Những cơ hội và thách thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp việt nam (Trang 88)

7. Bố cục của luận văn

3.1.3.Những cơ hội và thách thức

hút FDI đã tạo cho các DNVN tự tin và đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

3.1.3. Những cơ hội và thách thức về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của DNVN DNVN

3.1.31. Những cơ hội

Thứ nhất, DNVN có cơ hội lựa chọn địa chỉ đầu tư thích hợp, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Trong bối cạnh xu hướng tự do hóa đầu tư đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, các quốc gia trên thế giới hầu hết đều thực thi những biện pháp khuyến khích nhằm kêu gọi vốn đầu tư từ nước ngoài. Điều kiện đó mở ra cho các DNVN cơ hội nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng việc đầu tư vào những nơi có khả năng đem lại tỷ suất lợi nhuận cao. Địa chỉ đầu tư không còn bó hẹp trong khuôn khổ địa lý quốc gia, mà được mở rộng ra các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.

Thứ hai, DNVN có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ.

Hoạt động thương mại là một trong những bước cơ bản đầu tiên trong lộ trình xâm nhập thị trường nước ngoài, nhưng để thực sự cắm rễ sâu bền tại thị trường các nước trên thế giới, doanh nghiệp nhất thiết phải thành lập các chi nhánh ở nước ngoài thông qua các hình thức đầu tư.

Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, các sản phẩm của Việt Nam đã nhận được sự đánh giá khá cao của người tiêu dùng nước ngoài. Nhưng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, cộng với việc các quốc gia, đặc biệt là các nước phát triển, thường sử dụng những biện pháp thương mại rất tinh vi để hạn chế khả năng xâm nhập của hàng hóa nước ngoài vào thị trường nước họ thì FDI trở thành hoạt động kinh tế hữu ích giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo thế vững chắc và bổ sung cho sự phát triển của các chi nhánh và công ty mẹ trong nước.

Thứ ba, DNVN có điều kiện khai thác các nguồn lực sản xuất của nước ngoài từ đó phát huy được lợi thế so sánh của mình.

Lý thuyết cũng như thực tiễn cho thấy rằng, mỗi quốc gia đều có những nguồn lực sản xuất nhất định và tổng nguồn lực là hữu hạn. Đây chính là một nguyên nhân cơ bản khiến doanh nghiệp các quốc gia này tìm kiếm cơ hội đầu tư ở quốc gia khác nhằm khai thác những nguồn lực của nước đó để phát triển. Đồng thời, với quá trình khai thác là việc phát huy thế mạnh của mỗi doanh nghiệp. Những lợi thế sẽ không đem lại lợi nhuận một khi chúng không có điều kiện được triển khai trong thực tiễn.

Thứ tư, các DNVN có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với các thị trường quốc tế về vốn, máy móc, thiết bị, khoa học – công nghệ, từ đó có điều kiện tiếp thu công nghệ mới hiện đại hơn, có điều kiện đổi mới cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp.

Thứ năm, các DNVN có điều kiện tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến, nâng cao trình độ tổ chức, quản lý sản xuất, nâng cao hiểu biết về luật pháp và ý thức chấp hành luật pháp, nâng cao khả năng cạnh tranh công bằng trên trường quốc tế và cả trong nước.

3.1.3.2. Những thách thức

Tuy nhiên, trong bối cảnh của toàn cầu hóa, nhất là khi Việt Nam là thành viên của WTO, các DNVN phải đối mặt với các đối thủ mới (các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia có tiềm lực tài chính, công nghệ, kinh nghiệm và năng lực cạnh tranh cao), phải cạnh tranh quyết liệt trong điều kiện mới (thị trường toàn cầu với những nguyên tắc nghiêm ngặt của định chế thương mại và luật pháp quốc tế). Nói cách khác, trong quá trình đầu tư ra nước ngoài các DNVN đang phải đối mặt với những thách thức thật sự to lớn, đó là:

Thứ nhất, tiềm lực tài chính của đại đa số các DNVN còn yếu.

Tiềm lực tài chính yếu là nguyên nhân chính làm lượng vốn đầu tư ra nước ngoài của các DNVN chưa cao, khiến sức cạnh tranh của các dự án này thấp thua hơn nhiều so với các doanh nghiệp bản địa cũng như với các doanh nghiệp đến từ các nước khác. Tiềm lực tài chính yếu cũng làm cho các doanh nghiệp chưa xây dựng được chiến lược dài hạn. Đa phần các dự án triển khai ở nước ngoài hiện nay còn mang tính chất thăm dò, thời gian thực hiện dự án ngắn. Nhiều dự án đã được bên nước ngoài cấp giấy phép nhưng không được triển khai do phía Việt Nam chưa tìm được nguồn vốn để thực hiện.

Thứ hai, các DNVN còn thiếu kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài.

Việt Nam bắt đầu chính thức cho phép các doanh nghiệp ĐTRNN kể từ năm 1999, nhưng hoạt động này mới được quan tâm đến trong vòng bảy, tám năm trở lại đây và trên thực tế có ít biện pháp của Nhà nước khuyến khích các hoạt động này. Trong khi đó, một số nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia khuyến khích các doanh nghiệp nước mình đầu tư ra nước

ngoài từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Vì vậy, doanh nghiệp của các quốc gia này đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm kinh doanh quốc tế và hiện đang là chủ đầu tư lớn của khu vực. Việc thiếu kinh nghiệm trong triển khai các dự án ở nước ngoài không khỏi khiến cho các nhà đầu tư Việt Nam lúng túng và gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba, năng lực cạnh tranh tổng hợp của các DNVN còn thấp, khiến khả năng đầu tư ra nước ngoài chưa cao.

Năng lực cạnh tranh là sức mạnh của doanh nghiệp được thể hiện trên thương trường. Sự tồn tại và sức sống của một doanh nghiệp thể hiện trước hết ở năng lực cạnh tranh. Để từng bước vươn lên giành thế chủ động trong quá trình hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh chính là tiêu chí phấn đấu của các DNVN.

Ngoài tiềm lực tài chính yếu, DNVN còn bộc lộ một số hạn chế như mức độ áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất chưa cao, hệ thống đại lý phân phối sản phẩm mỏng, chưa tạo dựng được thương hiệu danh tiếng… những tồn tại này khiến khả năng cạnh tranh của các DNVN xét về tổng thể được các tổ chức quốc tế đánh giá không cao.

Việc các doanh nhân và DNVN tăng cường đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là đồng nghĩa với việc mở thêm các mạng lưới, chân rết, các kênh và quan hệ kinh tế - xã hội mới của Việt Nam với thị trường nước ngoài mà qua đó, các luồng vốn, khoa học, công nghệ và lao động sẽ tăng cường lưu chuyển hai chiều, tiếp thêm máu và đem lại những xung lực mới, tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội trong nước và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, tạo hệ thống “rễ chùm” cần có để Việt Nam liên thông và hội nhập, bám rễ vững chắc và hiệu quả vào nhịp đập của đời sống kinh tế quốc tế, bảo đảm sự liền mạch thống nhất giữa sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay.

Để có thể khai thác tốt những tác động tích cực kể trên, hạn chế những tác hại nhất thời nào đó, biến thách thức thành cơ hội, cần có những định hướng và giải pháp của cả Nhà nước và DNVN nhằm thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

3.2. Phƣơng hƣớng đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của DNVN

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là phương thức quan trọng nhằm giành quyền chủ động trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Mục tiêu của việc đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nhằm khai thác và nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao năng lực sản xuất, tìm nguồn tài nguyên thay thế, mở rộng thị trường tiêu thụ tìm kiếm con đường, phương thức thâm nhập thị trường khu vực và thế giới. Thông qua đầu tư, góp phần thúc đẩy điều chỉnh cơ cấu kinh tế và phân bổ nguồn lực, tăng cường động lực để phát triển nền kinh tế an toàn và bền vững nhằm thu được lợi ích cao nhất cho đất nước và cho doanh nghiệp. Với quan điểm, mục tiêu đó, để thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của DNVN cần quán triệt những phương hướng cơ bản sau đây:

3.2.1. Về địa bàn đầu tư ra nước ngoài

Dựa trên cơ sở lợi thế so sánh và thực lực của các thành phần kinh tế, Việt Nam từng bước mở rộng thị trường đầu tư sang các quốc gia, vùng lãnh thổ và một số thị trường mới như: Mỹ Latinh, Đông Âu, Châu Phi; tiếp tục đầu tư sang các nước đang phát triển; tiếp tục ưu tiên đầu tư vào các thị trường truyền thống như Lào, Campuchia, các nước trong khu vực và Liên bang Nga...

3.2.2. Về lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài

Hỗ trợ các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng, sản xuất điện năng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, trong đó đặc biệt chú trọng các lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí và khoáng sản khác, lĩnh

vực trồng cây công nghiệp. Khuyến khích và hỗ trợ các dự án đầu tư ra nước ngoài đáp ứng được các yêu cầu trong nước về nguyên liệu phục vụ sản xuất…

3.2.3. Về chủ thể đầu tư ra nước ngoài

Khuyến khích tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong đó hướng các tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tư vào các lĩnh vực năng lượng, khai thác tài nguyên khoáng sản, trồng- khai thác và chế biến nông lâm sản, giao thông vận tải, viễn thông.

Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước tập trung vào các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vừa đảm bảo mục tiêu kinh doanh thu lợi nhuận, vừa thực hiện giúp đỡ trên tinh thần đồng chí anh em. Khuyến khích các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tích cực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Nhà nước đối xử bình đẳng với tất cả các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế trong cơ chế, chính sách, dịch vụ hỗ trợ. Khuyến khích và đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn FDI trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Khuyến khích việc hình thành các liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhất là doanh nghiệp có vốn FDI đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khuyến khích các DNVN liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp Việt kiều ở nước ngoài, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho Việt kiều ở nước ngoài đầu tư về Việt Nam với mục đích để xuất khẩu ra nước ngoài.

3.2.4. Về xây dựng chính sách đối với đầu tư ra nước ngoài

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật, chính sách về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phù hợp với các Hiệp định, thỏa thuận đã ký nhằm tạo điều kiện và định hướng cho các doanh nhân và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài một cách an toàn và thuận lợi.

Cải tiến thủ tục hành chính đối với hoạt động đầu tư trực tiếp theo hướng đơn giản, thuận tiện. Mở rộng hơn nữa các dự án thuộc diện đăng ký, giảm bớt sự can thiệp bằng biện pháp hành chính ngay cả đối với dự án sử dụng vốn nhà nước hoặc dự án vốn đối ứng hai bên. Tăng quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp.

Từng bước phân cấp việc thẩm định, cấp giấy chứng nhận đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cho các Bộ, ngành, địa phương nhằm tạo ra tính chủ động và đảm bảo thời gian thực hiện các thủ tục hành chính.

Quy định đồng bộ các biện pháp khuyến khích và hỗ trợ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài một cách cụ thể, rõ ràng. Chú trọng các biện pháp hỗ trợ như: cung cấp thông tin, hướng dẫn, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong quá trình đầu tư ở nước ngoài.

Nghiên cứu thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư trực tiếp của DNVN ở nước ngoài để hỗ trợ về tài chính cho các dự án đầu tư trực tiếp. Rà soát, thúc đẩy đàm phán, ký kết và tăng cường tuyên truyền, phổ biến các Hiệp định song phương, đa phương và khu vực liên quan đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa, máy móc thiết bị, lao động, dịch vụ qua biên giới. Hoạch định các chính sách khuyến khích thúc đẩy DNVN đầu tư vào từng vùng lãnh thổ, khu vực ở nước ngoài đảm bảo lợi ích của các doanh nghiệp, đồng thời nâng cao khả năng quản lý của các cơ quan quản lý đầu tư Nhà nước.

3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của DNVN ngoài của DNVN

Trên cơ sở định hướng phát triển nói trên và thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của DNVN thời gian qua, cần tiến hành đồng thời một hệ thống các giải pháp đồng bộ, bao gồm nhóm giải pháp về phía Nhà nước Việt Nam và nhóm giải pháp về phía DNVN.

3.3.1. Nhóm giải pháp về phía Nhà nước Việt Nam

3.3.1.1. Đổi mới nhận thức về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Mọi hành động và giải pháp thực tiễn đều bắt nguồn từ nhận thức, có nhận thức đúng mới đi đến có giải pháp tối ưu. Cho đến nay, nhiều nhà quản lý cũng như nhiều nhà đầu tư Việt Nam vẫn chưa quan tâm đúng mức về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Không ít người cho rằng nếu dòng vốn trong nước chảy ra bên ngoài sẽ khiến đầu tư trong nước bị giảm sút, ảnh hưởng đến mức đầu tư trong nước, gây thất thoát ngoại tệ và không giải quyết được vấn đề việc làm đang bức xúc ở trong nước. Nhiều người còn lo ngại rằng sức cạnh tranh của DNVN còn yếu, khó cạnh tranh thắng lợi ngay chính thị trường Việt Nam thì không thể cạnh tranh và hoạt động có lãi ở thị trường bên ngoài.

Việc lập luận như trên là chưa toàn diện, chưa thấy hết lợi ích và vai trò mà hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã và đang mang lại cho nền kinh tế cũng như cho bản thân các doanh nghiệp. Thực tiễn cho thấy, nếu dòng vốn của một nước đầu tư ra nước ngoài càng tăng thì càng có nhiều khả năng mở rộng thị trường và tăng cơ hội kinh doanh, từ đó tăng việc làm, tăng thu nhập, tăng tiêu dùng…thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển tạo điều kiện làm tăng khả năng thu hút dòng vốn đầu tư từ bên ngoài vào.

Với những lợi ích và tác động tích cực mà hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mang lại cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua, chúng ta cần thay đổi quan điểm từ: “cấm đoán, khống chế” sang “cho phép, khuyến khích”. Cần khẳng định đầu tư trực tiếp của DNVN ra nước ngoài là một tất yếu, nó không những cần thiết về lợi ích kinh tế mà còn mang ý nghĩa chính trị, an ninh-quốc phòng. Các nước trên thế giới, nhất là Thái Lan và Trung Quốc đã và đang tích cực chuyển thế tiến công ra nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp. Vì vậy, Nhà nước cần có các chiến lược đúng đắn, thúc đẩy

hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp, các DNVN cần coi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là kênh đầu tư quan trọng để phân tán rủi ro, tăng sức cạnh tranh và thực lực nâng cao tỷ suất lợi nhuận của mình. Từ kinh nghiệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, DNVN tự tin hơn khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

3.3.1.2. Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, cơ chế chính sách đặc thù về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Nhà nước cần tạo cơ sở pháp lý, tiền đề cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi và định hướng cho các nhà đầu tư tiến hành việc đầu tư ra nước ngoài an toàn và hiệu quả. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp việt nam (Trang 88)