Diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 72)

1986 1990 1994 1995 1999 2000 2001 2002 Đay 26 12 7 8 4 5.5 7.6 9.8 Bông 13 8 13 18 22 18.6 27.3 34.8 Cói 10 9 9.3 9.2 11.6 Mía 125 131 167 225 351 302.3 291.0 317.4 Lạc 225 201 248 256 248 244.9 241.4 246.8 Đậu tương 106 110 132 121 129 124.1 140.3 158.1 Thuốc lá 36 27 25 28 33 24.4 23.9 26.9 Tổng 492 469 572 666 796 729.1 740.7 805.4

Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Thống kê, HN 2003.

Sự thay đổi cơ cấu cây công nghiệp hàng năm như vậy trước hết gắn với nhu cầu thị trường và đồng thời đây cũng là chủ trương của Nhà nước khuyến khích phát triển sản xuất bông vải để hạn chế bông nhập khẩu và thực hiện chương trình 1 triệu tấn đường. Tuy nhiên, với lượng cung về bông và mía như hiện nay vẫn chưa đáp ứng đủ cầu. Hàng năm, nước ta vẫn phải nhập khẩu bông và sợi dệt với quy mô hàng chục vạn tấn. Đây là một điểm bất hợp lý vì ngay bản thân đa số các cây công nghiệp lâu năm, cung đã vượt quá cầu, sản xuất dư thừa, hơn nữa, tiềm năng về đất đai, khí hậu cũng như tập quán ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có đủ khả năng để phát triển những cây cung còn thiếu hụt so với cầu (bông, mía, dâu tằm) song lại không được khai thác.

Với cây cói và cây đay, diện tích cói từ 10 nghìn ha năm1995 giảm xuống còn 8,6 nghìn ha năm 2000, sản lượng giảm từ 75,ó nghìn tấn xuống 57,8 nghìn tấn. Diện tích đay cũng giảm từ 7,5 nghìn ha xuống 5,7 nghìn ha, sản lượng từ 14,8 nghìn tấn giảm xuống còn 11,0 nghìn tấn trong 2 năm tương ứng. Song, sự suy giảm diện tích, chặt phá cây đay và cói diễn ra trong các năm qua sẽ là không hợp lý khi có thể nhìn thấy ngay nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các sản phẩm này vẫn tăng do sự phát triển của công nghiệp bao bì, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.

Vì vậy, trong cơ cấu cây công nghiệp hàng năm, Nhà nước cũng cần tổ chức và lập định hướng quy hoạch và kế hoạch đầu tư để giảm thiểu sự bất hợp lý này nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nói riêng và hiệu quả của ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung.

Nhóm rau, đậu

Sản xuất rau, đậu có bước tăng trưởng đều trong thời gian qua. Giá trị sản xuất của trồng rau, đậu năm 1995 đạt 5 nghìn tỷ đồng, năm 1997 là 5,7

nghìn tỷ và năm 1999 là 6,2 nghìn tỷ, năm 2001 là 6,8 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, tổng diện tích trồng rau, đậu của cả nước cũng tăng từ 516 nghìn ha lên 597 rồi 659 và 720 nghìn ha qua 4 năm tương ứng.

Trong sản xuất rau đậu, đặc biệt từ năm 1995 trở lại đây đã bước đầu chuyển hướng sang sản xuất hàng hóa. Theo số liệu của cuộc điều tra Mức sống dân cư Việt Nam vào năm 1998, đã có đến 66% lượng rau và 75% lượng quả sản xuất tại hộ được bán ra thị trường. Mặt khác, sản lượng rau quả tăng nhanh nên đã đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước đồng thời góp phần đa dạng hóa cây trồng trong ngành trồng trọt, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Và một điểm mới trong sản xuất rau đậu những năm qua là cơ cấu trồng rau bắt đầu thay đổi theo hướng tăng sản xuất rau sạch, rau cao cấp có chất lượng cao. Đây là diễn biến đúng nhằm đáp ứng yêu cầu cao của người tiêu dùng khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân đã được cải thiện, đồng thời đáp ứng yêu cầu cao của các nước nhập khẩu. Việc thay đổi cơ cấu rau, đậu như vậy đã góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, do giá rau, đậu còn thấp nên giá trị sản xuất tính trên 1 ha đất canh tác trong lĩnh vực trồng rau, đậu mới chỉ đạt 9,4 triệu đồng năm 2001 (theo giá so sánh 1994), thấp hơn mức giá trị sản xuất/ha của trồng cây công nghiệp và cây ăn quả trong năm tương ứng, song vẫn cao hơn mức bình quân của toàn ngành trồng trọt (7,3 triệu đồng/ha).

Nhóm cây ăn quả

Cũng như rau đậu, điều kiện khí hậu ở Việt Nam cho phép trồng nhiều loại cây ăn quả: cam, chuối, xoài, nhãn vải, chôm chôm, nho, dưa, dứa… Trong thời gian qua, diễn biến diện tích và giá trị sản xuất ngành trồng cây ăn quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)