Mối quan hệ giữa tính thanh khoản và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 032 ảnh hưởng của tính thanh khoản đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết trên SGDCK TP HCM giai đoạn 2013 – 2020 (Trang 29 - 31)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.3. Mối quan hệ giữa tính thanh khoản và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

nghiệp ngành công nghiệp

Mối quan hệ giữa tính thanh khoản và hiệu quả hoạt động của công ty là một vấn đề được chú ý và nghiên cứu nhiều trong những năm vừa qua. Tuy nhiên xác định tính thanh khoản của một doanh nghiệp đang có nhiều vấn đề gây tranh cãi. Liệu nên lựa chọn các chỉ tiêu tĩnh để đánh giá hay không, hay những chỉ tiêu kết hợp sẽ tốt hơn trong quá trình đánh giá?

Dựa vào các kết quả nghiên cứu trước đây, ta có thể thấy nhìn chung tính thanh khoản có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể trong bài nghiên cứu này, tính thanh khoản được đánh giá theo chu kì chuyển đổi tiền mặt - là một chỉ tiêu tổng hợp được đánh giá dựa trên 3 chỉ tiêu là: kỳ chuyển đổi hàng tồn kho, kỳ thu tiền khách hàng và kỳ thanh toán cho nhà cung cấp. Marques và Braga (1995) đã xác định mối quan hệ ngược chiều giữa thanh khoản và lợi nhuận đối với một mẫu các công ty thực phẩm. Blatt (2001) cũng chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa thanh khoản và lợi nhuận, được đo lường bằng Mô hình động và lợi nhuận. Eljelly (2004) nghiên cứu ảnh hưởng của thanh khoản với chỉ tiêu đại diện là chỉ tiêu thanh toán hiện hành với lợi nhuận trên tập nghiên cứu gồm các

công ty cổ phần tại Ả rập Saudi bằng mô hình đa cộng tuyến và mô hình hồi quy. Ket quả cũng chỉ ra có một mối quan hệ ngược chiều giữa hai chỉ tiêu trên. Ngược lại với những quan điểm trên, Renato (2010) xét mức độ ảnh hưởng của hệ số thanh toán và tỷ suất sinh lời trong hai giai đoạn gồm ngắn hạn và trung hạn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra trong ngắn hạn và trung hạn, chỉ tiêu thanh khoản đều ảnh hưởng cùng chiều đến khả năng sinh lời của các công ty hàng không trong mẫu chọn lọc toàn cầu từ 2005 đến 2008. Quasim và Ramiz (2011) nghiên cứu trên mẫu gồm các công ty dầu khí ở Pakistan chỉ ra lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu không chịu ảnh hưởng của tỷ lệ thanh toán nhanh và tỷ lệ thanh toán hiện hành trong khi tỷ suất hoàn vốn lại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hai chỉ tiêu đó. Khác với Quasim và Ramiz (2011), kết quả nghiên cứu của Jathurika (2018) chỉ ra tỷ lệ thanh toán có ảnh hưởng cùng chiều đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và lợi nhuận trên tổng tài sản trong khi tỷ lệ thanh toán hiện hành không ảnh hưởng đến hai chỉ tiêu nói trên.

Xác minh rõ yếu tố mục tiêu - - Xác minh rõ yếu tố ảnh hưởng - ' Xác định mối quan hệ của hai yếu tố -

Một phần của tài liệu 032 ảnh hưởng của tính thanh khoản đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết trên SGDCK TP HCM giai đoạn 2013 – 2020 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w