Một số vấn đề khác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam (Trang 104 - 121)

2.2.1.1 .Động thái và cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

3.3. Các khuyến nghị khác

3.3.5. Một số vấn đề khác

Tiếp tục xây dựng chương trình thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản giai đoạn III một cách hiệu quả; cũng như Cơ chế hợp tác giữa Bộ Kế

hoạch và Đầu tư (Việt Nam) và Cơ quan Phát triển kinh tế- EDB (Singapore) phù hợp với tình hình mới.

Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, nhân sự quản lý hoạt động ĐTNN các cấp đáp ứng nhu cầu tình hình mới. Đồng thời, đẩy mạnh công tác chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí.

Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành với các nhà đầu tư nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các dự án đang hoạt động, đảm bảo các dự án hoạt động có hiệu quả,

đúng tiến độ và nhằm tiếp tục củng cố lòng tin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, tạo hiệu ứng lan tỏa và tác động tích cực tới nhà đầu tư mới. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các hiệp hội doanh nghiệp thông qua các hoạt động của Nhóm M & D, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam...

Kiến nghị việc bổ sung vốn đối ứng của bên Việt Nam trong dự án JICA về ‘Tăng cường năng lực điều hành hoạt động ĐTNN của Cục ĐTNN’ để đẩy nhanh việc triển khai phục vụ công tác thu thập thông tin FDI và quản lý hoạt

KẾT LUẬN

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế

Việt Nam theo hướng CNH, HĐH. Hơn nữa, đầu tư trực tiếp nước ngoài đang là một nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ và sâu sắc quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Việc Việt Nam đang quyết tâm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư để thu hút hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đồng nghĩa với việc đẩy nhanh quá trình hội nhập. Mặt khác, quá trình hội nhập nhanh cũng sẽ giúp Việt Nam thu hút tốt hơn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kết quả của quá trình tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO.

Kể từ năm 1987 đến nay, Luật Đầu tư nước ngoài đã liên tục được hoàn thiện ở các mức độ khác nhau. Chúng ta không thể không thừa nhận kết quả đạt

được trong việc thu hút ĐTTTNN nhờ thay đổi môi trường chính sách. Việc Việt Nam gia nhập WTO từng bước thực hiện các cam kết đã có sự thay đổi trong chính sách và cải thiện môi trường đầu tư. Tuy nhiên, chính sách thu hút đầu tư

trực tiếp nước ngoài của Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đềđặt ra, ví dụ như: Chính sách nội địa hoá chưa thoả đáng. Đáng lẽ cần phải tăng cường nội địa hoá thì chính sách của Việt Nam còn chưa chú trọng, chính vì lẽ đó đã làm cho sản phẩm của FDI ở Việt Nam đắt hơn ở Thái Lan và các nước khác; Chính sách giá chưa hợp lý, chi phí đầu tư vào Việt Nam còn quá cao, làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam, làm nản lòng các nhà đầu tư; Chi phí cho đất đai ngày càng tăng; Ngoài ra quan điểm nới lỏng đầu vào quản lý chặt đầu ra, hậu kiểm thay thế tiền kiểm như các nhà đầu tư nước ngoài từng nói Chính phủ Việt Nam chỉ khuyến khích đầu tư không khuyến khích sản xuất, tiền hậu bất nhất không nhất quán. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho thu hút FDI của

Từ những mặt yếu kém, bất cập và do càng ngày có các nước khác nỗ lực cải thiện chính sách thu hút ĐTTTNN cạnh tranh hơn so với Việt Nam, và đề

phòng trong tương lai, khi mà Việt nam mất dần lợi thế về lao động, tài nguyên thì Chính phủ Việt nam cần kịp thời và tếp tục cải tthiện chính sách phù hợp, hiệu quả ngày một cao hơn nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH-HĐH.

Để hoàn thiện luận văn này theo hướng nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa, tôi rất mong nhận được sự góp ý từ các Thầy, Cô giáo, các anh chị đồng nghiệp và những người quan tâm đến chính sách thu hút ĐTTTNN tại Việt Nam.

PHỤ LỤC 1

Giới thiệu chính sách và các thủ tục thực hiện ưu đãi đầu tư

Các nhà đầu tư có dự án đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam được hưởng các ưu đãi

đầu tư theo lĩnh vực và địa bàn được quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, cụ thể như sau:

Lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư (gọi tắt là Danh mục A)

Lĩnh vực ưu đãi đầu tư (gọi tắt là Danh mục B)

Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng ưu đãi đầu tư (gọi tắt là Vùng 1)

Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được hưởng ưu

đãi đầu tư (Gọi tắt là Vùng 2)

• Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư như dự án đầu tư thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

HÌNH THỨC VÀ CÁC CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ CỤ THỂ:

Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp

(Áp dụng theo Luật Đầu tư và Nghị định số 24/2007/NĐ-CP của Chính phủ

ngày 14 tháng 02 năm 2007 quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp)

Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư

Nhà đầu tư có dự án thuộc đối tượng hưởng ưu đãi được hưởng thuế suất ưu

đãi, thời hạn hưởng thuế suất ưu đãi, thời gian miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Thời gian áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi đối với các dự án đầu tư mới:

Thời giam miễn thuế từ 2 năm đến 4 năm tuỳ thuộc vào lĩnh vực và

địa bàn dự án

Thời gian giảm thuế từ 2 năm đến 9 năm tuỳ thuộc vào lĩnh vực và

địa bàn dự án

Thời gian áp dụng mức thuế suất không quá 15 năm

Những ưu đãi cụ thể áp dụng cho cơ sở kinh doanh mới thành lập tư dự án

đ u t ư

ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI

THUỘC Lĩnh vực đặc biệt ưu đãi Lĩnh vực ưu đãi Địa bàn có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn Địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn THUẾ SUẤT THỜI GIAN ÁP DỤNG Danh mục A Danh mục B Vùng 1 Vùng 2 10% 15 năm 3 10% 15 năm 3 15% 12 năm 3 3 20% 10 năm 3 20% 10 năm 3 • Ưu đãi về thuế nhập khẩu (Quy định tại Nghị định số 149/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 8 tháng 12 năm 2005 quy định chi tiết thi hành Luật thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu)

Đối tượng được miễn thuế

Hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư

Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất của các dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư quy định tại Danh mục A, Danh mục B hoặc thuộc Vùng 1 hoặc thuộc lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng cơ khí, điện, điện tử được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 (năm) năm, kể

từ ngày bắt đầu sản xuất.

Nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án thuộc Danh mục B ; bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án thuộc Danh mục A hoặc thuộc Vùng 1 được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 (năm) năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất.

Đối tượng được xét miễn thuế

Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây được xét miễn thuế:

Hàng hoá nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho quốc phòng, an ninh, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học được xét miễn thuế nhập khẩu theo Danh mục hàng hoá nhập khẩu do Bộ Tài chính thống nhất với các Bộ, ngành liên quan quy định.

Hàng hoá là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại được xét miễn thuế

trong định mức.

Hàng hoá nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế cho người xuất cảnh, nhập cảnh và các đối tượng khác theo quy định của Chính phủ, bao gồm cả

hàng hoá khuyến mại, hàng hoá dùng thử được phía nước ngoài cung cấp miễn phí để bán kèm với hàng hoá bán tại cửa hàng miễn thuế.

Đối tượng được xét giảm thuế

Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan Hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám

định, chứng nhận thì được xét giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá. Cơ quan Hải quan căn cứ vào số lượng hàng hoá bị mất mát và tỷ lệ

tổn thất thực tế của hàng hoá đã được giám định, chứng nhận để xét giảm thuế

Hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các trường hợp sau đây:

Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan, được tái xuất ra nước ngoài.

Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng không xuất khẩu, nhập khẩu.

Hàng hoá đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng thực tế xuất khẩu hoặc nhập khẩu ít hơn.

Hàng hoá nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu nếu đã nộp thuế nhập khẩu thì được hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu.

Hàng hoá đã nộp thuế nhập khẩu sau đó xuất khẩu trong các trường hợp sau:

Hàng hoá nhập khẩu để giao, bán cho nước ngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam;

Hàng hoá nhập khẩu để bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo quy định của Chính phủ.

Hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc hàng hoá tạm xuất khẩu để

hoá tạm xuất, tái nhập và hàng hoá nhập khẩu uỷ thác cho phía nước ngoài sau

đó tái xuất đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu .

Hàng hoá đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam thì được xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu.

Hàng hoá nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba thì được xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với số lượng hàng thực tế tái xuất và không phải nộp thuế xuất khẩu.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất (bao gồm cả mượn tỏi xuất) để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi nhập khẩu phải kê khai nộp thuế nhập khẩu theo quy định, khi tái xuất ra khỏi Việt Nam sẽ được hoàn lại thuế nhập khẩu. Số thuế nhập khẩu hoàn lại được xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại của hàng hoá khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam. Trường hợp hàng hoá đã hết giá trị sử dụng thì không được hoàn lại thuế.

Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua đường dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh quốc tế mà doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này đã nộp thuế thay cho chủ hàng nhưng không giao được hàng hoá cho người nhận phải tái xuất, tái nhập hoặc trường hợp hàng hoá bị tịch thu, tiêu hủy theo quy định của pháp luật thì được hoàn lại số tiền thuếđã nộp.

Trường hợp có sự nhầm lẫn trong kê khai, tính thuế, nộp thuế (bao gồm cả đối tượng nộp thuế và cơ quan Hải quan) thì được hoàn trả số tiền thuế nộp thừa nếu sự nhầm lẫn đó xảy ra trong thời hạn 365 (ba trăm sáu lăm) ngày trở về

trước, kể từ ngày phát hiện có sự nhầm lẫn. Ngày phát hiện có sự nhầm lẫn là ngày ký văn bản xác nhận giữa đối tượng nộp thuế và cơ quan Hải quan.

Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng sau đó được miễn thuế theo quyết định cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ưu đãi về thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền thuê mặt nước

Quy định tai Nghịđịnh số 142/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 11 năm 2005 về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước

Đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất

Dự án đầu tư thuộc Danh mục A tại địa bàn Vùng 1

Kể từ ngày xây dựng hoàn thành đưa dự án vào hoạt động, thời gian miễn giảm tiền thuê đất được quy định cụ thể như sau:

ĐỐI TƯỢNG THỜI GIAN MIỄN GIẢM Danh mục B và cơ sở sản xuất kinh doanh mới của tổ

chức kinh tế thực hiện di dời theo quy hoạch, di dời do ô

nhiễm môi trường. 03 năm Danh mục A hoặc Vùng 2 07 năm Vùng 1 hoặc Danh mục B thực hiện trên địa bàn Vùng 2 11 năm Danh mục B thực hiện trên địa bàn Vùng 1 15 năm

Những ưu đãi áp dụng cho cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư, cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm

GIẢM THUẾ ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC

HƯỞNG ƯU ĐÃI MITHỄỜN THUÊI GIAN

Mức thuế giảm Thời gian Cơ sở sản xuất mới thành

lập từ dự án đầu tư và cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm ra khỏi đô thị theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

02 năm 50% 02 năm

Cơ sở kinh doanh mới

thuộc Danh mục B Lập dự án mới và di chuyển địa điểm thuộc Vùng 2 02 năm 50% 06 năm Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục B và thực hiện tại địa bàn thuộc Vùng 2 03 năm 50% 07 năm Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục A hoặc thực hiện tại địa bàn thuộc Vùng 1 04 năm 50% 09 năm

Đối với cơ sở kinh doanh đang hoạt động có đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất thì được miễn, giảm thuế cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư này mang lại

GIẢM THUẾ ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HƯỞNG ƯU

ĐÃI MITHỄỜN THUÊI GIAN Mức thuế

giảm Thời gian Cơ sở kinh doanh đang hoạt động

có đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất 01 năm 50% 02 năm Dự án thuộc Danh mục A hoặc dự án thực hiện trên địa bàn Vùng 1 02 năm 50% 3 năm Dự án thuộc Danh mục B và thực hiện trên địa bàn Vùng 2 03 năm 50% 05 năm Dự án thuộc Danh mục A và thực hiện trên địa bàn Vùng 2 03 năm 50% 07 năm Danh mục B và thực hiện trên địa bàn Vùng 1 hoặc Danh mục A và thực hiện trên địa bàn Vùng 1 04 năm 50% 07 năm

PHỤ LỤC 2

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO NGÀNH 1988-2008

(tính tới ngày 19/12/2008 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)

STT Chuyên ngành

Số dự

án TVĐT Vốn điều lệ

I Công nghiệp và xây dựng 6.303 87.799.745.637 29.663.816.911

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam (Trang 104 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)