QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN TRONG DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu QUYẾT ĐỊNH tài TRỢ và PHÂN PHỐI lợi NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 37 - 42)

BẢNG ĐÁNH GIÁ NGUỒN VỐN THƯỜNG XUYÊN VÀ NGUỒN VỐN TẠM

ST

T Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời Giá trị Tỷ trọng

A Nguồn vốn thưòng xuyên (=(1)+(2)) 516,162 63.57%

1 Vốn chủ sở hữu 392,693 76.08%

2 Nợ dài hạn 123,469 23.92%

B Nguồn vốn tạm thời 295,742 36.43%

1 1. Phải trả người bán ngắn hạn 98,714 33.38% 2 2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 2,336 0.79% 3 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 17,364 5.87% 4 4. Phải trả người lao động 26,118 8.83% 5 5. Chi phí phải trả ngắn hạn 14,272 4.83% 6 8. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 623 0.21% 7 9. Phải trả ngắn hạn khác 15,734 5.32% 8 10. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 118,884 40.20% 9 12. Quỹ khen thưởng phúc lợi 1,696 0.57%

Tổng 811,904

Vốn thường xuyên của doanh nghiệp: vốn chủ sở hữu chiếm phần đa với 392,639 tr đổng tương ứng với tỷ trọng 76,08% , Nợ dài hạn với 392,693 triệu đồng ứng với tỷ trọng 23,92 %. Vốn tạm thời: trong nguồn vốn tạm thời thấy được nguồn vay ngắn hạn chiếm phần lớn trong doanh nghiệp với 118,884 tr đồng tương ứng với tỷ trọng là 40,20%, tiếp đến là phải trả người bán 98,714 tr đồng ứng với tỷ trọng 33,38%, có tính chất ngắn hạn (dưới một năm) doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu về vốn có tính chất tạm thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời là 811,904 triệu đồng, trong đó:

 Nguồn vốn thường xuyên là 516,162 triệu đồng chiếm 63,57% tổng nguồn vốn, Nguồn vốn thường xuyên thường được sử dụng để mua sắm, hình thành tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể: Vốn chủ sở hữu chiếm 76,08% với lượng vốn chủ sở hữu cao sẽ giảm bớt áp lực khi sử dụng nợ. Việc xoay vòng nguồn tiền có thể chủ động hơn đồng thời không chịu áp lực về thời hạn trả nợ.

 Vốn chủ sở hữu giúp cho Công ty sẽ có thể thực hiện hoạt động kinh doanh, sản xuất với thời hạn dài hơi hơn. Khi rủi ro thua lỗ trong ngắn hạn Công ty có thể tiếp tục kinh doanh mà không chịu áp lực từ chủ

nợ. Và nợ dài hạn chiếm 23,92% nguồn vốn thường xuyên.

 Nguồn vốn tạm thời là 295,742 triệu đồng chiếm 36,43% tổng nguồn vốn, cụ thể: phải trả người bán chiếm 32,80%; người mua trả tiền trước ngắn hạn chiếm 0,79%; Thuế và các khoản phải nộp NN chiếm 5,87%; ...vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn là nguồn vốn chiếm tỉ trọng lớn nhất 40,20% nguồn vốn tạm thời. Sử dụng thuê tài chính giúp doanh nghiệp thực hiện nhanh chóng dự án đầu tư, nắm bắt được thời cơ trong kinh doanh, huy động và sử dụng vốn vay một cách dễ dàng hơn tuy nhiên cũng làm gia tăng mức độ rủi ro tài chính và mức chi phí sử dụng vốn tương đối cao

Ưu nhược điểm với việc sử dụng nguồn vốn thường xuyên và tạm thời như trên:

 Ưu điểm: Doanh nghiệp chủ động đáp ứng hầu hết nhu cầu vốn lưu động của mình bằng nguồn vốn dài hạn, kể cả nhu cầu thường xuyên và nhu cầu tạm thời dẫn đến đảm bảo khả năng thanh toán và mức độ an toàn về tài chính là cao trong doanh nghiệp, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục, ổn định.

 Nhược điểm: chi phí sử dụng vốn cao do sử dụng vốn dài hạn - nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn cao - để đáp ứng nhu càu vốn tạm thời, mang tính chất ngắn hạn

BẢNG ĐÁNH GIÁ NGUỒN VỐN THEO CÁCH THỨC HUY ĐỘNG CỦA HẢI HÀ NĂM 2018

A. Huy động nguồn tín dụng 340,098 41.89%

1 Vay ngân hàng 241,384 70.97%

2 Tín dụng thương mại 98,714 29.03%

B. Phát hành công cụ tài chính 164250 20.23%

1 Cổ phiếu phổ thông 164,250

C Nguồn vốn khác :Tổng NV - huy động nguồn tín dụng- phát hành công cụ tài chính 307,555 37.88%

Tổng nguồn vốn 811,903

Nhìn vào bảng ta thấy:

 Nguồn vốn huy động theo huy động nguồn tín dụng là 340,098 triệu đồng chiếm 41.89% tổng nguồn vốn trong đó: vay ngân hàng chiếm 70,97% và tín dụng thương mại là 29,03%. Ưu điểm của việc công ty huy động phần lớn vốn từ việc vay các ngân hàng là tuy hình thức có những hạn chế nhất định nhưng dễ dàng được chấp nhận, có thể xin gia hạn nếu chưa có khả năng trả, và tạo được nhiều mối quan hệ với ngân hàng giúp doanh nghiệp có niềm tim đối với khách hàng. Nhưng hiện nay thì ngân hàng đang hạn chế tối đa cho vay đầu tư nhằm tránh nạn đầu cơ và giảm lạm phát. Hiện đang thiếu hụt nguồn vốn cho vay trung và dài hạn trong khi đối với ngành bất đông sản, chủ yếu ngân hàng dùng nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay,phải có tiềm lực tài chính mạnh, phương án sử dụng vốn khả thi, và phải có tài sản thế chấp mới được phép vay nợ.

 Nguồn vốn huy động từ việc phát hành công cụ tài chính là 164,250 triệu đồng trong đó công ty phát hành 100% bằng cổ phiếu. Ưu điểm của hình thức này là tập trung và huy động vốn rất lớn từ xã hội vì quyền tự do chuyển nhượng và mua bán trên thị trường; Giảm chi phí huy động vốn do tiếp cận trực tiếp với nhà đầu tư, đây sẽ được coi là nguồn vốn chủ sở hữu chứ ko phải vốn vay nợ. Nhược điểm là phải trả cổ tức cho các cổ động, chịu áp lực cao từ cổ đông, nhà đầu tư về kỳ vọng, tình hình hoạt động SXKD, giá cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi các thông tin liên quan đến cty, quan hệ cung cầu, và không phải công ty nào cũng đủ điều kiện để phát hành.

Ngoài ra nguồn vốn khác của công ty cũng rất cao chiếm 37.88% tổng nguồn vốn, điều này giúp công ty không bị phụ thuộc và có thể sẵn vốn bất cứ lúc nào khi cần đến.

BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NĂM 2018

STT Các phương thức huy động vốn củadoanh nghiệp năm 2018 Giá trị trọngTỷ

A - Huy động vốn chủ sở hữu từ: 392,693 48.37%

1 + Vốn góp ban đầu 164,250 41.83%

2 + Lợi nhuận không chia 44,877 11.43%

3 + Vốn từ phát hành cổ phiếu 164,250 41.83% Các nguồn vốn chủ sở hữu khác 19,316 4.92% B - Huy động vốn nợ từ 419,211 51.63% 1 Nợ ngắn hạn 295,742 70.55% 2 Nợ dài hạn 123,469 4.00% Tổng nguồn vốn 811,904

Các phương thức huy động vốn của DN năm 2018 từ việc:

 Huy động vốn từ CSH là 392,693 triệu đồng trong đó: Vốn góp ban đầu chiếm 48,37% ưu điểm là giúp công ty thuận tiện, dễ dàng trong việc huy động, không phải mất tiền lãi vay và sử dụng được dài hạn, tính rủi ro thấp nhưng cũng có các nhược điểm như khả năng góp vốn của chủ sở hữu ban đầu là không lớn, giới hạn về quy mô, hạn chế rủi ro làm công ty không có áp lực tài chính để kích thích hoạt động SXKD và lợi nhuận không chia chiếm 11,43% vốn CSH, các nguồn vốn khác chỉ chiếm 4,92%

 Huy động vốn nợ là 419,211 triệu đồng trong đó nợ ngắn hạn chiếm 70,55% còn nợ dài hạn chiếm 29,45% cho thấy công ty đã hạn chế được rất nhiều chi phí sử dụng vốn, nguồn vốn dài hạn tuy sẽ giúp công ty hạn chế được rủi ro, thời gian chiếm dụng vốn dài hơn nhưng chi phí sử dụng vốn cao hơn rất nhiều vốn do vay nợ ngắn hạn vì phải chi trả trong một khoảng thời gian dài. Ngoài ra việc sử dụng nguồn vốn từ nợ vay dài hạn không gây được áp lực thúc đẩy hoạt động SXKD của công ty khiến công ty đình trệ, hoạt động hiệu quả kém đi do không có áp lực trả nợ. Hiện tại công ty Hải Hà đang sử dụng 1 phần rất nhỏ nợ dài hạn chứng tỏ công ty đang muốn tối đa hóa chi phí sử dụng vốn của mình và tạo áp lực trong

hoạt động SXKD để hiệu quả được tốt hơn, đem lại lợi ích tối đa cho công ty.

Một phần của tài liệu QUYẾT ĐỊNH tài TRỢ và PHÂN PHỐI lợi NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)