Về lao động, đào tạo nguồn nhân lự c

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam (Trang 101 - 102)

2.2.1.1 .Động thái và cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

3.3. Các khuyến nghị khác

3.3.3. Về lao động, đào tạo nguồn nhân lự c

Thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp, lành mạnh hóa quan hệ lao động, bao gồm: (i) Tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động, tiền lương phù hợp trong tình hình mới; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động đối với người sử dụng lao động nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động; (ii) Nâng cao hiểu biết pháp luật về lao động thông qua phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN để đảm bảo chính sách, pháp luật về lao

động và tiền lương được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.

Triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ người lao động làm việc trong các KCN, nhất là về nhà ở và điều kiện sinh hoạt của người lao động.

Tiếp tục tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực để đáp

ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới, kể cả về cán bộ quản lý các cấp và cán bộ kỹ thuật.

Phối hợp với các cơ quan tăng cường giám sát, hướng dẫn triển khai Nghị định số 03/2006/NĐ-CP ngày 6/1/2006 về quy định mức lương tối thiểu đối với lao động Việt Nam làm việc cho các doanh nghiệp ĐTNN, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam, tháo gỡ

những khó khăn cho doanh nghiệp và địa phương trong quá trình triển khai. Nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Khuyến khích và hỗ trợ nhà đầu tư lập quỹ hỗ trợ đào tạo từ nguồn vốn góp và tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài như sau:

• Quỹ hỗ trợ đào tạo được thành lập không vì mục đích lợi nhuận; được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế;

• Chi phí đào tạo của tổ chức kinh tế được tính vào chi phí hợp lý làm căn cứ xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Hỗ trợ từ nguồn ngân sách cho việc đào tạo lao động trong các tổ chức kinh tế thông qua chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực. Chính phủ có kế

hoạch, chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam (Trang 101 - 102)