Cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Ba Đình (Trang 67 - 69)

3.3 Thực trạng hiệu quả huy động vốn của NH TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh

3.3.3. Cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Hoạt động huy động vốn với tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định chưa đủ để đánh giá là hoạt động có hiệu quả, nó là hoạt động khởi đầu song phải gắn liền với hoạt động sử dụng vốn, phải lấy sử dụng vốn làm mục tiêu.

Trong hoạt động ngân hàng, muốn đạt hiệu quả cao trong kinh doanh thì phải bám sát vào nhu cầu thực tế để có những điều chỉnh kịp thời, trong đó huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ lẫn nhau, chi phối lẫn nhau. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì ngân hàng cần cân đối giữa hoạt động huy động và sử dụng vốn để có thể chủ động trong kinh doanh, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng với chi phí thấp nhất. Huy động là cơ sở, là tiền đề để Ngân hàng thực hiện công tác sử dụng vốn nhưng chỉ khi ngân hàng cho vay, quay vòng đồng vốn thì nguồn vốn mới sinh lời. Do đó sử dụng vốn là căn cứ quan trọng để ngân hàng xác định nguồn vốn cần huy động.

Bốn năm qua, với những cố gắng và nỗ lực không ngừng trong công tác huy động vốn Chi nhánh SHB Ba Đình đã chủ động được nguồn vốn cho vay, đảm bảo đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu cho vay của đơn vị.

Bảng 3.12: Cơ cấu huy động vốn và sử dụng vốn giai đoạn 2014-2017

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng nguồn vốn huy động 3019,09 3520,68 4100,34 5795,52

- Huy động ngắn hạn 2381,28 2676,89 2902,31 4189,81

- Huy động trung, dài hạn 637,81 843,79 1198,03 1605,71

Dƣ nợ cho vay 1686,23 2004,83 2456,23 2884,46

- Cho vay ngắn hạn 1241,74 1440,74 1519,98 1148,01

- Cho vay trung, dài hạn 444,49 564,09 936,25 1736,45

Hệ số sử dụng nguồn 55,85% 56,94% 59,90% 49,77% Bán vốn cho Khối nguồn vốn 698 783 813 1579

Phần dƣ 634,86 732,85f 831,11 132,06

(Nguồn số liệu: Báo cáo của chi nhánh SHB Ba Đình năm 2014-2017)

Quan sát các số liệu trên ta thấy công tác huy động vốn tại Chi nhánh đã đáp ứng đủ nhu cầu cho vay tại đơn vị. Dư nợ cho vay qua các năm đều tăng ổn định so với tổng nguồn vốn huy động thể hiện ở hệ số sử dụng nguồn năm 2014 là 55,85%; năm 2015 là 56,94; năm 2016 là 59,90 và năm 2017 giảm còn 49,77%.

Tuy nhiên điều đáng nhấn mạnh là ngoài việc sử dụng vốn huy động để cho vay, Chi nhánh còn bán vốn cho Khối nguồn vốn với số lượng khá lớn. Giải thích cho nghiệp vụ này là do đặc thù kinh doanh tại SHB cho phép các Chi nhánh sau khi tự chủ trong việc cân đối nguồn vốn thì có thể bán lại vốn huy động dư thừa cho Khối nguồn vốn Hội sở hoặc mua vốn từ Hội sở trong trường hợp thiếu vốn để hưởng lãi suất chênh lệch. Do đó, tiền thân là Sở Giao dịch của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội với hơn 20 năm hoạt động, đơn vị đã có khối lượng khách hàng thân thiết tương đối lớn nên Chi nhánh đã tích cực triển khai tối đa các hoạt động huy động vốn có thể để phục vụ trực tiếp công tác cho vay tại đơn vị sau đó bán lại nguồn vốn dư thừa cho Khối nguồn vốn để hưởng lãi suất chênh lệch. Phần vốn dư nguồn được giữ lại tại Chi nhánh luôn đảm bảo đúng nguyên tắc nội bộ do Ngân hàng SHB đề ra là tối thiểu 2% tổng nguồn vốn huy động được.

Bên cạnh đó, ta có thể thấy nguồn vốn huy động ngắn hạn đã đáp ứng đầy đủ hoạt động cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh. Năm 2016 và năm 2015 huy động vốn trung dài hạn thặng dư so với nguồn vốn vay trung dài hạn tương ứng ở mức 261,78 và 279,7 tỷ đồng thì đến năm 2017, nguồn vốn này bị thiếu hụt 130,74 tỷ đồng.

Vì số lượng vốn ngắn hạn tài trợ cho vay dài hạn là không lớn so với nguồn vốn thặng dư tại Chi nhánh, mặt khác theo quy định tại Thông tư 36/2014/TT-NHNN cho phép nâng tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn đối với các NHTM lên 60%, gấp đôi so với quy định trước đó do vậy tỷ lệ tài trợ vốn này vẫn duy trì mức an toàn cho phép nên nó đã tạo điều kiện cho đơn vị được sử dụng nguồn vốn với chi phí thấp mà vẫn đảm bảo an toàn hoạt động. Tuy nhiên nếu Chi nhánh huy động vốn ngắn hạn nhiều để cho vay dài hạn thì sẽ đẩy đơn vị đối mặt với rủi ro mất tính thanh khoản. Do đó, đòi hỏi Chi nhánh cần phải có sự cân đối hợp lý giữa huy động vốn và sử dụng vốn theo kỳ hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Ba Đình (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)