Quan điểm và giải pháp

Một phần của tài liệu Tác dộng của cách mạng công nghiệp đến giáo dục và đào tạo (Trang 33 - 36)

Phần 2 NỘI DUNG

2.3. Quan điểm và giải pháp

2.3.1. Quan điểm về tác động của cách công nghiệp 4.0 đến hoạt động giáo dục - đào tạo của Tỉnh Bạc Liêu trong thời gian tới.

Với những vấn đề hiện tại về tác động của cách công nghiệp 4.0 đến hoạt động giáo dục - đào tạo của Tỉnh Bạc Liêu hiện nay, tôi nhận định một số quan điểm như sau:

Một là, Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 còn tác động lâu dài và có sức ảnh hưởng lớn đối với các hoạt động giáo dục - đào tạo cả nước nói chung và hoạt động giáo dục - đào tạo của Tỉnh Bạc Liêu nói riêng

Hai là, Ngành giáo dục - đào tạo của tỉnh Bạc Liêu sẽ thích ứng tốt với sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong tương lai.

Ba là, Thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ sớm đưa các tỉnh có chất lượng giáo dục - đào tạo ở tốp thấp trong đó có Tỉnh Bạc Liêu vươn lên nhanh chóng nếu biết nắm bắt cơ hội và có hướng đi đúng đắn

Lãnh đạo Tỉnh Bạc Liêu cũng đã đưa ra quan điểm chỉ đạo cho ngành giáo dục - đào tạo của Tỉnh là phát triển giáo dục theo hướng chất lượng, toàn diện. Phát triển giáo dục theo chiều sâu

Thứ nhất, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho “quốc sách”. Ưu tiên cho phát triển giáo dục, đào tạo là ưu tiên cho tất cả các lĩnh vực khác trong tương lai.

Thứ hai, chọn chất lượng giáo dục, đào tạo làm khâu đột phá. Để các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp tin tưởng tuyển dụng những lao động được đào tạo từ các cơ sở giáo dục - đào tạo trong Tỉnh thì các cơ sở phải chú trọng đến chất lượng đầu ra. Để đảm bảo được chất lượng đầu ra thì trước hết phải có đội ngũ cán bộ chuyên môn cao và am hiểu về nhu cầu của thị trường lao động.

2.3.2. Giải pháp

Nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực và giải quyết các vấn đề đặt ra đối với tác động của cách mạng công nghiệp

4.0 đên hoạt động giáo dục - đào tạo của Tỉnh Bạc Liêu hiện nay mà đề tài đã nghiên cứu. Bản thân tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:

Một là, hoàn thiện các cơ chế chính sách, phù hợp với thực tiễn đối với các cơ sở giáo dục - đào tạo, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và người học trong địa bàn Tỉnh; các chính sách phân bổ tài chính cho các cơ sở giáo - đào tạo; chính sách về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nguồn kinh phí hoạt động, tuyển dụng nguồn nhân lực, chương trình đào tạo...; xây dựng các chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm và kỹ năng ứng dụng công nghệ vào các hoạt động quản lý và giảng dạy theo từng loại hình đào tạo.

Hai là, đổi mới nhận thức về hoạt động giáo dục, nhận thức về vị trí, vai trò của người dạy và người học trong giai đoạn mới. Giáo dục không chỉ là một hoạt động cố đinh ở một nơi, một thời điểm; không phải là hoạt động truyền tải kiến thức từ người dạy cho người học. Hoạt động giáo dục, đào tạo được thực hiện ở mọi không gian, mọi thời điểm từ nhiều nguồn khác nhau, bằng nhiều hình thức khác nhau. Bên cạnh đó, cần hình thành tư duy về giáo dục số, giáo dục mở, giáo dục thông minh...

Ba là, thường xuyên cập nhật các tiến bộ khoa học - công nghệ, những thay đổi về nhu cầu đào tạo từ thị trường lao động để đưa vào chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo phải được xây dựng một cách linh động và hướng đến thực tiễn cuộc sống. Chuyển từ hình thức đào tạo theo niên chế sang hình thức đào tạo theo tín chỉ đối với giáo dục đại học; đào tạo theo mô-đun đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục theo chủ đề đối với chương trình giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Bốn là, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học đối với cả người dạy và người học ở mọi lứa tuổi khác nhau. Gắn kết các hoạt động nghiên cứu với các hoạt động giáo dục - đào tạo, nhất là trong các lĩnh vực thế mạnh của Tỉnh như sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo... hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học bao gồm: tổ chức các cuộc thi sáng tạo khoa học - kỹ

thuật, các đề tài nghiên cứu cấp trường, cấp tỉnh, liên kết trong nghiên cứu khoa học - công nghệ.

Năm là, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng và công nghệ cho giáo dục - đào tạo. Ưu tiên phát triển khoa học công nghệ trong các hoạt động giáo dục - đào tạo; tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước cho giáo dục...

Sáu là, nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ở các cơ sở giáo dục – đào tạo phải có năng lực sáng tạo trên cơ sở của việc chuẩn hóa đội ngũ, thông qua các hoạt động đào tạo, tự đào tạo, tự bồi dưỡng các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và các kỹ năng mềm. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên càng cao thì khả năng thích ứng với sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến các hoạt động giáo dục - đào tạo là càng lớn. Bên cạnh các chính sách đào tạo, bồi dưỡng, cũng cần có những chính sách thu hút nhân tài, giữ chân cán bộ giỏi, trao đổi, hợp tác giáo viên...

Bảy là, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo nhất là các cơ sở giáo dục - đào tạo hàng đầu trong khu vực và trên thế giới thông qua nhiều hình thức như nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật, liên kết đào tạo, tro đổi, hợp tác giáo viên... Bên cạnh đó, trong điều kiện thực tế của địa phương các cơ sở đào tạo trong tỉnh cần tạo sự gắn kết chặt chẽ, tăng cường hợp tác với các cơ sở đào tạo ở các địa phương khá trong nước để tạo tiền đề cho hợp tác quốc tế.

Một phần của tài liệu Tác dộng của cách mạng công nghiệp đến giáo dục và đào tạo (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)