Về thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam (Trang 96 - 98)

2.2.1.1 .Động thái và cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

3.3. Các khuyến nghị khác

3.3.1. Về thủ tục hành chính

Tiếp tục tập trung hoàn thiện cơ chế ‘liên thông-một cửa’ ở các cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư và quản lý đầu tư.

Tăng cường năng lực quản lý ĐTNN của các cơ quan chức năng và cơ chế

phối hợp, giám sát và kiểm tra hoạt động đầu tư; giải quyết kịp thời các thủ tục về đất đai, thuế, xuất nhập khẩu, hải quan,... nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động

ĐTNN, qua đó tăng thêm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam.

Nâng cao trình độ toàn diện của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Luật Đầu tư và quy định mới về phân cấp quản lý ĐTNN.

Từng bước hoàn thiện thủ tục thực hiện ưu đãi đầu tư:

• Đối với dự án đầu tư trong nước thuộc diện không phải đăng ký đầu tư và dự án thuộc diện đăng ký đầu tư, nhà đầu tư căn cứ vào các ưu đãi và điều kiện

ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật để tự xác định ưu đãi và làm thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

• Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu xác nhận ưu đãi đầu tư thì làm thủ tục

đăng ký đầu tư để cơ quan nhà nước quản lý đầu tư ghi ưu đãi đầu tư vào Giấy chứng nhận đầu tư.

• Đối với dự án đầu tư trong nước thuộc diện thẩm tra đầu tư đáp ứng điều kiện được hưởng ưu đãi, cơ quan nhà nước quản lý đầu tư ghi ưu đãi đầu tư vào Giấy chứng nhận đầu tư.

• Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện được hưởng ưu

đãi, cơ quan nhà nước quản lý đầu tư ghi ưu đãi đầu tư vào Giấy chứng nhận đầu tư.

Điều chỉnh bổ sung ưu đãi đầu tư

• Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nếu nhà đầu tư đáp ứng điều kiện

để được hưởng thêm ưu đãi đầu tư thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư đó và có quyền đề nghị cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh, bổ sung ưu đãi đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đầu tưđã cấp. • Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nếu nhà đầu tư không đáp ứng

điều kiện ưu đãi đầu tư thì không được hưởng ưu đãi đầu tư.

• Cơ quan quản lý nhà nước thực hiện ưu đãi đầu tư có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư về việc nhà

đầu tư không đáp ứng điều kiện ưu đãi đầu tư. Áp dựng ưu đãi đầu tư:

Nhà đầu tư đang được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Hợp tác xã và các luật thuế tiếp tục được hưởng các ưu đãi đầu tư đó.

• Nhà đầu tư có dự án đầu tư đang được triển khai và thuộc đối tượng quy

điều của Luật Đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư trong thời gian ưu đãi còn lại kể từ ngày Nghịđịnh này có hiệu lực.

• Trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành có các quyền lợi và

ưu đãi cao hơn so với quyền lợi và ưu đãi mà nhà đầu tư đã được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được hưởng các quyền lợi và ưu đãi mới trong thời gian ưu đãi còn lại (nếu có) kể từ ngày pháp luật, chính sách mới có hiệu lực.

• Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác

ở trên thì thực hiện theo thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tếđó

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)