NHỮNG QUAN ĐIỂM ĐẢM BẢO LỢI ÍCH NGƢỜI LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp tỉnh vĩnh phúc (Trang 87 - 91)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.1. NHỮNG QUAN ĐIỂM ĐẢM BẢO LỢI ÍCH NGƢỜI LAO ĐỘNG

4.1. NHỮNG QUAN ĐIỂM ĐẢM BẢO LỢI ÍCH NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC KCN TỈNH VĨNH PHÚC TRONG CÁC KCN TỈNH VĨNH PHÚC

4.1.1. Đảm bảo lợi ích kinh tế của ngƣời lao động phải gắn liền với nâng cao thu nhập; cải thiện môi trƣờng và điều kiện làm việc cho ngƣời lao động. thu nhập; cải thiện môi trƣờng và điều kiện làm việc cho ngƣời lao động.

Một môi trƣờng làm việc đảm bảo luôn là mong muốn của ngƣời lao động, là nhân tố quan trọng khiến ngƣời lao động luôn cống hiến, sáng tạo trong quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp., Nhận thức đƣợc điều đó, môi trƣờng làm việc đƣợc các chủ doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc nói chung rất quan tâm, luôn mong muốn làm sao cải thiện đƣợc môi trƣờng làm việc cho ngƣời lao động, tạo đƣợc việc làm thƣờng xuyên, ổn định, phù hợp với thể lực và trí tuệ của ngƣời lao động. Ngoài mức lƣơng, chính sách phúc lợi, ngƣời sử dụng lao động luôn quan tâm đến điều kiện làm việc cho ngƣời lao động, đƣa ra những biện pháp tốt nhất, cải thiện môi trƣờng làm việc cho ngƣời lao động.

Môi trƣờng, điều kiện làm việc trong các doanh nghiệp tốt hay không tốt, phù hợp hay không phù hợp cho thấy sự đầu tƣ thích đáng hay không thích đáng của chủ doanh nghiệp, mặt khác cho thấy việc thực hiện chính sách đối với ngƣời lao động theo quy định của nhà nƣớc cũng nhƣ thể hiện sự quan tâm đối với ngƣời lao động của doanh nghiệp. Điều kiện làm việc của ngƣời lao động đƣợc đánh giá qua độ bụi, độ ồn, khí độc…của môi trƣờng xung quanh hoạt động sản xuất, ngoài ra còn thể hiện ở việc sử dụng bảo hộ lao động, việc đảm bảo vệ sinh an toàn lao động, an toàn thực phẩm.

Trong văn kiện Đại hội X, Đảng ta xác định điều kiện làm việc của công nhân là một vấn đề hết sức quan trọng: “Tiếp tục hoàn chỉnh thể chế thị trƣờng lao động, bảo đảm hài hòa lợi ích của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động. Đổi mới hệ thống bảo hiểm xã hội, đa dạng hóa hình thức bảo hiểm và phù hợp với kinh tế thị trƣờng; xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, thực hiện tốt chế đọ bảo hộ lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động.

Quán triệt sâu rộng quan điểm đảm bảo lợi ích kinh tế của ngƣời lao động phải gắn liền với nâng cao thu nhập; cải thiện môi trƣờng và điều kiện làm việc cho ngƣời lao động sẽ là động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động, phát triển doanh nghiệp, tạo sự gắn bó lâu dài giữa ngƣời lao động với doanh nghiệp.

4.1.2. Đảm bảo lợi ích kinh tế của ngƣời lao động là phƣơng tiện nâng cao trình độ tay nghề, ý thức trách nhiệm cho ngƣời lao động và nâng cao trình độ tay nghề, ý thức trách nhiệm cho ngƣời lao động và nâng cao năng suất lao động.

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, nguồn nhân lực là yếu tố quan trong quyết định đến sự phát triển của đất nƣớc và sự sống còn của doanh nghiệp. Ở nƣớc ta tuy có đội ngũ nhân lực khá dồi dào so với nhiều nƣớc trên khu vực và thế giới nhƣng đội ngũ lao động của ta chất lƣợng chƣa cao, chƣa đƣợc trang bị chuyên môn kỹ thuật, ý thức kỷ luật còn kém. Hơn nữa với những biến đổi không ngừng của khoa học kỹ thuật, những công nghệ tiên tiến đƣợc áp dụng vào quá trình sản xuất, không những đòi hỏi ngƣời lao động luôn nâng cao trình độ tay nghề, ý thức trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn đòi hỏi các doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa đến việc đào tạo kỹ năng sáng tạo, thích ứng với những nhu cầu thay đổi của thị trƣờng.

Việc đào tạo tay nghề, nâng cao ý thức trách nhiệm cho ngƣời lao động là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất lao động và hiệu

quả làm việc của ngƣời lao động. Vì vậy, trong môi trƣờng hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã có chủ trƣơng “ Phát triển mạnh mẽ hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhah quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các KCN, các vùng kinh tế động lực …Tạo chuyển biến căn bản về chất lƣợng dạy nghề, tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới”.

Bên cạnh các doanh nghiệp Việt Nam, hiện nay các doanh nghiệp có vốn đầu từ nƣớc ngoài tại các KCN tỉnh cũng khá là cao, tỷ lệ lao động có chất lƣợng quá ít, không đủ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, việc quan tâm đào tạo chất lƣợng nguồn lao động là vấn đề vô cũng quan trọng. Nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề, ý thức trách nhiệm cho ngƣời lao động đồng thời với việc tăng lƣơng cho ngƣời lao động, đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải xây dựng đƣợc chế độ bảng lƣơng phù hợp với trình độ, với những thành quả mà ngƣời lao động đã tạo ra trong quá trình sản xuất. Chính vì vậy, nâng cao trình độ tay nghề, ý thức trách nhiệm cho ngƣời lao động là phƣơng tiện đảm bảo lợi ích kinh tế của ngƣời lao động trong các KCN.

4.1.3. Đảm bảo lợi ích kinh tế cho ngƣời lao động trên cơ sở hệ thống luật pháp chính sách về lao động đƣợc hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện pháp chính sách về lao động đƣợc hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện kinh tế thị trƣờng.

Nhận thức đúng đắn lợi ích kinh tế là động lực kích thích hoạt động của con ngƣời, có ý nghĩa sâu sắc trong việc phát huy nhân tố con ngƣời, kích thích tính sáng tạo, khả năng lao động của mỗi cá nhân trong sản xuất. Điều cơ bản nhất là phải giải quyết đúng đắn vấn đề lợi ích kinh tế của ngƣời lao động, coi lợi ích kinh tế của ngƣời lao động là một trong những mục tiêu cơ bản của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ doanh nghiệp cần có những giải pháp hữu hiệu để quan tâm và nâng cao đời sống cho ngƣời lao động. Các chủ doanh nghiệp xây dựng hệ thống nội quy, quy chế tại doanh nghiệp một cách cụ thể, rõ ràng phù hợp với pháp luật, khi giải quyết vấn đề lợi ích kinh tế của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp đòi hỏi phải dựa trên cơ sở hệ

thống luật pháp chính sách về ngƣời lao động đƣợc hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện kinh tế thị trƣờng.

Tƣ tƣởng quan tâm đến lợi ích thể hiện trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X “ Thực hiện tốt chính sách và pháp luật về lao động, tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hộ lao động, chăm sóc phục hồi sức khỏe đối với công nhân”.

4.1.4. Đảm bảo kết hợp hài hòa lợi ích kinh tế giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động. động và ngƣời lao động.

Đảm bảo kết hợp hài hòa lợi ích kinh tế giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động, xây dựng mối quan hệ hài hòa ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp là nhiệm vụ cấp bách, vừa lâu dài góp phàn đảm bảo cho các doanh nghiệp phát triển bền vững, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phƣơng, phát triển kinh tế, tạo việc làm, từng bƣớc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời lao động.

Lợi ích kinh tế của chủ doanh nghiệp và lợi ích kinh tế của ngƣời lao động vừa có mâu thuẫn với nhau, vừa thống nhất với nhau. Mâu thuẫn ở chỗ chủ doanh nghiệp tìm mọi cách để cắt giảm chi phí trả công cho ngƣời lao động nhằm thu đƣợc lợi nhuận tối đa, còn ngƣời lao động luôn mong muốn làm sao có công việc ổn định, có thu nhập cao.

Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngƣời lao động là sự cân đối giữa các yếu tố về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, đặc biệt là lợi ích kinh tế. Mục đích hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là lợi nhuận, mục đích của ngƣời lao động là lợi ích, tiền lƣơng và các chế độ chính sách theo quy định của pháp luật, đƣợc trả công tƣơng xứng với thành quả lao động đã đạt đƣợc. Hai bên cần có quan hệ gắn kết với nhau đều đạt đƣợc mục đích của mình theo hƣớng phù hợp nhất. Doanh nghiệp luôn tạo điều kiện cho ngƣời lao động đƣợc làm việc, thôi thúc khả năng sáng tạo, trí tuệ của ngƣời lao động, đƣợc hƣởng xứng đáng những thành quả lao động do mình tạo ra. Đồng thời,

ngƣời lao động cũng không ngừng nỗ lực, nâng cao trình độ tay nghề, tính kỷ luật, ý thức trách nhiệm của mình trong công việc, đóng góp hết mình vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp tỉnh vĩnh phúc (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)