Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Láng Hạ (Trang 46 - 49)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.2. Tình hình huy động vốn

3.2.2.1. Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn

Quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động của Agibank Láng Hạ cũng có thể đƣợc xem xét theo kỳ hạn (ngắn hạn, trung và dài hạn). Thực hiện chủ trƣơng dịch chuyển cơ cấu nguồn vốn theo hƣớng tăng tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn, trong những năm gần đây Agribank Láng Hạ đã phát hành thành công nhiều đợt kỳ

phiếu và chứng chỉ tiền gửi nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tƣ trung và dài hạn đang tăng cao.

Bảng 3.2: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn 2011 – 2014

Đơn vị : tỷ Đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tổng nguồn vốn huy động 9.888 100 10.002 100 11.804 100 13.092 100 1.Không kỳ hạn 1.797 18,2 2.641 26,4 4.344 36,8 3.566 27.2 2.Có kỳ hạn 8.091 81,8 7.361 73,6 7.460 63,2 8102 72.8 Tiền gửi CKH<12 tháng 1.234 15,3 1.881 25,6 1.346 18,1 3.866 29.5 Tiền gửi CKH>=12tháng 6.857 84,7 5.480 74,4 6.114 81,9 5660 70.5

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Láng Hạ từ 2011-2014)

Trong cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn thì nguồn vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng không cao, nhƣng có xu hƣớng tăng. Năm 2011 nguồn vốn này chiếm tỷ trọng 18,2% trong tổng vốn huy động, năm 2012 chi nhánh đã triển khai làm đầu mối thu phí cho Tập đoàn Xăng dầu nên nguồn vốn KKH đã đạt 2.641 tỷ Đồng, tăng 26,4% so với 2011, sang năm 2013 tỷ trọng của loại tiền gửi này là 36,8%, năm 2014 giảm xuống còn 3.566 tỷ Đồng tƣơng đƣơng 27.2%. Sở dĩ nhƣ vậy vì ban lãnh đạo chi nhánh nhận thấy nguồn tiền gửi không kỳ hạn mặc dù không ổn định nhƣng là nguồn vốn có chi phí thấp nên vẫn duy trì tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn huy động của mình và điều này cũng thể hiện khả năng thu hút khách hàng đối với các dịch vụ thanh toán qua tài khoản cho khách hàng tại chi nhánh. Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay nhu cầu thanh toán cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, cho

tăng lƣợng vốn huy động ngắn hạn của mình, một nguồn vốn có chi phí thấp. Đồng thời ta nhận thấy điều này đã chứng tỏ đƣợc rằng các dịch vụ thanh toán của NH đã đƣợc cải thiện và nâng cao đáp ứng đƣợc các nhu cầu của khách hàng, tạo thêm uy tín cho ngân hàng.

Mặt khác, nguồn tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động tại Chi nhánh, đặc biệt là nguồn tiền gửi trên 12 tháng, đây là điều kiện tốt cho chi nhánh thực hiện các khoản cho vay trung và dài hạn.

Đơn vị: tỷ Đồng Biểu đồ 3.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn 2011 - 2014

Tỷ trọng nguồn tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng trong nguồn tiền gửi CKH năm 2011 là 15,3% và đến năm 2012 là 25,6%. Nhìn vào biểu đồ ta thấy nguồn tiền gửi CKH dƣới 12 tháng của chi nhánh huy động tăng dần qua các năm. Năm 2012 đạt 1.881 tỷ Đồng (tăng 647 tỷ so với 2010), năm 2014 đạt 3.866 tỷ Đồng, tăng 100% so với năm 2012. Nguồn vốn này bao gồm phần lớn tiền gửi tiết kiệm của dân cƣ, tiền gửi của tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng (TCTD) khác. Chi phí huy động nguồn vốn này thƣờng là cao nhƣng đây là nguồn vốn tƣơng đối ổn định và nó cho phép các NH sử dụng nguồn vốn này một cách chủ động trong hoạt động cho vay và đầu tƣ. Nguồn tiền gửi huy động trên 12 tháng liên tục tăng qua các năm và

1.797 2.641 4.344 3.566 1.234 1.881 1.346 3.866 6.857 5.480 6.114 5660 2011 2012 2013 2014 KKH KH<12T KH>=12T

chiếm tỷ lệ lớn trên 80% trong nguồn vốn CKH, bởi vì năm 2008 mức lãi suất tại NH lại tƣơng đối cao, do đó khách hàng tập trung gửi tiền vào NH với thời hạn dài nhằm thu lợi. Hơn nữa, tại chi nhánh huy động hình thức tiết kiệm bậc thang với kỳ hạn đến tận 24 tháng và có thể rút gốc linh hoạt nên thu hút lƣợng lớn khách hàng dân cƣ. Nguồn tiền gửi trên 12 tháng có tính chất ổn định, khách hàng gửi tiền vào NH với mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận và chỉ rút tiền ra khi hết hạn. Điều này giúp cho Chi nhánh chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn để cho vay, tăng hiệu quả sử dụng vốn, nhƣng nhƣợc điểm của nguồn vốn này là chi phí cao. Nguồn tiền gửi thu hút đƣợc phụ thuộc rất nhiều vào lãi suất mà NH đƣa ra, bởi vậy Chi nhánh cần mở rộng dịch vụ nhiều hơn để thu hút nhiều khách hàng hơn nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Láng Hạ (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)