và dịch vụ
8,1 5,76 5,9
Nguồn: UBND tỉnh Hà Tĩnh
Các DNVVN cũng có đóng góp vào xuất khẩu của tỉnh. Năm 2010, DNVVN đóng góp xấp xỉ 60% vào kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, tỷ lệ này giảm xuống còn 42% trong năm 2011 và 45% trong năm 2012.
Ngồi ra, các DNVVN cịn đóng góp vào NSNN. Năm 2010, tổng thu ngân sách 1.785 tỷ đồng, DN nộp chiếm 35%; năm 2011, tổng nguồn thu 1.900 tỷ đồng, DN nộp chiếm 52,7%; năm 2012, tổng thu ngân sách của tỉnh 3.100 tỷ đồng, DN nộp 2.400 tỷ đồng, chiếm 80%. Trong tổng đóng góp vào ngân sách của các doanh nghiệp, mức đóng góp của DNVVN chiếm 43,2% của tổng số doanh nghiệp trên địa bàn trong các năm 2010, 42,8 % năm 2011, và 42,4% trong năm 2012.
2.2. Thực trạng chính sách hỗ trợ DNNVN trên địa bàn Hà Tĩnh
2.2.1. Quan điểm, chủ trương phát triển DNVVN của tỉnh Hà Tĩnh
Phát triển DNVVN là chủ trƣơng lớn của Đảng và Chính phủ Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình xây dựng luật hỗ trợ DNVVN. Dự thảo luật hỗ trợ DNVVN đã chỉ ra rõ quan điểm phát triển DNVVN bao gồm:
Thứ nhất, hỗ trợ DNVVN phát triển là chiến lƣợc lâu dài, nhất quán và xuyên suốt trong chƣơng trình hành động của Chính phủ, là nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế của quốc gia;
Thứ hai, Nhà nƣớc tạo môi trƣờng về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho DNVVN thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh, đóng góp ngày càng cao vào tăng trƣởng và phát triển kinh tế đất nƣớc;
Thứ ba, hỗ trợ DNVVN đảm bảo công khai, minh bạch, theo nhu cầu của doanh nghiệp và phù hợp với điều kiện nguồn lực của quốc gia;
Thứ tƣ, khuyến khích và tạo điều kiện để khu vực tƣ nhân tham gia ngày càng cao vào công tác hỗ trợ DNVVN. Tùy vào điều kiện thực tế, công tác hỗ trợ DNVVN đƣợc chuyển giao từng bƣớc từ khu vực Nhà nƣớc sang khu vực tƣ nhân thực hiện, theo định hƣớng thị trƣờng;
Thứ năm, các DNVVN đƣợc bình đẳng trong tiếp cận các chính sách và tham gia các chƣơng trình hỗ trợ của Chính phủ;
Thứ sáu, các chính sách, chƣơng trình hỗ trợ DNVVN khơng mâu thuẫn với các chính sách, chƣơng trình hỗ trợ doanh nghiệp của các ngành. Chính sách hỗ trợ DNVVN góp phần bổ sung, hỗ trợ thực hiện các chính sách phát triển ngành.
Theo định hƣớng chung của chính phủ, Hà Tĩnh cũng tạo điều kiện cho các DNVVN phát triển ngang tầm với công cuộc đổi mới và tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Bên cạnh việc thực hiện theo chủ trƣơng và chính sách hỗ trợ DNVVN của chính phủ, Hà Tĩnh cũng cũng có định hƣớng riêng nhằm phát triển lực lƣợng DNVVN trên địa bàn với mục tiêu: đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo môi trƣờng đầu tƣ và kinh doanh thuận lợi, lành mạnh để các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp ngày càng cao vào phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hội nhập kinh tế quốc tế.
2.2.2. Thực trạng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Tĩnh trong giai đoạn 2007-2013 Hà Tĩnh trong giai đoạn 2007-2013
Tại Việt Nam, các chính sách, chƣơng trình hỗ trợ DNVVN đƣợc lồng ghép vào các chính sách, chƣơng trình ngành, lĩnh vực của các Bộ, ngành và địa phƣơng. Trong đó, một số nhóm chính sách trợ giúp có quy định cụ thể cho đối tƣợng DNVVN nhƣ tín dụng, đào tạo, tƣ vấn, xúc tiến thƣơng mại, đổi mới công nghệ… Tại cấp cơ sở, việc hỗ trợ DNVVN đƣợc thực hiện dựa trên chỉ đạo, và các chính sách cụ thể từ cấp trung ƣơng, đồng thời, mỗi tỉnh thành tùy thuộc vào tình hình và điều kiện phát triển sẽ có những chính sách hỗ trợ riêng, phù hợp với đặc điểm phát triển của lực lƣợng DNVVN trên địa bàn.
Đối với Hà Tĩnh, nhóm chính sách hỗ trợ DNVVN trên địa bàn tỉnh cũng bao gồm những chính sách của cấp trung ƣơng và những chính sách riêng mà tỉnh ban hành để thúc đẩy sự phát triển của khối DN tại địa phƣơng. Do đó, để có thể rút ra những đánh giá về hệ thống chính sách hỗ trợ DNVVN trên địa bàn Hà Tĩnh, cần dựa trên tình hình triển khai các chính sách hỗ trợ
theo quy định chung của chính phủ và những chính sách riêng đƣợc do tỉnh quy định và thực thi nhằm phát triển các DN tại địa phƣơng.
Nhóm chính sách hỗ trợ DNVVN được thực hiện theo quy định của chính phủ5, bao gồm:
(i) Trợ giúp tài chính
- Nhà nƣớc khuyến khích thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế thành lập và hoạt động của các quỹ bảo lãnh tín dụng trình Thủ tƣớng Chính phủ quyết định và hƣớng dẫn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Ngân hàng Nhà nƣớc chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tƣớng Chính phủ ban hành cơ chế khuyến khích và dành một số dự án hỗ trợ kỹ thuật để tăng cƣờng năng lực cho các tổ chức tài chính phù hợp mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ, cung cấp