Nhóm giải pháp về phía Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp việt nam (Trang 95)

7. Bố cục của luận văn

3.3.1.Nhóm giải pháp về phía Nhà nước Việt Nam

3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy đầu tƣ trực tiếp ra

3.3.1.Nhóm giải pháp về phía Nhà nước Việt Nam

3.3.1.1. Đổi mới nhận thức về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Mọi hành động và giải pháp thực tiễn đều bắt nguồn từ nhận thức, có nhận thức đúng mới đi đến có giải pháp tối ưu. Cho đến nay, nhiều nhà quản lý cũng như nhiều nhà đầu tư Việt Nam vẫn chưa quan tâm đúng mức về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Không ít người cho rằng nếu dòng vốn trong nước chảy ra bên ngoài sẽ khiến đầu tư trong nước bị giảm sút, ảnh hưởng đến mức đầu tư trong nước, gây thất thoát ngoại tệ và không giải quyết được vấn đề việc làm đang bức xúc ở trong nước. Nhiều người còn lo ngại rằng sức cạnh tranh của DNVN còn yếu, khó cạnh tranh thắng lợi ngay chính thị trường Việt Nam thì không thể cạnh tranh và hoạt động có lãi ở thị trường bên ngoài.

Việc lập luận như trên là chưa toàn diện, chưa thấy hết lợi ích và vai trò mà hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã và đang mang lại cho nền kinh tế cũng như cho bản thân các doanh nghiệp. Thực tiễn cho thấy, nếu dòng vốn của một nước đầu tư ra nước ngoài càng tăng thì càng có nhiều khả năng mở rộng thị trường và tăng cơ hội kinh doanh, từ đó tăng việc làm, tăng thu nhập, tăng tiêu dùng…thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển tạo điều kiện làm tăng khả năng thu hút dòng vốn đầu tư từ bên ngoài vào.

Với những lợi ích và tác động tích cực mà hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mang lại cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua, chúng ta cần thay đổi quan điểm từ: “cấm đoán, khống chế” sang “cho phép, khuyến khích”. Cần khẳng định đầu tư trực tiếp của DNVN ra nước ngoài là một tất yếu, nó không những cần thiết về lợi ích kinh tế mà còn mang ý nghĩa chính trị, an ninh-quốc phòng. Các nước trên thế giới, nhất là Thái Lan và Trung Quốc đã và đang tích cực chuyển thế tiến công ra nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp. Vì vậy, Nhà nước cần có các chiến lược đúng đắn, thúc đẩy

hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp, các DNVN cần coi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là kênh đầu tư quan trọng để phân tán rủi ro, tăng sức cạnh tranh và thực lực nâng cao tỷ suất lợi nhuận của mình. Từ kinh nghiệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, DNVN tự tin hơn khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

3.3.1.2. Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, cơ chế chính sách đặc thù về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Nhà nước cần tạo cơ sở pháp lý, tiền đề cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi và định hướng cho các nhà đầu tư tiến hành việc đầu tư ra nước ngoài an toàn và hiệu quả. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý, chính sách về đầu tư ra nước ngoài như: chính sách tài chính tiền tệ, xuất khẩu, quản lý ngoại hối, các quy định pháp lý về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

3.3.1.3. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của DNVN

Đẩy mạnh quá trình cải tiến thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài theo hướng đơn giản, thuận tiện, tăng quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Quy định đồng bộ các biện pháp khuyến khích và hỗ trợ các doanh nhân và DNVN đầu tư ra nước ngoài. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý đầu tư ra nước ngoài.

Việt Nam cần tiếp tục ký kết và hoàn thiện nội dung các hiệp định, nghị định thư, luật, thoả thuận và các văn bản pháp lý kinh tế-tài chính, lao động và lưu trú, cùng những văn bản pháp lý khác trong nước và quốc tế liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đầu tư, lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, lao động qua biên giới quốc gia.

Thành lập những bộ phận cơ cấu mang tính liên ngành và chuyên ngành, cùng các cán bộ chức năng chuyên trách, đủ trình độ và trách nhiệm cao về quản lý nhà nước các hoạt động đầu tư của Việt Nam ở nước ngoài.

Các đại sứ quán, lãnh sự quán và phòng thương vụ Việt Nam ở nước ngoài phải quan tâm nhiều hơn tới các vấn đề kinh tế-thương mại, tức cần được giao nhiệm vụ chính thức, trọng yếu và cụ thể về tạo mọi điều kiện cao nhất, toàn diện để hỗ trợ các doanh nhân và DNVN đang và sẽ hoạt động tại quốc gia, vùng lãnh thổ do mình phụ trách, hỗ trợ về thủ tục, thậm chí bảo lãnh pháp lý, xin nước sở tại cho phép thành lập các hiệp hội do doanh nghiệp, các trung tâm thương mại, các Việt Nam và tổ hợp sản xuất-kinh doanh của người Việt Nam ở những địa điểm thích hợp trên nước, vùng lãnh thổ sở tại.

Các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam cần có những chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài, ưu tiên đặt tại các trung tâm lớn có cộng đồng đông đảo doanh nhân, DNVN hoặc ở những trung tâm thị trường tài chính quốc tế lớn để trực tiếp cung ứng các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và bảo lãnh cần thiết cho hoạt động đầu tư của Việt Nam ở nước ngoài.

Cần nghiên cứu thành lập các công ty đầu tư tài chính quốc tế thích hợp có chức năng huy động vốn đầu tư trong và ngoài nước để thực hiện đầu tư tài chính quốc tế, nhằm đa dạng hoá các công cụ đầu tư ra nước ngoài của doanh nhân và DNVN... Khuyến khích và hỗ trợ việc thành lập các hiệp hội và câu lạc bộ doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam ở từng nước, các hiệp hội ngành hàng đặt trụ sở trong nước và nhiều chi nhánh đại diện ở nước ngoài; chủ động tham gia và tích cực hoạt động trong các tổ chức hiệp hội ngành hàng khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, chính phủ cần quan tâm việc tổ chức các đường dây nóng, các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc định kỳ và không định kỳ giữa Chính phủ - các doanh nhân, DNVN - các đại sứ quán, lãnh sự quán, thương

vụ của Việt Nam và nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam và ở các nước - thị trường tiềm năng hay nơi có đông đảo cộng đồng doanh nhân, DNVN đang hoạt động... để nắm bắt và xử lý nhanh, kịp thời, chính xác, hiệu quả hơn các nhu cầu, vấn đề bức xúc đặt ra trong quá trình hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nhân, DNVN.

3.3.1.4. Thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích DNVN đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Trong các trường hợp dự án đầu tư có ảnh hưởng tích cực đến phát triển kinh tế của đất nước, cần hỗ trợ cho các nhà đầu tư thực hiện việc đầu tư ra nước ngoài được vay vốn với lãi suất ưu đãi và có cơ hội miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần lợi nhuận chuyển về nước mà nhà đầu tư đã nộp thuế tại nước thực hiện dự án đầu tư. Ký kết các hiệp định đầu tư song phương và đa phương, hiệp định tránh đanh thuế chung với các quốc gia và vùng lãnh thổ… một cách kịp thời, phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế so sánh. Coi hoạt động ĐTRNN là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế Việt Nam cho nên Nhà nước phải phân bổ một phần kinh phí xúc tiến đầu tư, trợ giúp về tài chính trong các hoạt động xúc tiến đầu tư, bảo hiểm đầu tư.

Lực lượng lao động tại một số nước sở tại (Lào và Campuchia...) còn hạn chế, trình độ chuyên môn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu về lao động của nhà đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng. Do đó, DNVN bắt buộc phải đưa lao động từ Việt Nam sang với số lượng lớn để làm việc hoặc đưa các lao động người Lào về Việt Nam để đào tạo. Do đó, Chính phủ có cơ chế, chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư sang Lào, Campuchia đào tạo các lao

động người Lào, Campuchia hoặc đào tạo các lao động Việt Nam sang làm việc tại Lào, Campuchia.

Các khoản viện trợ, hỗ trợ của Việt Nam cho một số nước (Lào, Campuchia) cần gắn chặt và tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư ví dụ như hỗ trợ đào tạo nghề gắn với các lĩnh vực đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào, Campuchia; viện trợ đào tạo các cán bộ cấp xã của Lào, Campuchia tại Việt Nam.

3.3.1.5. Xây dựng một kế hoạch chiến lược tổng thể về ĐTRNN

Chính phủ cần gấp rút xây dựng một kế hoạch chiến lược tổng thể về đầu tư ra nước ngoài và xem đây là con đường tất yếu để Việt Nam giành quyền chủ động trong qua trình hội nhập kinh tế thế giới.

Nhà nước phải có một chiến lược dài hạn rõ ràng trong đó định rõ mục tiêu, bước đi, các giải pháp đồng bộ trong từng giai đoạn, có sự chỉ đạo, điều hành, kiểm tra nhất quán và liên tục của chính phủ chứ không phải là một hành động tự phát của công ty, một tập đoàn lẻ loi hoặc một biện pháp tình thế.

3.3.2. Nhóm giải pháp về phía DNVN

3.3.2.1. Xây dựng chiến lược đầu tư linh hoạt

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, phạm vi đầu tư của DNVN không còn bó hẹp trong phạm vi Việt Nam mà mở rộng ra cả khu vực và trên thế giới. Mỗi doanh nghiệp đã là “doanh nghiệp quốc tế” và mang tính chất toàn cầu. Đây là một chuyển biến rất cơ bản trong nhận thức và thực tiễn đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải xem xét và tính toán lại toàn bộ chiến lược kinh doanh trong đầu tư ra nước ngoài.

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, DNVN có thể đưa sản phẩm của mình thâm nhập sâu hơn vào thị trường khu vực và thế giới. Trên thị trường này,

doanh nghiệp cần xem xét lại kế hoạch đầu tư, thực hiện các biện pháp đầu tư, mở rộng quy mô đầu tư…bằng sức lực của mình hoặc thông qua liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp ở các nước nhận đầu tư nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ của mình.

Các doanh nghiệp cần chủ động tiếp cận, nắm bắt thông tin thị trường, tận dụng thời cơ lập phương án đầu tư, đấu thầu; chủ động đàm phán ký kết các hợp đồng, dự án đầu tư và thực hiện có hiệu quả đảm bảo mục tiêu sinh lợi cho doanh nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu này, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược đầu tư dài hạn phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước nhận đầu tư, tránh tình trạng “ăn xổi ở thì”. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, cần linh hoạt điều chỉnh chiến lược phát triển đầu tư cả về lĩnh vực đầu tư lẫn hình thức đầu tư khi có những biến động kinh tế của nước nhận đầu tư cũng như của khu vực và thế giới. Các doanh nghiệp cần tích cực tìm kiếm không gian phát triển ngành nghề để thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tránh tình trạng quá tập trung vào một số ngành, dẫn đến cạnh tranh lẫn nhau giữa các DNVN. Cần phát triển và mở rộng các phương thức đầu tư, khai thác thế mạnh của các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, kết hợp nhiều hình thức để có thể đầu tư nhanh hơn, nhiều hơn, với khối lượng vốn thực hiện lớn hơn ra nước ngoài.

Một điểm yếu của DNVN trong đầu tư là sự phản ứng của doanh nghiệp trước sự biến động của thị trường còn rất chậm. Ví dụ, trong năm 2008, trước áp lực tăng giá do lạm phát toàn cầu, phản ứng của DNVN chỉ là tăng giá bán sản phẩm hay thực hiện tiết kiệm mà ít có doanh nghiệp nào phản ứng với lạm phát thông qua việc nâng cao hiệu quả sản xuất bằng cách tái cấu trúc tổ chức, đầu tư đổi mới công nghệ, cải tổ quy trình quản lý nâng cao hiệu quả kinh tế.

3.3.2.2. Nghiên cứu, thông hiểu hệ thống pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là luật đầu tư nước ngoài và các quy định của địa phương

Thông hiểu pháp luật, phong tục tập quán, tâm lý tiêu dùng…của các nước nhận đầu tư là cách thức tốt nhất để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong đầu tư, tránh được thiệt hại cho doanh nghiệp. Các nhà đầu tư Việt Nam cần tạo thói quen sử dụng luật sư tư vấn để “phòng bệnh hơn trị bệnh”. Khi tham gia đầu tư trong điều kiện cạnh tranh và một môi trường, không gian pháp lý mới, nếu không thông hiểu, không nhạy bén trong vận dụng pháp luật của nước nhận đầu tư, DNVN sẽ lúng túng, thua thiệt thậm chí còn bị rút giấy phép đầu tư. Bởi vậy, DNVN cần phải có những hiểu biết nhất định, chuẩn bị cần thiết cả về pháp luật lẫn kỹ thuật để sẵn sàng đối phó với các vụ tranh chấp vốn xảy ra thường xuyên trong đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Các doanh nghiệp có sự chuẩn bị kỹ từ khâu nghiên cứu thị trường, chính sách pháp luật, tập quán, thói quen tiêu dùng, các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ chính sách thuế, phí, thanh toán tiền tệ, tập quán và thói quen tiêu dùng, các quy định xuất nhập khẩu ở nước sở tại, tránh dính dáng đến tranh chấp, kiện tụng ở các thị trường nước ngoài.

3.3.2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNVN

Tăng khả năng cạnh tranh là giải pháp quan trọng nhất để các DNVN có thể đầu tư trực tiếp ra nước ngoài một cách có hiệu quả nhất. Cạnh tranh được hay không lại là hệ quả của hàng loạt các giải pháp khác, trong đó về cơ bản năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện trên 3 lĩnh vực : năng lực tài chính, năng lực công nghệ, năng lực quản lý.

* Năng lực tài chính

Năng lực tài chính chi phối mạnh mẽ đến hoạt động của nhà đầu tư, đến khả năng cạnh tranh và mức độ thành công của nhà đầu tư cũng như lĩnh vực đầu tư mà nhà đầu tư lựa chọn. Khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, do quy mô đầu tư của các DNVN còn nhỏ nên khả năng tài chính còn hạn hẹp, làm giảm khả năng cạnh tranh. Để nâng cao năng lực tài chính cho doanh nghiệp trước hết cần lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng. Thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, quỹ đầu tư, thị trường chứng khoán. Phát triển các công cụ tài chính cần thiết, tạo hàng hóa như: cổ phiếu, trái phiếu công ty thông qua Trung tâm giao dịch chứng khoán để đáp ứng nhu cầu của các DNVN. Khuyến khích và phát triển các định chế tài chính trung gian như: các công ty đầu tư tài chính, công ty thuê mua tài chính để tăng việc huy động và luân chuyển vốn trên thị trường.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay bằng cách giữ lãi suất ổn định ở mức hợp lý. Đơn giản hóa thủ tục vay vốn, đa dạng hóa các hình thức vay vốn như bảo lãnh tín dụng, thuê mua tài chính. Thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các khoản vay từ các tổ chức tín dụng thông qua việc cấp bảo lãnh, tái bảo lãnh tín dụng; đồng thời chia sẽ rủi ro giữa quỹ bảo lãnh tín dụng với các tổ chức tín dụng khi doanh nghiệp vay vốn gặp rủi ro bất khả kháng không trả được nợ. Khi tiềm lực tài chính đủ mạnh thì doanh nghiệp có thể thành lập ngân hàng riêng của mình để có thể huy động vốn được tốt nhất.

* Năng lực công nghệ

Năng lực công nghệ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp việt nam (Trang 95)