Vòng quay các KPT và kỳ thu tiền TB của DHG năm 2019 2020

Một phần của tài liệu CÁC PHÂN TÍCH NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀI SẢN VẬN DỤNG PHÂN TÍCH CÔNG TY DƯỢC DHG NĂM 2020 TỪ đó đưa RA CÁC KHUYẾN NGHỊ đối VỚI CÁC NHÀ QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY (Trang 25)

Chỉ tiêu 2019 2020 Chênh lệch +/- %

Doanh thu thuần 3.896.754 3.755.619 -121.135 -3,62% Phải thu bình quân (KPT) 564.302 462.129 -102.173 -18,1%

Vòng quay KPT (vòng) 6,91 8,13 +1,22 +17,65%

Kỳ thu tiền trung bình (ngày) 52,13 44,29 -7.84 -15,04%

(Đơn vị: triệu đồng)

Vòng quay các khoản phải thu năm 2020 tăng so với năm 2019 là 1,22 vòng (tương đương 17,65%) tương ứng với kỳ thu tiền trung bình giảm 7,84 ngày (tương đương 15,04%). Việc tăng Vòng quay KPT là do ảnh hưởng của hai nhân tố:

- Tổng doanh thu thuần năm 2020 của DHG đạt gần 3.756 tỷ đồng và giảm 121.135 triệu đồng (tương ứng 3,62%) so với năm 2019. Nguyên nhân tổng doanh thu thuần giảm so với cùng kỳ là do thực hiện theo chủ trương của Ban Điều hành ngay từ đầu năm trong việc cắt giảm tỷ trọng doanh thu hàng khác với biên lợi nhuận gộp không, nhằm tối ưu hóa danh mục sản phẩm. Và do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt; Chính phủ siết chặt việc quản lý thuốc kê toa tại các nhà thuốc, DHG không thể tăng giá để hỗ trợ biên lợi nhuận gộp trong bối cảnh chi phí đầu vào tăng.

- Các khoản phải thu bình quân năm 2020 của DHG so với năm 2019 giảm 102.173 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 18,1%. Nguyên nhân là do công ty triển khai kế hoạch tái cơ cấu danh mục khách hàng và kiểm soát chặt chẽ vốn lưu động (ví dụ, kiểm soát tốt hơn đối với các khoản phải thu), có thể tạm thời ảnh hưởng đến doanh số. Bên cạnh yếu tố này, DHG cho rằng kế hoạch kinh doanh thận trọng của DHG đến từ nhu cầu từ động thái tích trữ diễn ra trong quý 1/2020 dần quay về mức bình thường và triển vọng tăng trưởng khiêm tốn của kênh bán nhà thuốc do tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế tại Việt Nam gia tăng – thuận lợi cho kênh bán tại bệnh viện – cũng như các quy định chặt chẽ hơn từ Chính phủ liên quan đến việc bán thuốc kê đơn tại các nhà thuốc.

So với năm 2019 thì hệ số quay vòng các khoản phải năm 2020 của DHG thu tăng, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp nhanh hơn, từ đó làm giảm vốn ứ đọng trong khâu thanh toán, tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Hệ số vòng quay khoản phải thu cao cũng cho thấy công ty đang thận trọng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng. Một chính sách tín dụng thận trọng có thể đem lại lợi ích vì nó giúp công ty phần nào ngăn ngừa rủi ro nợ khó đòi. Tuy nhiên, nếu quá thận trọng, công ty có thể khiến cho khách hàng tiềm năng rơi vào tay các công ty cạnh tranh có chính sách tín dụng mềm mỏng hơn.

3.1.2 So sánh vòng quay các KPT và kỳ thu tiền TB của DHG với các doanh nghiệp cùng ngành năm 2020

Để làm rõ hơn vấn đề đang bàn luận, chúng ta so sánh với một số doanh nghiệp cùng ngành: CTCP Traphaco (TRA), CTCP Xuất nhập khẩu Y tế Domesco (DMC), CTCP Công ty Cổ phần Hóa - Dược phẩm Mekophar (MKP).

Bảng 2.2: Vòng quay các KPT và Kỳ thu tiền TB của TRA năm 2019 - 2020

Chỉ tiêu 2019 2020 Chênh lệch +/- %

Doanh thu thuần 1.710.439 1.908.870 +198.431 +11,6% Phải thu bq (KPT) 129.004 151.381 +22.377 +17,35%

Vòng quay KPT (vòng) 13,26 12,61 -0,23 -2,2%

Kỳ thu tiền trung bình (ngày) 27,15 28,55 +0,77 2,24%

(Đơn vị: triệu đồng)

Bảng 3.3: Vòng quay các KPT và Kỳ thu tiền TB của DMC năm 2019 – 2020

Chỉ tiêu 2019 2020 Chênh lệch +/- %

Doanh thu thuần 1.468.390 1.451.953 -16.437 -1,12%

Phải thu bq (KPT) 642.655 719.795 +77.130 +12%

Vòng quay KPT (vòng) 2,28 2,02 -0,26 -11,4%

Kỳ thu tiền trung bình (ngày) 157,56 178,47 +20,91 +13,27%

(Đơn vị: triệu đồng)

Bảng 3.4: Vòng quay các KPT và Kỳ thu tiền TB của MKP năm 2019 – 2020

Chỉ tiêu 2019 2020 Chênh lệch +/- %

Doanh thu thuần 1.217.199 1.210.530 -6.699 -0,55% Phải thu bq (KPT) 143.002 138.082 -4.920 -3,44%

Vòng quay KPT (vòng) 8,51 8,77 +0,26 +3,06%

Kỳ thu tiền trung bình (ngày) 42,29 41,06 -1,23 -2,91%

Bảng 3.5: So sánh Vòng quay các KPT và Kỳ thu tiền TB của DHG, TRA, DMC và MKP năm 2020

Chỉ tiêu DHG TRA DMC MKP

Vòng quay KPT (vòng) 8,13 12,61 2,02 8,77

Kỳ thu tiền trung bình (ngày) 44,29 28,55 178,47 41,06

Doanh thu Giảm Giảm Giảm Tăng

KPT bình quân Giảm Tăng Tăng Giảm

Qua bảng so sánh trên ta thấy, vòng quay khoản phải thu của TRA là nhanh nhất với 12,61 vòng tương ứng với kỳ thu tiền trung bình là 28,55 ngày. Điều này cho thấy TRA đang thận trọng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng, các chính sách về thanh toán của công ty khá chặt chẽ, đó cũng có thể là dấu hiệu để nhận biết một doanh nghiệp đang hoạt động chủ yếu dựa vào tiền mặt. Số vòng quay khoản phải thu của DHG là 8,13 tương ứng với kỳ thu tiền trung bình tiền là 44,29 ngày (thấp hơn TRA, MKP và cao hơn DMC) và số vòng quay khoản phải thu của DMC là thấp nhất so với các DN cùng ngành với chỉ số vòng quay KPT là 2,02 tương ứng với kỳ thu tiền trung bình là 178,47 ngày. Điều này cho thấy DN bị chiếm dụng vốn cao, rủi ro về thanh khoản của DN lớn, chính sách tín dụng của DN đang không tốt. DN cần điều chỉnh và sửa đổi lại chính sách tín dụng của mình để đảm bảo thời gian thu hồi tiền.

3.2 Vòng quay HTK và số ngày của 1 vòng quay HTK của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang

3.2.1 So sánh vòng quay HTK và số ngày của 1 vòng quay HTK của DHGnăm 2019 - 2020 năm 2019 - 2020

Bảng 3.6: Vòng quay HTK và số ngày của 1 vòng quay HTK của DHG năm 2019 – 2020 Chỉ tiêu 2019 2020 Chênh lệch +/- % Hàng tồn kho 725.438 826.586 +101.146 +13,94% Giá vốn hàng bán 2.184.461 1.944.243 -240.218 -11,00% HTK bình quân 808.462 776.012 -32.450 -4,01% Vòng quay HTK (vòng) 2,7 2,5 -0,2 -7,27%

Số ngày của 1 vòng quay HTK

(ngày) 135,09 145,68 10,6 7,85%

(Đơn vị: triệu đồng)

Dựa vào bảnh số liệu trên ta có thể thấy, vòng quay HTK năm 2020 của DHG là 2,5 vòng, giảm so với năm 2019 là 0,2 vòng (tương đương 7,27%). Số ngày của một vòng quay HTK năm 2020 là 145,68 ngày, tăng so với năm 2019 là 10,6 ngày, hay số ngày HTK ứ đọng trong kho tăng 10,6 ngày (tương đương 7,85%). Tức là hàng tồn kho trong năm 2020 của DHG quay 2,5 vòng, thời gian quay một vòng là 145,68 ngày.

Vòng quay HTK giảm là do giá vốn hàng bán năm 2020 của DHG là 1.944.243 triệu đồng, giảm 240.218 triệu đồng tương ứng 11% so với năm 2019. Nguyên nhân dẫn tới điều này là do một số nhà máy sản xuất nguyên liệu của nhà cung cấp phải tạm ngưng sản xuất để di dời sang địa điểm khác do các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, môi trường dẫn đến giá một số nguyên vật liệu tăng.

Thêm vào đó, vòng quay HTK giảm là do hàng tồn kho bình quân năm 2020 của DHG là 776.012 triệu đồng, giảm 32.450 triệu đồng tương ứng 4,01% so với năm 2019, tốc độ giảm của giá vốn hàng bán nhanh hơn tốc độ giảm của hàng tồn kho bình quân dẫn tới vòng quay giảm 0,2 vòng tương đương 7,27%, cho thấy vốn bị ứ đọng ở khâu dự trữ hàng tồn kho. Giá trị hàng tồn kho tăng 13,9% so với cùng kỳ, chủ yếu là do tăng giá trị nguyên liệu, vật liệu và hàng mua đang đi đường. Tại thời điểm cuối năm, Công ty dự trữ nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất các mặt hàng dự kiến sẽ gián đoạn sản xuất do hết số đăng ký và chờ gia hạn lại với Cục Quản lý Dược.

Hệ số vòng quay hàng tồn kho năm 2020 giảm cho thấy tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của doanh nghiệp chậm hơn, hoạt động sản xuất, quản lý HTK kém hiệu quả hơn. Điều này đúng với thực tế là vốn của doanh nghiệp đang bị ứ đọng tại khâu dự trữ và sẽ phát sinh nhu cầu vốn doanh nghiệp trong kì tới, hiệu quả sử dụng vốn giảm.

3.2.2 So sánh vòng quay HTK và số ngày của 1 vòng quay HTK của DHG vớicác doanh nghiệp cùng ngành năm 2020 các doanh nghiệp cùng ngành năm 2020

Bảng 3.7: So sánh vòng quay HTK và số ngày của 1 vòng quay HTK của DHG với các doanh nghiệp cùng ngành năm 2020

Chỉ tiêu DHG DMC TRA MKP

Vòng quay HTK (vòng) 2,5 4,33 2,5 3,85

Số ngày của một vòng quay HTK (ngày) 145,68 84,3 146 94,81

(Đơn vị: triệu đồng)

Dựa vào bảng so sánh trên, ta có thể thấy: Vòng quay HTK của DHG năm 2020 là 2,5 vòng, giảm so với năm 2019 (từ 2,7 vòng giảm còn 2,5 vòng). Số ngày của một vòng quay HTK năm 2020 là 145,68 ngày, giảm so với năm 2019 (từ 135,09 tăng lên 145,68) .

Tuy nhiên, vòng quay HTK và số ngày của một vòng quay HTK của DHG tương đối thấp so với ngành, cụ thể:

- Vòng quay HTK của DHG thấp hơn vòng quay HTK của DMC là 1,83 vòng. Số ngày của một vòng quay HTK DHG cao hơn số ngày của một vòng quay HTK của DMC là 61,38 ngày.

- Vòng quay HTK của DHG bằng vòng quay HTK của TRA, đều là 2,5 vòng. Số ngày của một vòng quay HTK DHG thấp hơn số ngày của một vòng quay HTK của DMC là 0,32 ngày.

- Vòng quay HTK của DHG thấp hơn vòng quay HTK của MKP là 1,35 vòng. Số ngày của một vòng quay HTK DHG lớn hơn số ngày của một vòng quay HTK của DMC là 50,87 ngày.

So với các doanh nghiệp cùng ngành, DHG có vòng quay HKT và số ngày của một vòng quay HTK ở mức trung bình thấp chỉ 2,5 vòng và 145,68 ngày, cho thấy doanh nghiệp có gặp vấn đề trong khâu bán hàng và tiêu thụ sản phẩm, hàng tồn kho bị ứ đọng trong doanh nghiệp, phát sinh nhu cầu vốn doanh nghiệp trong kì tới, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp giảm đi; dễ gặp rủi ro hơn so với các doanh nghiệp phát triển cùng ngành có tỉ lệ cao hơn. Doanh nghiệp cần tác động tăng vòng quay HTK, thúc đẩy bán hàng nhanh và giảm ứ đọng HTK hơn nữa.

3.3 Hiệu suất sử dụng TSCĐ của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang3.3.1 So sánh hiệu suất sử dụng TSCĐ của DHG năm 2020 với năm 2019 3.3.1 So sánh hiệu suất sử dụng TSCĐ của DHG năm 2020 với năm 2019

Bảng 3.8: So sánh hiệu suất sử dụng TSCĐ của DHG năm 2019 và 2020

Chỉ tiêu 2019 2020 Chênh lệch +/- %

Doanh thu thuần 3.896.754 3.755.619 -141.135 -3,62%

TSCĐ 900.117 849.298 -50.819 -5.65%

TSCĐ bình quân 938.367,5 874.707,5 -63.660 -6,78%

Hiệu suất sử dụng TSCĐ 4,15 4,29 +0,14

(Đơn vị: triệu đồng)

Qua bảng so sánh hiệu suất sử dụng TSCĐ của DHG năm 2019 và 2020 trên có thể thấy, hiệu suất sử dụng TSCĐ của DN có xu hướng tăng, thể hiện sức sản xuất của tài sản năm 2020 tốt hơn năm 2019. Điều này cho thấy là cứ 100 đồng TSCĐ hiện có năm 2020 tạo ra được nhiều hơn 0,14 đồng doanh thu so với năm 2019.

Trong tình hình đại dịch COVID-19 đang diễn ra hết sức phức tạp, việc hệ số này của DN tăng, cho thấy sức sản xuất của DN là ổn định.

Nguyên nhân của việc tăng hiệu suất sử dụng TSCĐ là do:

- Doanh thu thuần năm 2020 giảm 141.135 (trđ) tương ứng với mức giảm là 3,62% so với năm 2019

- TSCĐ bình quân giảm 63.660 (trđ) tương ứng mức giảm 5,65% so với năm 2019.

Đi sâu vào xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng TSCĐ:

Doanh thu thuần giảm so với năm 2019, nguyên nhân là do công ty thực hiện theo chủ trương của Ban Điều hành ngay từ đầu năm trong việc cắt giảm tỷ trọng doanh thu hàng khác, cụ thể là doanh thu hàng khuyến mãi với biên lãi gộp bằng

không. Doanh thu thuần từ hàng DHG sản xuất, nhóm hàng có biên lãi gộp cao, vẫn được Ban Điều hành bám sát kế hoạch, đạt 3.310 tỷ đồng (99,3%), tăng 1,1% so với cùng kỳ.

Tác động của Đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Nhu cầu sử dụng của khách hàng tại kênh Pharmacy có nhiều thay đổi cùng với số lượng bệnh nhân tới khám chữa bệnh tại các kênh bệnh viện và các cơ sở y tế giảm, các bệnh viện và cơ sở y tế giảm dùng vật tư tiêu hao do một số bệnh viện bị phong tỏa, đóng cửa do không đảm bảo điều kiện phòng chống dịch bệnh theo quy định của Bộ y tế. Không chỉ riêng ngành Dược phẩm và Y tế, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới và vẫn đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp. Nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng, Việt Nam chúng ta cũng không nằm trong trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, trong tình hình khó khăn đó, bằng sự nỗ lực, quyết tâm và bản lĩnh vững vàng của HĐQT, Ban điều hành và toàn thể người lao động, DHG Pharma đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2020 được ĐHĐCĐ giao, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của DHG Pharma các năm tiếp theo. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy doanh nghiệp vẫn đứng vững và đạt được hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

TSCĐ bình quân giảm, nguyên nhân là do Dược Hậu Giang tiến hành sáp nhập chi nhánh Nam Định vào chi nhánh Thái Bình để tinh gọn cơ cấu tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động. Giảm hệ thống phân phối xuống còn 34 chi nhánh. Cho thấy doanh nghiệp đã chủ động giảm bớt/thanh lý các TSCĐ không cần thiết để có thể tăng được hiệu suất sử dụng của TSCĐ

3.3.2 So sánh hiệu suất sử dụng TSCĐ của DHG với các doanh nghiệp cùng ngành năm 2020 ngành năm 2020

Bảng 3.9: So sánh hiệu suất sử dụng TSCĐ của DHG với các doanh nghiệp cùng ngành năm 2020

DHG TRA DMC MKP

Doanh thu thuần 3.755.619 1,908,870 1,451,954 1,210,530 TSCĐ bình quân 874.707,5 604.046,5 195.644,5 392.696 Hiệu suất sử dụng

TSCĐ 4,29 3,16 7,42 3,08

(Đơn vị: triệu đồng)

Khi so sánh hiệu suất sử dụng TSCĐ của CTCP Dược Hậu Giang với các công ty cùng ngành (CTCP Traphaco, CTCP Xuất nhập khẩu Y tế Domesco, CTCP Hóa – Dược phẩm Mekophar) trong năm 2020, có thể thấy:

Hiệu suất sử dụng TSCĐ của CTCP Dược Hậu Giang đã tăng lên so với năm 2019 (từ 4,15 lên 4,29) đứng thứ 2 trong tổng số 4 công ty cùng ngành được đem ra so sánh.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ của Dược Hậu Giang là 4,29 thấp hơn Domesco với mức hiệu suất là 7,42 nhưng cao hơn Traphaco và Mekophar với mức hiệu suất sử dụng lần lượt là 3,16 và 3,08. Hay nói cách khác là với 1 đồng TSCĐ bỏ ra thì Domesco tạo ra được 7,42 đồng doanh thu thuần; Traphaco tạo ra 3,16 đồng và Mekophar tạo ra được 3,08 đồng doanh thu thuần.

Mặc dù xếp thứ 2 trong tổng số 4 doanh nghiệp cùng ngành được đem ra so sách, Dược Hậu Giang đứng sau Domesco về hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 2020 nhưng nhìn vào tỷ lệ chênh lệch giữa Doanh thu thuần (61,34%) và TSCĐ bình quân (77,63%) giữa 2 công ty, giữa bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến ngày càng phức tập, có thể thấy Dược Hậu Giang vẫn đang tận dụng được lợi thế của mình và sử dụng TSCĐ có hiệu quả

3.4 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang3.4.1 So sánh hiệu suất sử dụng tổng tài sản của DHG năm 2020 với năm 2019 3.4.1 So sánh hiệu suất sử dụng tổng tài sản của DHG năm 2020 với năm 2019

Bảng 3.10: So sánh hiệu suất sử dụng tổng tài sản của DHG năm 2019 và 2020

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch +/- % Doanh thu thần 3.896.754 3.755.619 -141.135 -3,62% Tổng TS 4.146.819 4.447.503 +300.684 +7,25% Tổng TS bình quân 4.176.392 4.297.161 +120.770 +2,89% Hiệu suất sử dụng tổng TS 0,93 0,87 -0,06 (Đơn vị: triệu đồng)

Dựa vào bảng số liệu trên, có thể thấy hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty năm 2020 là 0,87 (tức là cứ 1 đồng tài sản tạo ra được 0,87 đồng doanh thu) so với năm 2019 giảm 0,06 (tức là cứ 1 đồng rài sản tạo ra được ít hơn 0,06 đồng

Một phần của tài liệu CÁC PHÂN TÍCH NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀI SẢN VẬN DỤNG PHÂN TÍCH CÔNG TY DƯỢC DHG NĂM 2020 TỪ đó đưa RA CÁC KHUYẾN NGHỊ đối VỚI CÁC NHÀ QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY (Trang 25)