7. Bố cục của luận văn
3.2. Phƣơng hƣớng đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của các doanh
3.2.3. Về chủ thể đầu tư ra nước ngoài
Khuyến khích tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong đó hướng các tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tư vào các lĩnh vực năng lượng, khai thác tài nguyên khoáng sản, trồng- khai thác và chế biến nông lâm sản, giao thông vận tải, viễn thông.
Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước tập trung vào các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vừa đảm bảo mục tiêu kinh doanh thu lợi nhuận, vừa thực hiện giúp đỡ trên tinh thần đồng chí anh em. Khuyến khích các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tích cực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Nhà nước đối xử bình đẳng với tất cả các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế trong cơ chế, chính sách, dịch vụ hỗ trợ. Khuyến khích và đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn FDI trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Khuyến khích việc hình thành các liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhất là doanh nghiệp có vốn FDI đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khuyến khích các DNVN liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp Việt kiều ở nước ngoài, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho Việt kiều ở nước ngoài đầu tư về Việt Nam với mục đích để xuất khẩu ra nước ngoài.
3.2.4. Về xây dựng chính sách đối với đầu tư ra nước ngoài
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật, chính sách về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phù hợp với các Hiệp định, thỏa thuận đã ký nhằm tạo điều kiện và định hướng cho các doanh nhân và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài một cách an toàn và thuận lợi.
Cải tiến thủ tục hành chính đối với hoạt động đầu tư trực tiếp theo hướng đơn giản, thuận tiện. Mở rộng hơn nữa các dự án thuộc diện đăng ký, giảm bớt sự can thiệp bằng biện pháp hành chính ngay cả đối với dự án sử dụng vốn nhà nước hoặc dự án vốn đối ứng hai bên. Tăng quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp.
Từng bước phân cấp việc thẩm định, cấp giấy chứng nhận đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cho các Bộ, ngành, địa phương nhằm tạo ra tính chủ động và đảm bảo thời gian thực hiện các thủ tục hành chính.
Quy định đồng bộ các biện pháp khuyến khích và hỗ trợ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài một cách cụ thể, rõ ràng. Chú trọng các biện pháp hỗ trợ như: cung cấp thông tin, hướng dẫn, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong quá trình đầu tư ở nước ngoài.
Nghiên cứu thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư trực tiếp của DNVN ở nước ngoài để hỗ trợ về tài chính cho các dự án đầu tư trực tiếp. Rà soát, thúc đẩy đàm phán, ký kết và tăng cường tuyên truyền, phổ biến các Hiệp định song phương, đa phương và khu vực liên quan đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa, máy móc thiết bị, lao động, dịch vụ qua biên giới. Hoạch định các chính sách khuyến khích thúc đẩy DNVN đầu tư vào từng vùng lãnh thổ, khu vực ở nước ngoài đảm bảo lợi ích của các doanh nghiệp, đồng thời nâng cao khả năng quản lý của các cơ quan quản lý đầu tư Nhà nước.
3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của DNVN ngoài của DNVN
Trên cơ sở định hướng phát triển nói trên và thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của DNVN thời gian qua, cần tiến hành đồng thời một hệ thống các giải pháp đồng bộ, bao gồm nhóm giải pháp về phía Nhà nước Việt Nam và nhóm giải pháp về phía DNVN.
3.3.1. Nhóm giải pháp về phía Nhà nước Việt Nam
3.3.1.1. Đổi mới nhận thức về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Mọi hành động và giải pháp thực tiễn đều bắt nguồn từ nhận thức, có nhận thức đúng mới đi đến có giải pháp tối ưu. Cho đến nay, nhiều nhà quản lý cũng như nhiều nhà đầu tư Việt Nam vẫn chưa quan tâm đúng mức về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Không ít người cho rằng nếu dòng vốn trong nước chảy ra bên ngoài sẽ khiến đầu tư trong nước bị giảm sút, ảnh hưởng đến mức đầu tư trong nước, gây thất thoát ngoại tệ và không giải quyết được vấn đề việc làm đang bức xúc ở trong nước. Nhiều người còn lo ngại rằng sức cạnh tranh của DNVN còn yếu, khó cạnh tranh thắng lợi ngay chính thị trường Việt Nam thì không thể cạnh tranh và hoạt động có lãi ở thị trường bên ngoài.
Việc lập luận như trên là chưa toàn diện, chưa thấy hết lợi ích và vai trò mà hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã và đang mang lại cho nền kinh tế cũng như cho bản thân các doanh nghiệp. Thực tiễn cho thấy, nếu dòng vốn của một nước đầu tư ra nước ngoài càng tăng thì càng có nhiều khả năng mở rộng thị trường và tăng cơ hội kinh doanh, từ đó tăng việc làm, tăng thu nhập, tăng tiêu dùng…thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển tạo điều kiện làm tăng khả năng thu hút dòng vốn đầu tư từ bên ngoài vào.
Với những lợi ích và tác động tích cực mà hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mang lại cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua, chúng ta cần thay đổi quan điểm từ: “cấm đoán, khống chế” sang “cho phép, khuyến khích”. Cần khẳng định đầu tư trực tiếp của DNVN ra nước ngoài là một tất yếu, nó không những cần thiết về lợi ích kinh tế mà còn mang ý nghĩa chính trị, an ninh-quốc phòng. Các nước trên thế giới, nhất là Thái Lan và Trung Quốc đã và đang tích cực chuyển thế tiến công ra nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp. Vì vậy, Nhà nước cần có các chiến lược đúng đắn, thúc đẩy
hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp, các DNVN cần coi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là kênh đầu tư quan trọng để phân tán rủi ro, tăng sức cạnh tranh và thực lực nâng cao tỷ suất lợi nhuận của mình. Từ kinh nghiệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, DNVN tự tin hơn khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
3.3.1.2. Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, cơ chế chính sách đặc thù về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Nhà nước cần tạo cơ sở pháp lý, tiền đề cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi và định hướng cho các nhà đầu tư tiến hành việc đầu tư ra nước ngoài an toàn và hiệu quả. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý, chính sách về đầu tư ra nước ngoài như: chính sách tài chính tiền tệ, xuất khẩu, quản lý ngoại hối, các quy định pháp lý về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
3.3.1.3. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của DNVN
Đẩy mạnh quá trình cải tiến thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài theo hướng đơn giản, thuận tiện, tăng quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Quy định đồng bộ các biện pháp khuyến khích và hỗ trợ các doanh nhân và DNVN đầu tư ra nước ngoài. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý đầu tư ra nước ngoài.
Việt Nam cần tiếp tục ký kết và hoàn thiện nội dung các hiệp định, nghị định thư, luật, thoả thuận và các văn bản pháp lý kinh tế-tài chính, lao động và lưu trú, cùng những văn bản pháp lý khác trong nước và quốc tế liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đầu tư, lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, lao động qua biên giới quốc gia.
Thành lập những bộ phận cơ cấu mang tính liên ngành và chuyên ngành, cùng các cán bộ chức năng chuyên trách, đủ trình độ và trách nhiệm cao về quản lý nhà nước các hoạt động đầu tư của Việt Nam ở nước ngoài.
Các đại sứ quán, lãnh sự quán và phòng thương vụ Việt Nam ở nước ngoài phải quan tâm nhiều hơn tới các vấn đề kinh tế-thương mại, tức cần được giao nhiệm vụ chính thức, trọng yếu và cụ thể về tạo mọi điều kiện cao nhất, toàn diện để hỗ trợ các doanh nhân và DNVN đang và sẽ hoạt động tại quốc gia, vùng lãnh thổ do mình phụ trách, hỗ trợ về thủ tục, thậm chí bảo lãnh pháp lý, xin nước sở tại cho phép thành lập các hiệp hội do doanh nghiệp, các trung tâm thương mại, các Việt Nam và tổ hợp sản xuất-kinh doanh của người Việt Nam ở những địa điểm thích hợp trên nước, vùng lãnh thổ sở tại.
Các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam cần có những chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài, ưu tiên đặt tại các trung tâm lớn có cộng đồng đông đảo doanh nhân, DNVN hoặc ở những trung tâm thị trường tài chính quốc tế lớn để trực tiếp cung ứng các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và bảo lãnh cần thiết cho hoạt động đầu tư của Việt Nam ở nước ngoài.
Cần nghiên cứu thành lập các công ty đầu tư tài chính quốc tế thích hợp có chức năng huy động vốn đầu tư trong và ngoài nước để thực hiện đầu tư tài chính quốc tế, nhằm đa dạng hoá các công cụ đầu tư ra nước ngoài của doanh nhân và DNVN... Khuyến khích và hỗ trợ việc thành lập các hiệp hội và câu lạc bộ doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam ở từng nước, các hiệp hội ngành hàng đặt trụ sở trong nước và nhiều chi nhánh đại diện ở nước ngoài; chủ động tham gia và tích cực hoạt động trong các tổ chức hiệp hội ngành hàng khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, chính phủ cần quan tâm việc tổ chức các đường dây nóng, các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc định kỳ và không định kỳ giữa Chính phủ - các doanh nhân, DNVN - các đại sứ quán, lãnh sự quán, thương
vụ của Việt Nam và nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam và ở các nước - thị trường tiềm năng hay nơi có đông đảo cộng đồng doanh nhân, DNVN đang hoạt động... để nắm bắt và xử lý nhanh, kịp thời, chính xác, hiệu quả hơn các nhu cầu, vấn đề bức xúc đặt ra trong quá trình hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nhân, DNVN.
3.3.1.4. Thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích DNVN đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Trong các trường hợp dự án đầu tư có ảnh hưởng tích cực đến phát triển kinh tế của đất nước, cần hỗ trợ cho các nhà đầu tư thực hiện việc đầu tư ra nước ngoài được vay vốn với lãi suất ưu đãi và có cơ hội miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần lợi nhuận chuyển về nước mà nhà đầu tư đã nộp thuế tại nước thực hiện dự án đầu tư. Ký kết các hiệp định đầu tư song phương và đa phương, hiệp định tránh đanh thuế chung với các quốc gia và vùng lãnh thổ… một cách kịp thời, phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế so sánh. Coi hoạt động ĐTRNN là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế Việt Nam cho nên Nhà nước phải phân bổ một phần kinh phí xúc tiến đầu tư, trợ giúp về tài chính trong các hoạt động xúc tiến đầu tư, bảo hiểm đầu tư.
Lực lượng lao động tại một số nước sở tại (Lào và Campuchia...) còn hạn chế, trình độ chuyên môn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu về lao động của nhà đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng. Do đó, DNVN bắt buộc phải đưa lao động từ Việt Nam sang với số lượng lớn để làm việc hoặc đưa các lao động người Lào về Việt Nam để đào tạo. Do đó, Chính phủ có cơ chế, chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư sang Lào, Campuchia đào tạo các lao
động người Lào, Campuchia hoặc đào tạo các lao động Việt Nam sang làm việc tại Lào, Campuchia.
Các khoản viện trợ, hỗ trợ của Việt Nam cho một số nước (Lào, Campuchia) cần gắn chặt và tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư ví dụ như hỗ trợ đào tạo nghề gắn với các lĩnh vực đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào, Campuchia; viện trợ đào tạo các cán bộ cấp xã của Lào, Campuchia tại Việt Nam.
3.3.1.5. Xây dựng một kế hoạch chiến lược tổng thể về ĐTRNN
Chính phủ cần gấp rút xây dựng một kế hoạch chiến lược tổng thể về đầu tư ra nước ngoài và xem đây là con đường tất yếu để Việt Nam giành quyền chủ động trong qua trình hội nhập kinh tế thế giới.
Nhà nước phải có một chiến lược dài hạn rõ ràng trong đó định rõ mục tiêu, bước đi, các giải pháp đồng bộ trong từng giai đoạn, có sự chỉ đạo, điều hành, kiểm tra nhất quán và liên tục của chính phủ chứ không phải là một hành động tự phát của công ty, một tập đoàn lẻ loi hoặc một biện pháp tình thế.
3.3.2. Nhóm giải pháp về phía DNVN
3.3.2.1. Xây dựng chiến lược đầu tư linh hoạt
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, phạm vi đầu tư của DNVN không còn bó hẹp trong phạm vi Việt Nam mà mở rộng ra cả khu vực và trên thế giới. Mỗi doanh nghiệp đã là “doanh nghiệp quốc tế” và mang tính chất toàn cầu. Đây là một chuyển biến rất cơ bản trong nhận thức và thực tiễn đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải xem xét và tính toán lại toàn bộ chiến lược kinh doanh trong đầu tư ra nước ngoài.
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, DNVN có thể đưa sản phẩm của mình thâm nhập sâu hơn vào thị trường khu vực và thế giới. Trên thị trường này,
doanh nghiệp cần xem xét lại kế hoạch đầu tư, thực hiện các biện pháp đầu tư, mở rộng quy mô đầu tư…bằng sức lực của mình hoặc thông qua liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp ở các nước nhận đầu tư nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ của mình.
Các doanh nghiệp cần chủ động tiếp cận, nắm bắt thông tin thị trường, tận dụng thời cơ lập phương án đầu tư, đấu thầu; chủ động đàm phán ký kết các hợp đồng, dự án đầu tư và thực hiện có hiệu quả đảm bảo mục tiêu sinh lợi cho doanh nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu này, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược đầu tư dài hạn phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước nhận đầu tư, tránh tình trạng “ăn xổi ở thì”. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, cần linh hoạt điều chỉnh chiến lược phát triển đầu tư cả về lĩnh vực đầu tư lẫn hình thức đầu tư khi có những biến động kinh tế của nước nhận đầu tư cũng như của khu vực và thế giới. Các doanh nghiệp cần tích cực tìm kiếm không gian phát triển ngành nghề để thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tránh tình trạng quá tập trung vào một số ngành, dẫn đến cạnh tranh lẫn nhau giữa các DNVN. Cần phát triển và mở rộng các phương thức đầu tư, khai thác thế mạnh của các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, kết hợp nhiều hình thức để có thể đầu tư nhanh hơn, nhiều hơn, với khối lượng vốn thực hiện lớn hơn ra nước ngoài.
Một điểm yếu của DNVN trong đầu tư là sự phản ứng của doanh nghiệp trước sự biến động của thị trường còn rất chậm. Ví dụ, trong năm 2008, trước áp lực tăng giá do lạm phát toàn cầu, phản ứng của DNVN chỉ là tăng giá bán sản phẩm hay thực hiện tiết kiệm mà ít có doanh nghiệp nào phản ứng với lạm phát thông qua việc nâng cao hiệu quả sản xuất bằng cách tái cấu trúc tổ chức, đầu tư đổi mới công nghệ, cải tổ quy trình quản lý nâng cao hiệu quả kinh tế.
3.3.2.2. Nghiên cứu, thông hiểu hệ thống pháp luật của nước tiếp