mô hình là không đáng kể, thể hiện ở số liệu trong ma trận tương quan luôn nhỏ hơn 0,8. Giữa các biến với nhau có tính độc lập.

Mô hình OLS, FEM, REM phù hợp với khối dữ liệu. Các kết luận đã được đưa ra dựa vào kết quả nghiên cứu:

Thứ nhất: Thời gian trả tiền khách hàng bình quân có tác động ngược chiều với ROAA của DN. PDP của doanh nghiệp được xác định bằng số ngày trong năm chia cho vòng quay các khoản phải trả. Thời gian này lớn có thể ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng của DN. Trong đó, xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp cho thấy khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính, các khoản vay ngân hàng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy, thông qua chỉ số PDP, nhà đầu tư có thể đánh giá được phần nào đó khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Việc đầu tư vào các doanh nghiệp có chỉ số này cao có thể gặp nhiều rủi ro hơn các doanh nghiệp còn lại và trở nên kém hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư, có thể khiến cho chi phí huy động vốn cao hơn, làm ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Chi phí cao hơn khiến cho lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm. Ngoài ra, quy mô của doanh nghiệp có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Quy mô doanh nghiệp lớn làm giúp cho giá thành trên mỗi sản phẩm đầu ra thường giảm đi khá đáng kể khi mà chi phí cố định được chia đều trên đầu sản phẩm. Thông thường, hoạt động doanh nghiệp sẽ được nâng cao khi quy mô được mở rộng giúp chi phí biến đổi được giảm thiểu. Kết hợp giữa việc giảm cả chi

phí cố định và chi phí biến đổi trên đầu sản phẩm khiến cho lợi nhuận của doanh nghiệp được cải thiện đáng kể nên sẽ tạo ra tác động tích cực đến ROAA.

Thứ hai: Thời gian trả tiền khách hàng bình quân cũng có tác động ngược chiều với ROEA của doanh nghiệp. Sở dĩ có sự tương đồng giữa chiều ảnh hưởng của PDP lên ROAA và ROEA là do công thức tính hai chỉ tiêu này đều sử dụng lợi nhuận trong công thức tính. Tương tự, quy mô của doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng cùng chiều đối với tỷ lệ Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Kết quả nghiên cứu của tính thanh khoản đối với tỷ lệ ROAA và ROEA trùng lặp với công trình nghiên cứu của tác giả Phan Đức Chung trong bài luận văn “Ảnh hưởng tính thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh” (2018).

Thứ ba: Thời gian tồn kho có tác động cùng chiều đến tỷ suất lợi nhuận gộp biên của doanh nghiệp. Lợi nhuận gộp được tính bằng doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán. Thời gian hàng tồn kho càng lớn thì chứng tỏ doanh nghiệp đó có lượng hàng hóa dự trữ trong kho khá lớn, đặc biệt là với nhóm ngành công nghiệp, việc dự trữ hàng tồn kho lớn nhằm đáp ứng được đủ nguyên liệu cho các khâu sản xuất nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách hàng. Việc đáp ứng đủ lượng hàng hóa, không bị trì trệ trong khâu phân phối và tiêu thụ sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện được doanh thu. Vì vậy sẽ khiến lợi nhuận gộp của doanh nghiệp tăng.

Thứ tư: Thời gian thu tiền khách hàng bình quân có tác động ngược chiều đến lợi nhuận gộp biên của doanh nghiệp. Thời gian thu tiền khách hàng bình quân được tính bằng số ngày trong năm trên vòng quay các khoản phải thu. Vòng quay các KPT càng nhỏ chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản nợ, khoản vay, nghĩa vụ tài chính của bên thứ ba đối với doanh nghiệp càng thấp. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn, chất lượng công tác quản lý, thu hồi nợ của doanh nghiệp không tốt. Phần phát sinh nợ phải thu là điều không thể tránh khỏi khi vận hành doanh nghiệp, nhưng nếu khách hàng nợ nhiều trong thời gian dài sẽ tác động đến dòng tiền của doanh nghiệp và thời gian ghi nhận doanh thu bị kéo dài, phần nào đó khiến chất lượng lợi nhuận bị giảm. Kết quả này trùng hợp với kết quả nghiên cứu của Usama (2012). Ngoài ra, quy mô cũng tác động đến GPM của

doanh nghiệp. Quy mô doanh nghiệp có tác động thuận chiều đến lợi nhuận của doanh nghiệp vì thế cũng có ảnh hưởng thuận chiều đến với GPM.

5.2. Khuyến nghị

Các khuyến nghị dưới đây được đưa ra dựa vào kết quả của bài nghiên cứu này: Thứ nhất: Để cải thiện tỷ lệ ROAA và ROEA, doanh nghiệp nên giảm PDP. PDP thấp khi các khoản nợ của doanh nghiệp được sử dụng có hiệu quả và nhanh chóng được hoàn trả cho bên thứ ba. Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 01 định nghĩa: "Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các sự kiện và giao dịch đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình". Cơ cấu NPT của doanh nghiệp được cấu thành bởi các khoản nợ tiềm tàng, dự phòng NPT và các khoản phải trả thông thường khác. Các khoản phải trả thông thường được ghi nhận trên BCĐKT là các khoản nợ phải trả tại một thời điểm trong tương lai và được xác định giá trị ở thời điểm hiện tại, như nợ nhà cung cấp, ngân hàng hay công nhân viên. Các khoản nợ có tính tin cậy cao nhưng chưa xác định giá trị và thời gian là khoản dự phòng nợ phải trả, còn khoản nợ với ước tính tin cậy thấp, chưa chắc chắn về thời gian và giá trị cần trả là khoản nợ tiềm tàng. Nợ phải trả được trình bày trên BCĐKT bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

Các khoản nợ có thời hạn dưới mười hai tháng là nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản nợ phát sinh trong quá trình HĐKD hàng ngày của doanh nghiệp, như nợ phải trả người bán, công nhân viên, các nghĩa vụ tài chính phải nộp nhà nước, tiền ứng của khách hàng,.. .Nợ dài hạn là các khoản nợ có thời hạn trên mười hai tháng như: Các khoản vay ngân hàng trên một năm, các khoản tiền thu được từ phát hành trái phiếu và nợ thuê tài chính. Vì vậy để cải thiện NPT của doanh nghiệp, chúng ta cần cân đối lại NNH và NDH. Ngoài việc cố gắng giảm thiểu hai loại nợ này để nhằm giảm NPT, doanh nghiệp cần chú ý thêm xây dựng cơ cấu nợ hợp lí để đạt được hiệu quả hoạt động tốt nhất cho doanh nghiệp.

Thứ hai: Để cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp biên, doanh nghiệp nên tăng thời gian HTK của mình. Quản trị HTK là một công việc cực kỳ quan trọng. Công việc này yêu cầu nhà quản trị phải nắm rõ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như

theo dõi biến động thị trường để điều phối lượng hàng tồn kho, đưa ra chính sách lưu trữ phù hợp, nhằm mục đích tối thiểu hóa rủi ro về lưu trữ hàng hóa. Để tăng chỉ số này doanh nghiệp cần xem xét về việc tăng số lượng hàng tồn kho nhằm đảm bảo HTK luôn sẵn sàng trong mọi thời điểm. Sự yếu kém trong quản lý HTK phần nào đó được thể hiện nếu thiếu hụt hay dư thừa HTK. Việc sản xuất sẽ bị gián đoạn trong trường hợp khan hiếm hàng tồn kho. Tuy nhiên, khi cân nhắc về việc tăng số lượng hàng tồn kho, doanh nghiệp cần cân đối với chi phí lưu trữ hàng tồn kho. Nếu doanh nghiệp tập trung quá vào việc tăng số lượng hàng tồn kho mà không quan tâm đến loại chi phí này, ngược lại sẽ khiến cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bị kém đi, do chi phí lưu trữ nhiều hơn so với mức độ cần thiết.

Thứ ba: Để cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp biên, doanh nghiệp cũng có thể giảm thời gian thu tiền khách hàng bình quân của mình. Thời gian thu tiền bình quân thể hiện số ngày trung bình giữa ngày bán chịu được thực hiện và ngày người mua thanh toán cho lần bán chịu đó. RCP của một công ty là chỉ tiêu giúp đanh giá hiệu quả của các hoạt động quản lí các khoản phải thu. Các doanh nghiệp phải có khả năng quản lí RCP để đảm bảo hoạt động diễn ra bình thường. RCP thấp cho thấy công ty thu hồi tiền thanh toán nhanh giải pháp mà doanh nghiệp có thể sử dụng để cải thiện chỉ số này là: (1) Khách hàng và doanh nghiệp cùng nhau kí một hợp đồng quy định về nghĩa vụ thanh toán bắt buộc phải thực hiện trong đó yêu cầu khách hàng phải thanh toán đúng hạn đồng thời quy định mức phạt nếu vi phạm thỏa thuận; (2) Mọi giao dịch với khách hàng phải được lưu trữ dưới dạng tài liệu như cuộc gọi, thư, email,... đòi nợ. Doanh nghiệp có thể cần những tài liệu trên cho việc kiện tụng sau này. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể cải thiện thêm chỉ số này bằng cách đánh giá và tìm cách cải thiện quy trình thu hồi các khoản phải thu. Ví dụ: Xây dựng cho từng nhóm khách hàng khác nhau những chính sách tín dụng phù hợp; Để giảm thiểu rủi ro từ các khoản nợ phải thu khó đòi, nợ quá hạn, doanh nghiệp có thể bán các khoản nợ này cho các công ty mua bán nợ, dừng cung cấp dịch vụ, hàng hóa cho những đơn hàng mới,.

Thứ tư, cải thiện quy mô của doanh nghiệp. Bài nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô của doanh nghiệp ảnh hưởng cùng chiều đến với toàn bộ các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

hoạt động của doanh nghiệp. Việc gia tăng tổng tài sản cho doanh nghiệp có thể thực hiện dựa trên việc tăng TSDH hoặc TSNH. Đối với TSDH, doanh nghiệp nên cân nhắc đến việc đầu tư thêm dây chuyền sản xuất, quy mô nhà xưởng để đạt được hiệu suất cao trong quá trình sản xuất. Đối với TSNH, doanh nghiệp có thể gia tăng lượng tiền mặt sở hữu, duy trì số lượng nguyên vật liệu trong kho đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất hay thu hồi các khoản nợ trong thời gian ngắn (dưới 12 tháng). Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng phải cân đối giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn để đáp ứng phù hợp với doanh nghiệp của mình.

STT Mã chứng

Tên công ty Năm niêm yết

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục Tiếng Anh

1. Bruinshoofd, W.A., and Kool, C.J.M.: “Dutch corporate liquidity management: new evindence on aggregation”, Journal of Applied Economics, vol.7, no.2, pp. 195 - 230 (2004)

2. Home, J., David, A.: “Corporate liquidity management”, Southern Economic Journal, 34 (4), pp.526 -537 (1968)

3. Isshaq, Z. and Bokpin, G.A.: “Corporate liquidity management of listed firms in Ghana”, Asian Pacific Journal of Business Administration, vol. 1, no.2, pp.189 - 198 (2009)

4. Kim, C.S, Mauer, D.C. and Sherman, A.E.: “The determinants of coporate liquidity: Theory and Evidence”, Jounal of Financial and Quantitative Analysis, vol. 33, no.3, pp. 335 -359 (1998)

5. Myers, S.C., Majluf, N.S.: “Coporate financing and investment decisions when firms have information that investors do not have”, Journal of Financial Economics, 13 (2), pp 187 - 221 (1984)

6. Muhammad Usama: “Worrking capital Management and it’s affect on firm’s profitability and liquidity: In other food section of Karachi Stock Exchange”, Aribian Journal of Business and Management Review, vol.1 , no 12 (2012) Danh mục Tiếng Việt

1. Nguyễn Ngọc T. và Nguyễn Thị Thanh T. (2017) , “Mối quan hệ giữa tính thanh khoản cổ phiếu, quản trị công ty và giá trị doanh nghiệp: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Mở HCM - Vol.12, No.3

2. Phan Đức C. (2018), “Ảnh hưởng tính thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh”, Đại học Kinh tế Đà Nang

3. Trương Bá T. và Nguyễn Phương H. (2018), “Tính thanh khoản của công ty: Tổng quan lý thuyết nghiên cứu”, Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Việt - Hàn

48

Một phần của tài liệu 032 ảnh hưởng của tính thanh khoản đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết trên SGDCK TP HCM giai đoạn 2013 – 2020 (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w