Điều kiện cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế xã hội tại thành phố đồng hới khoa học xã hội và hành vi kinh tế (Trang 41 - 44)

1.2. Cơ sở lý luận về cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính

1.2.6. Điều kiện cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế xã hội

1.2.6.1. Cơ chế, chính sách nhà nước

Phải có cơ chế, chính sách ƣu tiên hợp lý để đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính, cụ thể:

- Ƣu tiên việc tuyển chọn, bố trí cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn và nắm bắt đầy đủ các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực giải quyết, năng lực và phẩm chất tốt, có khả năng giao tiếp với tổ chức, công dân trực tiếp làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Tăng cƣờng cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho công tác cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt cho bộ phận Một cửa, Một cửa liên thông.

- Có chính sách khen thƣởng và khuyến khích những sáng kiến, những cách làm hay mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác cải cách thủ tục hành chính.

- Có cơ chế kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên, độc lập, khách quan trong nội bộ cơ quan, đơn vị nhằm phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm, sách nhiễu, phiền hà về thủ tục hành chính của cán bộ, công chức.

1.2.6.2. Nguồn kinh phí

- Bố trí đủ nguồn tài chính và nhân lực thoả đáng để nghiên cứu và đƣa ra giải pháp tối ƣu nhất về mức độ và phƣơng thức can thiệp của nhà nƣớc vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

- Cần có nguồn kinh phí phù hợp để quan tâm đúng mức về vấn đề lƣơng, tiền thƣởng và có một chế độ tiền lƣơng thoả đáng với chế độ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức. Hỗ trợ thu nhập thêm cho cán bộ công chức cũng là một biện pháp để đẩy nhanh tiến trình cải cách bởi vì lúc đó cán bộ công chức có nhiều thời gian cho công việc không phải lo những vấn đề của cuộc sống đời thƣờng.

- Có đủ nguồn kinh phí để đầu tƣ các trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế Một cửa ngày càng hiện đại, thuận lợi cho tổ chức và công dân đến giao dịch. Đồng thời tăng cƣờng đầu tƣ, ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại vào giải quyết các thủ tục hành chính.

1.2.6.3. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

Xác định đội ngũ cán bộ, công chức là nhân tố có ý nghĩa quyết định cho thành công trong hoạt động quản lý nhà nƣớc và cải cách hành chính. Vì vậy, muốn cải cách thủ tục hành chính trƣớc hết cần có một đội ngũ cán bộ công chức trong sạch, vững mạnh. Trong giai đoạn hiện nay với sự phát triển nhƣ vũ bão về mọi lĩnh vực thì con ngƣời luôn đóng vai trò trung tâm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nƣớc. Vì vậy thủ tục hành chính dù diễn ra theo một mô hình nào đi nữa thì vai trò của cán bộ công chức trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính luôn ở vị trí hàng đầu.

Thứ nhất, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phải thấy đƣợc tầm

quan trọng của mình trong việc cải cách thủ tục hành chính; có trình độ, năng lực và tính chuyên môn hóa cao; có ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cƣơng hành chính và ý thức trách nhiệm trong hoạt động công vụ, không có thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm; có tác phong đứng đắn, chuẩn mực, ứng xử có văn hóa, giao tiếp với công dân lịch thiệp, nhẹ nhàng, tận tình, chu đáo.

Thứ hai, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tại các cơ

quan, đơn vị phải đảm bảo có đủ về số lƣợng, phù hợp với tiêu chuẩn, chức danh và vị trí công tác để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thực hiện cải cách hành chính.

1.2.6.4. Dân trí

Trình độ dân trí là một trong những điều kiện cần thiết để thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính. Nếu công tác tuyên truyền, phổ biến các kiến thức pháp luật nhà nƣớc đến đƣợc với mọi ngƣời dân để ngƣời dân và các tổ chức nắm rõ hơn về các thủ tục hành chính, về quyền và nghĩa vụ mà mỗi công dân phải thực hiện, nhƣ vậy khi đó cả hai phía (cán bộ công chức nhà nƣớc và ngƣời dân) đều hiểu biết pháp luật thì quá trình thực hiện cải cách

hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng sẽ diễn ra đƣợc thuận lợi, nhanh chóng, đạt hiệu quả cao.

Đồng thời, khi mỗi ngƣời dân hiểu biết đầy đủ về các thủ tục hành chính thì trong quá trình thực hiện sẽ tham gia đóng góp ý kiến, đánh giá về bộ thủ tục hành chính để cơ quan nhà nƣớc có hƣớng chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp tốt hơn với thực tế của địa phƣơng.

1.2.6.5. Văn hóa hành chính

Thủ tục hành chính, ở một phƣơng diện nhất định đó là sự biểu hiện trình độ văn hóa của tổ chức, văn hóa giao tiếp trong bộ máy Nhà nƣớc, văn hóa điều hành. Do đó, yếu tố văn hóa công chức hay văn hóa hành chính là một trong những điều kiện để thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính. Nếu ở một địa phƣơng, đơn vị xây dựng đƣợc môi trƣờng văn hóa hành chính tốt thì công tác cải cách thủ tục hành chính sẽ gặp nhiều thuận lợi.

1.3. Kinh nghiệm thực tiễn của một số địa phƣơng trong cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế xã hội tại thành phố đồng hới khoa học xã hội và hành vi kinh tế (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)