Hiệu suất sử dụng TSCĐ của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang

Một phần của tài liệu CÁC PHÂN TÍCH NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀI SẢN VẬN DỤNG PHÂN TÍCH CÔNG TY DƯỢC DHG NĂM 2020 TỪ đó đưa RA CÁC KHUYẾN NGHỊ đối VỚI CÁC NHÀ QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY (Trang 32 - 35)

3.3.1 So sánh hiệu suất sử dụng TSCĐ của DHG năm 2020 với năm 2019

Bảng 3.8: So sánh hiệu suất sử dụng TSCĐ của DHG năm 2019 và 2020

Chỉ tiêu 2019 2020 Chênh lệch +/- %

Doanh thu thuần 3.896.754 3.755.619 -141.135 -3,62%

TSCĐ 900.117 849.298 -50.819 -5.65%

TSCĐ bình quân 938.367,5 874.707,5 -63.660 -6,78%

Hiệu suất sử dụng TSCĐ 4,15 4,29 +0,14

(Đơn vị: triệu đồng)

Qua bảng so sánh hiệu suất sử dụng TSCĐ của DHG năm 2019 và 2020 trên có thể thấy, hiệu suất sử dụng TSCĐ của DN có xu hướng tăng, thể hiện sức sản xuất của tài sản năm 2020 tốt hơn năm 2019. Điều này cho thấy là cứ 100 đồng TSCĐ hiện có năm 2020 tạo ra được nhiều hơn 0,14 đồng doanh thu so với năm 2019.

Trong tình hình đại dịch COVID-19 đang diễn ra hết sức phức tạp, việc hệ số này của DN tăng, cho thấy sức sản xuất của DN là ổn định.

Nguyên nhân của việc tăng hiệu suất sử dụng TSCĐ là do:

- Doanh thu thuần năm 2020 giảm 141.135 (trđ) tương ứng với mức giảm là 3,62% so với năm 2019

- TSCĐ bình quân giảm 63.660 (trđ) tương ứng mức giảm 5,65% so với năm 2019.

Đi sâu vào xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng TSCĐ:

Doanh thu thuần giảm so với năm 2019, nguyên nhân là do công ty thực hiện theo chủ trương của Ban Điều hành ngay từ đầu năm trong việc cắt giảm tỷ trọng doanh thu hàng khác, cụ thể là doanh thu hàng khuyến mãi với biên lãi gộp bằng

không. Doanh thu thuần từ hàng DHG sản xuất, nhóm hàng có biên lãi gộp cao, vẫn được Ban Điều hành bám sát kế hoạch, đạt 3.310 tỷ đồng (99,3%), tăng 1,1% so với cùng kỳ.

Tác động của Đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Nhu cầu sử dụng của khách hàng tại kênh Pharmacy có nhiều thay đổi cùng với số lượng bệnh nhân tới khám chữa bệnh tại các kênh bệnh viện và các cơ sở y tế giảm, các bệnh viện và cơ sở y tế giảm dùng vật tư tiêu hao do một số bệnh viện bị phong tỏa, đóng cửa do không đảm bảo điều kiện phòng chống dịch bệnh theo quy định của Bộ y tế. Không chỉ riêng ngành Dược phẩm và Y tế, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới và vẫn đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp. Nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng, Việt Nam chúng ta cũng không nằm trong trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, trong tình hình khó khăn đó, bằng sự nỗ lực, quyết tâm và bản lĩnh vững vàng của HĐQT, Ban điều hành và toàn thể người lao động, DHG Pharma đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2020 được ĐHĐCĐ giao, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của DHG Pharma các năm tiếp theo. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy doanh nghiệp vẫn đứng vững và đạt được hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

TSCĐ bình quân giảm, nguyên nhân là do Dược Hậu Giang tiến hành sáp nhập chi nhánh Nam Định vào chi nhánh Thái Bình để tinh gọn cơ cấu tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động. Giảm hệ thống phân phối xuống còn 34 chi nhánh. Cho thấy doanh nghiệp đã chủ động giảm bớt/thanh lý các TSCĐ không cần thiết để có thể tăng được hiệu suất sử dụng của TSCĐ

3.3.2 So sánh hiệu suất sử dụng TSCĐ của DHG với các doanh nghiệp cùng ngành năm 2020 ngành năm 2020

Bảng 3.9: So sánh hiệu suất sử dụng TSCĐ của DHG với các doanh nghiệp cùng ngành năm 2020

DHG TRA DMC MKP

Doanh thu thuần 3.755.619 1,908,870 1,451,954 1,210,530 TSCĐ bình quân 874.707,5 604.046,5 195.644,5 392.696 Hiệu suất sử dụng

TSCĐ 4,29 3,16 7,42 3,08

(Đơn vị: triệu đồng)

Khi so sánh hiệu suất sử dụng TSCĐ của CTCP Dược Hậu Giang với các công ty cùng ngành (CTCP Traphaco, CTCP Xuất nhập khẩu Y tế Domesco, CTCP Hóa – Dược phẩm Mekophar) trong năm 2020, có thể thấy:

Hiệu suất sử dụng TSCĐ của CTCP Dược Hậu Giang đã tăng lên so với năm 2019 (từ 4,15 lên 4,29) đứng thứ 2 trong tổng số 4 công ty cùng ngành được đem ra so sánh.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ của Dược Hậu Giang là 4,29 thấp hơn Domesco với mức hiệu suất là 7,42 nhưng cao hơn Traphaco và Mekophar với mức hiệu suất sử dụng lần lượt là 3,16 và 3,08. Hay nói cách khác là với 1 đồng TSCĐ bỏ ra thì Domesco tạo ra được 7,42 đồng doanh thu thuần; Traphaco tạo ra 3,16 đồng và Mekophar tạo ra được 3,08 đồng doanh thu thuần.

Mặc dù xếp thứ 2 trong tổng số 4 doanh nghiệp cùng ngành được đem ra so sách, Dược Hậu Giang đứng sau Domesco về hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 2020 nhưng nhìn vào tỷ lệ chênh lệch giữa Doanh thu thuần (61,34%) và TSCĐ bình quân (77,63%) giữa 2 công ty, giữa bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến ngày càng phức tập, có thể thấy Dược Hậu Giang vẫn đang tận dụng được lợi thế của mình và sử dụng TSCĐ có hiệu quả

Một phần của tài liệu CÁC PHÂN TÍCH NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀI SẢN VẬN DỤNG PHÂN TÍCH CÔNG TY DƯỢC DHG NĂM 2020 TỪ đó đưa RA CÁC KHUYẾN NGHỊ đối VỚI CÁC NHÀ QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY (Trang 32 - 35)