Kết quả hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh nam hà nội (Trang 62 - 73)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng TMCP Đầu

3.3.4. Kết quả hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

triển Việt Nam – chi nhánh Nam Hà Nội

3.3.4.1. Tăng trưởng cho vay khách hàng cá nhân

Với mục tiêu là ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng BIDV nói chung và chi nhánh Nam Hà Nội nói riêng nhắm vào đối tượng khách hàng chủ yếu là các cá nhân có thu nhập ổn định, hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay, khách hàng cá nhân chủ yếu là vay để phục vụ sản xuất kinh doanh, sinh hoạt, tiêu dùng, sửa chữa nhà,... Trong khi đó, khách hàng doanh nghiệp chủ yếu sử dụng khoản vay để bổ sung vốn lưu động và mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc đánh giá mở rộng tín

dụng cá nhân tại Ngân hàng BIDV - Nam Hà Nội được thể hiện trước hết ở chỉ tiêu doanh số cho vay, chỉ tiêu này phản ánh một cách khái quát nhất về hoạt động cho vay cá nhân tại Chi nhánh trong một năm. Bởi vậy, nếu trong năm doanh số cho vay cá nhân của Chi nhánh lớn, đạt tỷ lệ cao và tăng so với năm trước thì điều đó đã nói lên hoạt động cho vay cá nhân của Chi nhánh đang được mở rộng.

Bảng 3.9. Tình hình tăng trƣởng cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV- Nam Hà Nội giai đoạn 2016-2018

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu

2016 2017 2018 So sánh (%)

2017/2016 2018/2017 1. Doanh số cho vay

- Hoạt động cho vay 812 923 1.012 13,7 9,6 - Cho vay KHCN 465 659 858 41,7 30,2 - Tỷ trọng (%) 57,3 71,1 84,8 24,7 18,7

2. Doanh số thu nợ

- Hoạt động cho vay 724 893 1.014 23,3 13,5 - Cho vay KHCN 423 617 819 45,9 32,7 - Tỷ trọng (%) 58,4 69,1 80,8 18,3 16,9

3. Dƣ nợ

- Hoạt động cho vay 613 723 818 17,9 13,1 - Cho vay KHCN 353 425 457 20,4 7,5 - Tỷ trọng (%) 57,6 58,8 55,9 2,1 -5,0

Nguồn: Ngân hàng BIDV - Nam Hà Nội

Bảng 3.9, cho thấy doanh số cho vay của Ngân hàng BIDV - Nam Hà Nội có xu hướng tăng qua các năm. Bất chấp nền kinh tế Việt Nam đang chịu những ảnh hưởng kinh tế thế giới và những biến động của tỷ giá, lạm phát, lãi suất, chi nhánh Huế đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được kết quả kinh doanh tốt, giữ vững vị thế vai trò là Ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Doanh số cho vay của hoạt động tín dụng năm 2017 tăng 111 tỷ đồng, tương ứng tăng 13,7% so với năm 2016 và năm 2018 tăng 89 tỷ đồng, tương ứng tăng 9,6% so với năm 2017. Sở dĩ doanh số cho vay tăng cao là do Ngân hàng BIDV - Nam Hà Nội đã nắm bắt kịp thời xu hướng của nền kinh tế thông qua việc cung cấp nhiều gói tín dụng với lãi suấtưu đãi.

Đối với doanh số thu nợ, khi nền kinh tế đang trên đà hồi phục, tình hình thu nợ của Ngân hàng BIDV - Nam Hà Nội đã khả quan hơn. Đối với doanh số thu nợ năm 2016 tăng 169 tỷ đồng, tương ứng tăng 23,3% so với năm 2016, năm 2018 tăng 121 tỷ đồng tương ứng tăng 13,5% so với năm 2017.

Doanh số cho vay và doanh số thu nợ ảnh hưởng đến chỉ tiêu dư nợ. Tăng trưởng dư nợ phản ánh hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng và luôn được Ngân hàng quan tâm. Năm 2017, mức dư nợ của hoạt động tín dụng tăng 17,9% so với năm 2016 và tiếp tục tăng 13,1% vào năm 2018. Dư nợ của hoạt động cho vay cá nhân cũng tăng đều qua các năm 2016- 2018.

Cho vay KHCN là một nghiệp vụ nằm trong nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Hoạt động cho vay KHCN có doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ tăng qua các năm. Chứng tỏ đây là dịch vụ tiềm năng mà Ngân hàng BIDV - Nam Hà Nội có thể khai thác, phát triển hết mọi nguồn lực của ngân hàng, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế phát triển như hiện nay, mọi người dân đều muốn nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.

Có thể thấy được rằng cho vay KHCN không ngừng tăng lên cả về quy mô lẫn tốc độ cụ thể xét về sự tăng trưởng và tỷ trọng doanh số, dư nợ cho vay KHCN. Doanh số cho vay KHCN qua 3 năm 2016-2018 có sự tăng lên mạnh mẽ. Năm 2017, hoạt động cho vay KHCN tiếp tục có bước phát triển tương đối lớn về doanh số và tỷ trọng với hoạt động tín dụng nói chung. Theo đó, doanh số cho vay KHCN đạt 194 tỷ đồng tăng 41,7% so với năm 2016. Về dư nợ, tính đến cuối năm 2017 tổng dư nợ tín dụng đạt 723 tỷ đồng, trong đó cho vay cá nhân chiếm 58,8% tương đương với 425 tỷ đồng, tăng 20,4% so với năm 2016. Năm 2018, với những nền tảng trên, chi nhánh Huế được sự chỉ đạo sát sao của Ban Giám đốc thì hoạt động cho vay cá nhân tiếp tục có bước phát triển khá tốt. Trong năm 2018, doanh số cho vay KHCN đạt 858 tỷ đồng chiếm 84,8% so với tổng doanh số cho vay và tăng trên 30,2% so với năm 2017. Doanh số thu nợ và dư nợ cũng tăng nhanh, lần lượt chiếm 14,5% và 20,2% so với tổng số. Sở dĩ ngân hàng đạt được điều này là vì ngoài lý do chủ quan kể trên thì khách quan mà nói, nhu cầu về vốn tín dụng của nền kinh tế tăng trong đó có nhu cầu về tín dụng cá nhân.

Điều này cho thấy, chi nhánh Nam Hà Nội đã và đang ngày càng tập trung hơn vào hoạt động cho vay KHCN, một hoạt động có khả năng sinh lời khá cao cho ngân hàng. Hơn nữa, ngân hàng cũng đã có những biện pháp kịp thời và hợp lý trong việc thu hồi, xử lý nợ quá hạn nên có thể thấy, doanh số thu nợ đã tăng dần qua các năm, đây là một dấu hiệu tốt cho tình hình tài chính của Chi nhánh.

3.3.4.2. Về quy mô

Quy mô hoạt động tín dụng của một ngân hàng phản ánh qua chỉ tiêu dư nợ tín dụng, Bảng số liệu 3.8 cho thấy, hoạt động cho vay KHCN của BIDV Nam Hà Nội ngày càng phát triển tổng dư nợ KHCN tăng liên tục qua các năm từ 2014 - 2018; năm 2014 tổng dư nợ KHCN đạt 183.700 triệu đồng, đến năm 2018 đã lên đến 636.350 triệu đồng, tương ứng tăng 246,41 so với năm 2014.

ĐVT: Triệu đồng

Biểu đồ 3.1. Quy mô dư nợ KHCN của BIDV- Nam Hà Nội

Một cách cụ thể hơn, dư nợ KHCN trong những năm qua có sự tăng trưởng mạnh, năm 2017 tăng 28,40% so với năm 2016 và năm 2018 tăng đến 60,65% so với năm 2017. Nguyên nhân là do BIDV Việt Nam đang tái cơ cấu hoạt động của mình theo định hướng đẩy mạnh hoạt động bán lẻ, phấn đấu trở thành ngân hàng

183.7 267.215 262.141 [VALUE]0 [VALUE]00 0 100 200 300 400 500 600 700 800

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 năm 2018

3.3.4.3. Về tỷ trọng dư nợ

Biểu đồ 3.2. Tỷ trọng tín dụng của BIDV – Nam Hà Nội

Từ biểu đồ 3.2 cho thấy, giai đoạn từ 2014 - 2018, mặc dù quy mô còn nhỏ hơn rất nhiều nhưng tốc độ tăng trưởng dư nợ KHCN qua từng năm lại tăng nhanh hơn nhiều so với tín dụng chung của chi nhánh, có thể chứng minh được sự tăng trưởng và phát triển của cho vay KHCN thông qua tỷ trọng dư nợ KHCN trong 5 năm qua:

Tỷ trọng dư nợ KHCN năm 2014 chỉ chiếm tỷ trọng 16,59% nhưng đã tăng mạnh trong năm 2015 lên đến 20,47% nhưng lại bị giảm sút trong năm 2016 xuống còn 17,16% và đã tăng trở lại trong năm 2017, 2018.

Thực trạng trên xuất phát từ những lý do sau:

- Trước đây, chi nhánh tập trung nguồn lực rất lớn cho tín dụng bán buôn với các doanh nghiệp lớn, các tổng công ty và các dự án lớn mà chưa thực sự quan tâm đến mảng khách hàng cá nhân. Những năm gần đây, trong bối cảnh kinh tế suy giảm, hàng hóa ế ẩm, sản xuất kinh doanh đình trệ thì việc cho vay doanh nghiệp trở nên rất khó khăn. Để cải thiện tình hình, các ngân hàng có xu hướng chuyển sang phân khúc KHCN, những người có nhu cầu vay tiêu dùng.

KHCN KHDN 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00%

năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

16.59% 20.47% 17.16% 19.93% 20.10%

83.41% 79.53% 82.84% 80.07% 79.90%

Tỷ trọng BIDV - Nam Hà Nội

- Năm 2018, hoạt động cho vay KHCN của BIDV Nam Hà Nội lại gặp sự phải cạnh tranh hết sức gay gắt, bởi hầu hết các ngân hàng đều thấy được tiềm năng của loại hình này trên địa bàn, nên đã tập trung mọi nguồn lực, tung ra rất nhiều sản phẩm với nhiều chính sách ưu đãi lớn thu hút khách hàng. Trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng đã làm tỷ trọng cho vay KHCN năm 2018 giảm mạnh nhưng đã nhanh chóng hồi phục trở lại trong các năm tiếp theo nhờ vào kinh nghiệm và sự nổ lực của toàn bộ cán bộ nhân viên của ngân hàng.

3.3.4.4. Về cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo sản phẩm

Bảng 3.10. Cơ cấu dƣ nợ cho vay KHCM theo sản phẩm giai đoạn 2016-2018

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2016 Tỷ trọng (%) 2017 Tỷ trọng (%) 2018 Tỷ trọng (%) Cho vay mua oto 29.035 11,08 69.130 12,55 68.026 9,21 Cho vay nhu cầu nhà ở 82.177 31,35 195.660 35,53 237.297 32,11 Cho vay chứng minh tài

chính

28.133 10,73 79.923 14,51 167.721 22,69 Cho vay hỗ trợ du học 431 0,16 1.530 0,28 588 0,08 Cho vay tiêu dùng tín

chấp

44.618 17,02 44.530 8,09 54.011 7,31 Cho vay thấu chi tín chấp 17.871 6,82 41.562 7,55 58.574 7,93 Cho vay tiêu dùng có

TSĐB

8.109 3,09 5.654 1,03 7.134 0,97 Cho vay cầm cố

GTCG/TTK

5.149 1,96 12.259 2,23 23.282 3,15 Cho vay sản xuất kinh

doanh

46.618 17,79 100.417 18,23 122.288 16,55

Tổng cộng 262.141 100 550.665 100 738.921 100

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh HCN năm 2 16-2018 BIDV- Nam Hà Nội

Nhìn chung, dư nợ của tất cả các sản phẩm đều tăng qua các năm, trong đó: cho vay mua nhà, cho vay chứng minh tài chính, thấu chi, cho vay cầm cố GTCG/ TTK có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất. Riêng chỉ có sản phẩm cho vay hỗ trợ du học có sự biến động giữa các năm tương đối lớn.

Cho vay mua oto

Trong các sản phẩm cho vay KHCN, cho vay mua ô tô là một trong những sản phẩm thế mạnh của BIDV Nam Hà Nội, chiếm tỷ trọng tương đối cao và khá ổn định. Nguyên nhân do mức sống của người dân ngày càng được nâng cao nên nhu cầu mua ô tô đang rất được nhiều người quan tâm, nắm bắt cơ hội này ngân hàng đã liên kết với các hãng mua bán ô tô trên địa bàn như PMT, Thaco Trường Hải giúp nâng tỷ lệ vay từ 60% lên 70% giá trị xe tải đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng và còn tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng, không những thế ngân hàng còn có thể bán chéo các sản phẩm bảo hiểm của BIC (Tổng công ty Bảo hiểm BIDV) tăng thêm thu nhập.

Dư nợ cho vay mua ô tô có sự tăng trưởng vượt trội trong năm 2017, tăng 40.095 triệu đồng (tương ứng tăng 138,09%) so với năm 2016, sang năm 2018, dư nợ cho vay mua ô tô có giảm nhẹ 1,6% so với năm 2017, do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các ngân hàng cũng như sự bão hòa trong nhu cầu mua ô tô của khách hàng hiện tại, ngân hàng cần đẩy mạnh tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới để có thể duy trì tăng trưởng dư nợ.

Cho vay nhu cầu nhà ở

Trong ba năm qua dư nợ của sản phẩm cho vay nhu cầu nhà ở tăng lên liên tục, từ 82.177 triệu đồng năm 2016 lên 195.660 triệu đồng năm 2017 tương ứng tăng 138,10% so với năm 2016 và đến năm 2018 đạt 237.297 triệu đồng tăng 21,28% so với năm 2017. Về mặt tỷ trọng thì tỷ trọng dư nợ của sản phẩm này luôn cao nhất trong 3 năm qua và luôn trên 30% tỷ trọng. Nguyên nhân là do có các dự án nhà ở xã hội dàư\nh cho người có nhu cầu thấp (Vicoland, Xuân Phú) đã liên kết với ngân hàng với lãi suất ưu đãi 5%/năm, với các gói ưu đãi như “An gia lập nghiệp” với gói 7.000 tỷ đồng, gói ưu đãi 30.000 tỷ đồng…, tạo điều kiện cho những người có thu nhập thấp không có điều kiện xây nhà có thể có được ngôi nhà để ổn định cuộc sống. Đây chính là cơ hội lớn để ngân hàng phát triển các sản phẩm cho vay nhà ở. Bên cạnh đó, ngân hàng còn có thể bán chéo các sản phẩm bảo hiểm của BIC tăng thêm khoản thu cho ngân hàng cũng như có thêm nguồn trả nợ nếu khoản vay gặp rủi ro.

Cho vay chứng minh tài chính

Sản phẩm này đang ngày càng tăng mạnh từ năm 2016 với dư nợ 28.133 triệu đồng thì đến năm 2017 đã tăng lên 79.923 triệu đồng tương ứng tăng 184.09%, năm 2018 đạt 167.721 triệu đồng tăng 109,85% so với năm 2017. Đây là sản phẩm có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong tất cả các sản phẩm cho vay KHCN. Do mức sống của người dân ngày càng cao nên nhu cầu đi du lịch, thăm người thân ở nước ngoài, cho con cái đi du học ngày càng tăng mà để có được visa thì khách hàng phải chứng minh được khả năng tài chính của mình thông qua sản phẩm cho vay chứng minh tài chính của ngân hàng.

Cho vay hỗ trợ du học

Đối với cho vay hỗ trợ du học thì tốc độ tăng trưởng đột biến trong năm 2017 lên đến 254,99% so với năm 2016 nhưng đến năm 2018 thì lại giảm sút mạnh xuống còn 588 triệu đồng tương ứng giảm 61,57% so với năm 2017. Nguyên nhân là do năm 2017, BIDV triển khai nhiều gói sản phẩm du học có kèm theo nhiều ưu đãi, tham gia các gói sản phẩm này tại BIDV, khách hàng sẽ được ưu đãi giảm 50% phí chuyển tiền quốc tế đi, tỷ giá ưu đãi khi mua ngoại tệ; chi phí khóa học ngoại ngữ, hỗ trợ dịch vụ xác nhận số dư…Với các chính sách ưu đã đó đã giúp sản phẩm này tăng trưởng mạnh nhưng đến năm 2018 thì lại giảm mạnh do các ngân hàng cũng đã thấy được tiềm năng của sản phẩm này nên đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để lôi kéo khách hàng làm giảm thị phần của ngân hàng BIDV Nam Hà Nội.

Cho vay tiêu dùng tín chấp

Từ năm 2016 đến 2018, tốc độ phát triển về dư nợ của cho vay tiêu dùng tín chấp khá ổn định, tăng giảm không đáng kể dư nợ năm 2017 chỉ giảm 88 triệu đồng tương ứng 0,2% so với năm 2016, sang năm 2018 tăng lên 9.481 triệu đồng tương ứng 21,29% so với năm 2017.

Đối tượng của sản phẩm này chủ yếu là những khách hàng có đổ lương qua tài khoản, khách hàng có độ tín nhiệm cao do đó dư nợ cho vay của ngân hàng chủ yếu là của những khách hàng truyền thống, vì vậy ngân hàng cần tăng cường liên kết với các doanh nghiệp, cơ quan đổ lương qua tài khoản tại ngân hàng để kích thích phát triển gói sản phẩm này.

Cho vay thấu tín chấp

Đối với cho vay thấu chi tín chấp thì tốc độ tăng trưởng dư nợ tăng lên nhanh chóng. Dư nợ năm 2016 là 17.871 triệu đồng nhưng sang năm 2017 đã tăng thêm 23.691 triệu đồng tương ứng 132,57 % và tiếp tục sang năm 2018 tăng lên 17.012 triệu đồng và tương ứng 40,93 % so với năm 2017.

Cho vay tiêu dùng có TSĐB

Năm 2016 dư nợ của sản phẩm này đạt 8.109 triệu đồng chiếm 3,09% tỷ trọng đến năm 2017 tỷ trọng giảm xuống chỉ còn 1,03% và năm 2018 thì chỉ còn chiếm 0,97% tỷ trọng dư nợ. Nguyên nhân chủ yếu là nhiều ngân hàng để tăng khả năng cạnh tranh đã có các chế độ vay tiêu dùng mà không cần có TSBĐ tuy lãi suất cao hơn ngân hàng BIDV nhưng điều này lại đánh trúng tâm lý của khách hàng vì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh nam hà nội (Trang 62 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)