Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp tỉnh vĩnh phúc (Trang 75)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Tình hình thực hiện quyền và lợi ích kinh tế của ngƣời lao động trong các

3.2.5. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:

Chế độ BHXH đang đƣợc xem là một trong những tiêu chí đánh giá về sự văn minh và phát triển của một xã hội. Hiện nay, BHXH tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện quản lý 3.358 đơn vị tham gia BHXH, BHYT với tổng số 658.163 ngƣời.

Tính đến hết tháng 5/2014, số thu BHXH, BHYT toàn tỉnh là 762,4 tỷ đồng, đạt 38,6% so với kế hoạch đƣợc giao, tăng 144,7 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2013. Để đạt đƣợc những kết quả trên là BHXH tỉnh sử dụng nhiều giải pháp mang tính đồng bộ, kịp thời nhằm thu hồi nợ đọng BHXH, BHYT nhƣ: phối hợp tốt với các sở, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh, bám sát đơn vị để từng bƣớc tháo gỡ khó khăn; tăng cƣờng kiểm tra, đôn đốc các đơn vị sử dụng lao động thu nộp BHXH, BHYT kịp thời, đầy đủ; tuyên truyền chế độ, chính sách BHXH, BHYT với nội dung và hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tƣợng...

Mặc dù lao động tham gia BHXH, BHYT có tăng nhƣng xét trên tổng thể còn rất thấp, chƣa tƣơng xứng với lực lƣợng lao động tham gia vào các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh. Tình trạng nợ, chậm và trốn đóng BHXH cũng xảy ra ở một số doanh nghiệp, vấn đề này không chỉ ảnh hƣởng lớn đến ngƣời lao động mà còn ảnh hƣởng đến nguồn quỹ bảo hiểm của quốc gia. Nguyên nhân:

+ Hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp đó kém hiệu quả, một số doanh nghiệp đang bên bờ vực phá sản; không ít doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong KCN lợi dụng tình hình suy thoái kinh tế để chiếm dụng vốn, chậm ỳ đóng BHXH cho công nhân.

+ Tuyên truyền phổ biến pháp luật của các doanh nghiệp chƣa đủ mạnh, cùng với đó là ý thức của doanh nghiệp chƣa chấp hành, nhiều ngƣời lao động chƣa nắm rõ quyền lợi của mình.

+ Một số doanh nghiệp trong KCN thƣờng xuyên ký hợp đồng lao động ngắn hạn để tránh né đóng BHXH cho ngƣời lao động, hay chỉ đóng BHXH cho một số lao động là cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật chủ chốt của doanh nghiệp nhằm đối phó với cơ quan quản lý. Ngoài ra mức lƣơng đóng BHXH mà chủ doanh nghiệp đóng cho ngƣời lao động ở mức rất thấp, thƣờng đóng theo mức lƣơng cơ bản nên rất thấp, trong khi thực tế thu nhập cao hơn nhiều.

Số nợ bảo hiểm tính đến hết tháng 6/ 2014 là rất lớn đến 62,3 tỷ đồng, chiếm 31,5% so với số tổng phải thu. Một số doanh nghiệp trong KCN nợ bảo hiểm điển hình nhƣ: Công ty cổ phần Viglacera Bá Hiến: 4,5 tỷ (nợ 18 tháng). Đây cũng là lý do công nhân công ty này đã đình ngừng việc tập thể để phản đối do công nhân quá bức xúc vì nợ lƣơng 2 tháng, nợ BHXH, 13 tháng liền công nhân không đƣợc đóng BHXH.

3.2.6.Về đào tạo nâng cao tay nghề cho người công nhân

Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng, quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp trong tƣơng lai. Nhận thức đƣợc điều đó, hiện nay, các danh nghiệp trong KCN tỉnh Vĩnh Phúc luôn quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao nhƣ vậy mới đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của doanh nghiệp trong tƣơng lai.

Nguồn lao động trong tỉnh khá dồi dào, cần cù, chịu khó, tác phong công nghiệp, có ý thức cao trong việc chấp hành nội quy của doanh nghiệp và quy định của Luật Lao động hiện hành, tuy nhiên năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động còn nhiều hạn chế. Chính vì vây, hầu hết số lao động đã qua tuyển dụng trong các doanh nghiệp ở KCN tỉnh Vĩnh Phúc đều phải đào tạo và đào tạo lại trong thời gian từ 1- 3 tháng theo phƣơng thức “cầm tay chỉ việc” thì mới có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc ví dụ nhƣ công ty TNHH Công nghiệp Dezen (KCN Khai Quang), hiện nay công ty có trên 200 lao động, trong đó lao động phổ thông chiếm tới 40%, sau khi sàng lọc bƣớc 1 qua khâu tuyển dụng, công ty thực hiện đào tạo số lao động qua tuyển dụng trong 2 tháng, những lao động lành nghề sau khi tuyển dụng đƣợc công ty đào tạo kiến thức chuyên môn và tác phong làm việc trong một thời gian nhất định để phù hợp với môi trƣờng làm việc.

Các doanh nghiệp trong KCN đều có kế hoạch đào tạo cho ngƣời lao động, giúp họ nâng cao tay nghề, nâng cao ý thức trách nhiệm của ngƣời lao động, nhƣ ở một số công ty có chọn một số ngƣời làm tốt công việc của mình,

hình dáng…sẽ đƣợc cử sang Nhật, sang Hàn Quốc để học tập và nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, tiếp thu học tập những công nghệ mới sau khi đi học khoảng một thời gian ngắn, thời gian đi học tùy theo vào chƣơng trình của công ty, công nhân quay trở lại công ty để phục vụ công ty. Hoặc các doanh nghiệp cũng có thể có mở thêm các lớp dạy nghề, đào tạo chuyên môn theo ngành nghề của mình, hoặc liên kết với các trung tâm dạy nghề của tỉnh, đào tạo công nhân theo yêu cầu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp, chủ công ty họ cũng thấm nhuần tƣ tƣởng không có con ngƣời nào là bỏ đi, quan trọng là có giúp ngƣời công nhân phát hiện ra tài năng của mình hay không. Các doanh nghiệp muốn kinh doanh có lãi, thì trƣớc hết họ phải đào tạo cho ngƣời lao động có trình độ chuyên môn nhất định, để đảm nhận đƣợc những công việc của doanh nghiệp

3.2.7. Thực trạng vai trò của tổ chức công đoàn trong việc đảm bảo lợi ích kinh tế NLĐ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc

Các doanh nghiệp trong KCN ngày càng lớn mạnh và đóng góp chủ yếu cho sự phát triển của ngân sách của tỉnh, tính đến năm 2013 tỉnh có gần 5000 doanh nghiệp đang hoạt động đóng trên địa bàn tại 13 cụm KCN cngf với sự thu hút vốn FDI rất lớn. Xác định rõ vai trò quan trọng của GCCN trong quá trình đổi mới vì vậy trong những năm qua tổ chức công đoàn có nhiều chủ trƣơng chính sách giải pháp quan trọng chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho NLĐ

* Vai trò của công đoàn lao động tỉnh

Tuyên truyền đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nƣớc

Đại diện bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, CNLĐ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Tham gia với các cấp ủy Đảng, cơ quan Nhà nƣớc của tỉnh về các chr trƣơng , kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và các vấn đề có liên qan đến đời sống, việc làm, điều kiện của NLĐ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Hƣớng dẫn chỉ đạo các công đoàn cơ sở đóng trên địa bàn tỉnh: triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng, chủ trƣơng chính sách kế hoạch phát triển; phối hợp các cơ quan chức năng của Nhà nƣớc ở địa phƣơng , kiểm tra thanh tra lao động, điều tra các vụ tai nạn lao động, giải quyết khiếu nại, tố cáo tranh chấp lao động, đại diện bảo vệ NLĐ trƣớc ngƣời sử dụng lao động, kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với NLĐ

Tổ chức giáo dục nâng cao trình độ văn hóa và nghề nghiệp cho NLĐ, tổ chức các hoạt động thể thao cho công nhân

* Vai trò của công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp

Tuyên truyền đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc và các nhiệm vụ của tổ chức công đoàn

Tuyên truyền phổ biến các chế độ chính sách giáo dục NLĐ chấp hành pháp luật đồng thời hƣớng dẫn giúp đỡ NLĐ giao kết HĐLĐ với ngƣời sử dụng lao động

Đại diện cho tập thể lao động xây dựng và ký thỏa ƣớc lao động tập thể với ngƣời sử dụng lao động, giám sát việc thi hành các chính sách , chế độ, việc thực hiện các điều khoản đã ký trong thỏa ƣớc lao động tập thể

Đại diện cho NLĐ tham gia hội đồng hòa giải lao động cơ sở và tham gia giải quyết các tranh chấp lao động theo qy định của pháp luật

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.3.1. Các thành tựu đạt đƣợc trong việc thực hiện lợi ích ngƣời lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc: trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc:

Một là, Giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập, đời sống của người lao động:

Đến năm 2015 mục tiêu xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành tỉnh có đầy đủ các tiêu chí cơ bản của một tỉnh công nghiệp. Đến năm 2020 Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh công nghiệp là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và cả nƣớc. Vĩnh Phúc đã hình thành hệ thống các khu, cụm công nghiệp hợp lý trên địa bàn tạo sự phát triển bền vững và thật sự trở thành động lực cho sự phát triển chung. Sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp, các doanh nghiệp đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho ngƣời lao động trong đó chủ yếu là lao động địa phƣơng. Tính đến hết năm 2013 đã giải quyết việc làm cho 102.728 lao động tăng hơn nhiều so với năm 2011 với 73230 lao động. Cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp và lộ trình tăng lƣơng tối thiểu của chính phủ, thu nhập của ngƣời lao động trong các khu công nghiệp cũng tăng lên, đáp ứng những nhu cầu sống và sinh hoạt của ngƣời lao động, giúp ngƣời lao động yên tâm làm việc và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp hơn.

Việc thu hút lao động phụ thuộc rất lớn vào quy mô của doanh nghiệp, vào chủ trƣơng chính sách của tỉnh. Tuy nhiên một thực tế đặt ra là công nhân làm việc trong các KCN chủ yếu là lao động phổ thông, không đáp ứng đƣợc nhu cầu tuyển dụng của ngƣời lao động. Các doanh nghiệp thừa nhân lực phổ thông nhƣng thiếu ngƣời lao động có trình độ tay nghề cao.

Hai là, Đào tạo và nâng cao trình độ cho người lao động:

Nhằm tạo thật nhiều công ăn việc làm cho ngƣời lao động và đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực có chất lƣợng cao cho các dự án trong KCN, trung tâm giới thiệu việc làm của Ban quản lý các KCN đã cung ứng

một số lao động cho KCN. Sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp cùng với trình độ công nghệ ngày càng hiện đại đã tạo sức ép cho việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, nhờ đó việc đào tạo lao động đƣợc quan tâm, giúp tay nghề ngƣời lao động đƣợc nâng lên. Các lao động đƣợc doanh nghiệp bố trí qua trung tâm dạy nghề của tỉnh, hoặc chọn ra những ngƣời làm việc tốt nhất cử sang nƣớc ngoài học tập trong một thời gian nhất định. Từ đó ngƣời lao động học tập đƣợc kinh nghiệm của các doanh nghiệp bên nƣớc ngoài, áp dụng vào trong quá trình sản xuất cho doanh nghiệp mình sau khi quay trở về nƣớc, giúp doanh nghiệp mình phát triển hơn trong tƣơng lai. Tỉnh cũng có kế hoạch dạy nghề, bồi dƣỡng nâng cao kiến thức cho ngƣời lao động để đáp ứng yêu cầu lao động trong các doanh nghiệp trong KCN của tỉnh, các lao động đƣợc bố trí qua các trung tâm dạy nghề và đƣợc những ngƣời thợ giỏi kèm.

Ba là, Đảm bảo môi trường làm việc cho người lao động:

Tại hầu hết các doanh nghiệp, điều kiện làm việc của công nhân đƣợc cải thiện dần qua các năm, một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp họ cũng rất quan tâm đến môi trƣờng làm việc cho ngƣời lao động, môi trƣờng lao động làm việc tƣơng đối ổn định và tốt. Công tác kiểm tra của các cấp các ngành đƣợc duy trì thƣờng xuyên. Các doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến môi trƣờng làm việc cho ngƣời công nhân mà còn quan tâm đến đời sống tinh thần của ngƣời công nhân giúp họ giảm bớt nguy cơ xuất hiện stress cao, những mệt mỏi căng thẳng sau khi làm việc, giúp họ có cuộc sống thỏa mái và yên tâm lao động hơn, họ cũng quan tâm hơn đến đời sống của công nhân và luôn lắng nghe, trao đổi với công nhân nhiều hơn để tạo cho công nhân thấy đƣợc thân thiện.

3.3.2. Những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ lợi ích kinh tế của ngƣời lao động với chủ các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc lao động với chủ các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

Qua phân tích, tìm hiểu thực trạng đảm bảo lợi ích kinh tế của ngƣời lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc chúng ta có thể rút ra những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó nhƣ sau:

Thứ nhất, về phía người lao động:

+ Nhƣ chúng ta đã biết lao động làm việc trong các khu công nghiệp phần lớn là những lao động trẻ, lao động phổ thông, hầu hết các doanh nghiệp đều tuyển ngƣời lao động chƣa thông qua đào tạo, sau đó tổ chức đào tạo một số ngày ngay tại dây chuyền sản xuất theo kiểu cầm tay chỉ việc, tiếp tục vừa làm vừa học tại dây chuyền sản xuất. Mặt khác kỹ năng làm việc của lao động qua đào tạo cũng không đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc. Đa số lao động có chuyên môn kỹ thuật khi đƣợc tuyển dụng đều đƣợc các doanh nghiệp đào tạo lại. Ngƣời lao động phổ thông làm việc trong các khu công nghiệp chiếm phần lớn, vốn xuất thân từ nông thôn, đã quen với nếp làm việc tự do, một số lao động trẻ khác phần lớn có trình độ học vấn, tay nghề thấp, chƣa từng làm trong môi trƣờng công nghiệp, khi bƣớc chân vào các nhà máy, xí nghiệp không quen làm việc dƣới sự quản lý, lại bị rang buộc bởi nhiều nội quy, quy chế, giờ giấc nên rất dễ nản chí, bỏ việc.

+ Ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật chƣa cao đặc biệt chƣa rèn luyện đƣợc tác phong công nghiệp.

+Ngƣời lao động hiểu biết về pháp luật, nhất là Luật Lao động còn hạn chế, nên họ không hiểu hết đƣợc các quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình ký kết hợp đồng với ngƣời sử dụng lao động. Hơn nữa, nhƣ chúng ta biết một trong những giải pháp hàng đầu để xây dựng đƣợc mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong mỗi doanh nghiệp là phải nâng cao hiểu biết về pháp luật cho ngƣời lao động. Có hiểu biết pháp luật ngƣời lao động mới có ý thức chấp hành và có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, nhờ đó hạn chế đƣợc hiện tƣợng đình công, tranh cãi trong mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp với công nhân.

Nguyên nhân:

+ Đa số ngƣời nông dân xuất thân từ nông thôn nên có thói quen của ngƣời sản xuất nhỏ, chƣa rèn luyện đƣợc tác phong công nghiệp.

+ Cách nhìn của ngƣời lao động còn thiển cận, nhiều khi chỉ vì lợi ích trƣớc mắt mà không thấy lợi ích lâu dài, dễ bị kích động phản ứng.

+ Hiểu biết về xã hội, pháp luật nhất là luật lao động còn rất hạn chế, ngƣời lao động không hiểu rõ đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.

Thứ hai, Về phía người sử dụng lao động

+ Có thể nói điều kiện làm việc, bảo hộ lao động trong các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đã có những mặt tiến bộ, tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều thiếu sót: ở một số doanh nghiệp ngƣời lao động vẫn còn làm việc trong điều kiện môi trƣờng làm việc không đảm bảo, có nhiều yếu tố độc hại chƣa đƣợc trang bị đầy đủ các phƣơng tiện bảo hộ lao động. Các doanh nghiệp đã dùng bảo hộ lao động nhƣng không đủ tiêu chuẩn với chi phí giá thấp mà vẫn đƣợc đánh giá trang bị đầy đủ cho ngƣời lao động.

+ Một số doanh nghiệp còn tình trạng trả lƣơng thấp, chậm, nợ lƣơng kéo dài, không trả thƣởng. Nhiều công ty không xây dựng thang, bảng lƣơng, quy chế trả lƣơng không thực hiện tăng tiền lƣơng tối thiểu theo quy định của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp tỉnh vĩnh phúc (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)