Trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, UBND Thành phố Hà Nội đã đặc biệt coi trọng
vấn đề về CSSK cho người dân Thủ đô, đặc biệt là CSSK cho người nghèo, nhằm đạt tới mục tiêu: “Sức khỏe của nhân dân phải được nâng cao, thể trạng, tầm vóc người Thủ đô được cải thiện: tuổi thọ trung bình đạt 78 tuổi năm 2020 và trên 80 tuổi năm 2030. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân dưới 9% vào năm 2020 và dưới 3% năm 2030. Xây dựng, phát triển và vận hành mạng lưới an sinh xã hội rộng khắp, đa dạng và hiệu quả. Tỷ lệ nghèo năm 2020 khoảng 1-2%, năm 2030 dưới 1% (theo chuẩn nghèo tại thời điểm). Năm 2020 trên 60% người lao động được tham gia BHXH và thực hiện BHYT toàn dân. Năm 2030 có trên 80% người lao động được tham gia BHXH và 100% tham gia
BHYT. Thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội (chính sách đối với người có công với nước, chính sách giảm nghèo, chính sách trợ cấp xã hội…)”[14].
Để đạt được mục tiêu đó, Ngành Y tế Hà Nội cần phát triển theo các định hướng cơ bản sau:
+ Phát triển mạnh sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng công tác CSSK và các hoạt động thể dục-thể thao để tăng cường thể lực và cải thiện tầm vóc người dân Thủ đô. Bảo đảm để mọi người dân Thủ đô được hưởng các dịch vụ y tế có chất lượng ngày càng cao và thuận tiện. Tổ chức cung cấp dịch vụ y tế công bằng, hiệu quả, rút ngắn chênh lệch về chất lượng dịch vụ y tế giữa khu vực nội thành và các huyện ngoại thành.
Tăng cường y tế tuyến cơ sở, nhằm đảm bảo 100% xã đạt tiêu chuẩn quốc gia vào năm 2012. Phát triển mạnh y tế dự phòng.
+ Chú trọng CSSK bà mẹ và trẻ em, người cao tuổi, người nghèo. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ của người dân, làm cho mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm mạnh tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đi đối với nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Thủ đô.
+ Tăng cường phát triển nhanh hệ thống y tế theo hướng hiện đại , đồng thời quan tâm phát triển rộng rãi y học cổ truyền dân tộc. Xây dựng, phát triển Hà Nội trở thành trung tâm y học, dược học hiện đại chất lượng cao của cả nước, đạt trình độ tiên tiến tương đương các nước tiên tiến trong khu vực về chất lượng, trình độ kỹ thuật, một số lĩnh vực đạt trình độ các nước tiên tiến trên thế giới. Thời kỳ 2011-2030, xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm dịch vụ y tế có uy tín của khu vực Đông Á.
+ Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện trung tâm y tế chuyên sâu Hà Nội và xây dựng một số cơ sở y tế đạt trình độ quốc tế. Xây dựng thêm một số bệnh viện chuyên khoa có trình độ cao tại Hà Nội. Khuyến khích xây dựng một số bệnh viện quốc tế. Xây dựng trung tâm nghiên cứu, ứng dụng công nghệ gen, di truyền cấp quốc gia. Quy hoạch và xây dựng một số cụm bệnh viện lớn có chất lượng cao ở ngoại thành, trong đó có xây dựng 5 tổ hợp công trình y tế đa chức năng, chất lượng cao để khám chữa bệnh, nghiên cứu, đào tạo, sản xuất thuốc và trang thiết bị y tế.
Trong quy hoạch dành diện tích đất 5 tổ hợp công trình y tế đa chức năng gồm tổ hợp công trình y tế Sóc Sơn 200ha; tổ hợp công trình y tế Hòa Lạc 200ha; tổ hợp công trình y tế Phú Xuyên 200ha; tổ hợp công trình y tế Sơn Tây 50ha; tổ hợp công trình y tế Gia Lâm-Long Biên 50ha.
Việc xây dựng các tổ hợp y tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi về mặt đầu tư hạ tầng kỹ thuật liên thông, sử dụng trang thiết bị kỹ thuật cao, hỗ trợ nhau về kỹ thuật, hợp tác nghiên cứu khoa học, đào tạo chuyên sâu.
Ngoài ra, đối với các bệnh viện ở nội thành chủ yếu sẽ cải tạo, nâng cấp cơ sở hiện có; các cơ sở cũ được chuyển đổi thành các cơ sở nghiên cứu, đào tạo hoặc dịch vụ khám chữa bệnh, phục vụ dân cư đô thị Trung tâm. Xây dựng mạng lưới Trung tâm y tế khu vực tại các khu, cụm dân cư quận, huyện, đô thị vệ tinh theo quy mô dân số từng khu vực.
Ở khu vực khám chữa bệnh tư nhân, phấn đấu đến năm 2020-2030 đạt 20-30% giường bệnh ngoài công lập, các dự án có quy mô từ 200-400 giường đầu tư vào các quận mới và các khu đô thị mới. Các dự án có quy mô trên 500 giường bệnh và đạt tiêu chuẩn quốc tế nên đầu tư vào các cụm công trình y tế đa chức năng theo quy hoạch trên địa bàn Hà Nội.
Quy hoạch cũng chú trọng củng cố và hoàn thiện các trạm y tế xã, phường về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ y tế; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế... Đảm bảo 100%
các trạm y tế có bác sĩ hoặc cử nhân y tế công cộng; mỗi thôn có 1-2 nhân viên y tế thôn có trình độ sơ học trở lên...
Ngoài ra quy hoạch cũng xây dựng mạng lưới vận chuyển cấp cứu; hệ thống y tế dự phòng; mạng lưới sản xuất, cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế... nhằm xây dựng hệ thống y tế của Hà Nội ngày càng hoàn thiện và hiện đại trở thành Trung tâm y tế lớn của cả nước và dần tiến tới là một Trung tâm y tế tầm cỡ quốc tế.
(http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-vn/75/43/7/21/21/129369/Default.aspx)
+ Thực hiện đồng bộ chính sách BHYT, chính sách KCB và chính sách viện phí phù hợp, tiến tới BHYT toàn dân, trong đó chú trọng đến các đối tượng chính sách, người nghèo và trẻ em.
3.2. Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động BHYT cho ngƣời nghèo ở hà nội.