KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tác dộng của cách mạng công nghiệp đến giáo dục và đào tạo (Trang 36 - 41)

3.1. Kết luận

Với sự ra đời và phát của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nó đã và đang trở thành chủ đề quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách của đất nước và thế giới nói chung, của địa phương tỉnh Bạc Liêu nói riêng. Cuộc cách mạng công nghiệp này đang tồn tại và tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đến với Bạc Liêu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã xâm nhập nhiều nhất vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao và năng lượng tái tạo.

Thành tựu của Cách mạng công nghiệp đã thúc đẩy sự tiến bộ, tạo cơ hội phát triển cho ngành Giáo dục - Đào tạo Tỉnh Bạc Liêu có thể vươn lên cùng với các địa phương khác. Bên cạnh đó, nó cũng tạo ra những thách thức, những vấn đề đặt ra cho lãnh đạo địa phương và lãnh đạo ngành Giáo dục.

Ngành Giáo dục - Đào tạo đang chịu sự tác động và làm thay đổi cả về nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục - đào tạo ở tất cả các loại hình đào tạo từ đào tạo đại học, đào tạo nghề nghiệp, giáo dục trung học, giáo dục tiểu học và giáo dục mầm non. Bên cạnh đó phương thức lãnh đạo quản lý cơ sở giáo dục, đào tạo; quản lý thông tin người học cũng thay đổi dựa trên sự tiến bộ của khoa học - công nghệ

Nhiệm vụ cốt lõi trước của ngành Giáo dục - Đào tạo của Tỉnh Bạc Liêu trước sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực

3.2. Kiến nghị, đề xuất

Với gốc độ là một người dân đang sinh sống và chứng kiến sự phát triển của Tỉnh Bạc Liêu trong điều kiện tiến bộ của khoa học công nghệ, với vị trí, vai trò là một giáo viên, một người quản lý ở cơ sở giáo dục, đào tạo đang trực tiếp tham gia thực hiện các nhiệm vụ giáo dục và đào tạo ở địa phương dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, qua nghiên cứu để tài “tác động của

cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động giáo dục - đào tạo của Tỉnh Bạc Liêu hiện nay” bản thân tôi có một số kiến nghị, đề xuất như sau:

Đối với UBND Tỉnh Bạc Liêu tiếp tục thực hiện các chính sách phát triển ngành Giáo dục - đào tạo của địa phương, các chính sách đầu tư về tài chính phục vụ các hoạt động nghiên cứu khoa học, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các hoạt động giáo dục - đào tạo mà đặc biệt là các trang thiết bị công nghệ; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ngành Giáo dục - Đào tạo của Tỉnh có thể tiếp cận và thích ứng tốt với sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0; Các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào quy trình đào tạo nguồn nhân lực; Chính sách kêu gọi nhân tài, trọng dụng và sử dụng người tài, các chuyên gia một cách hiệu quả. Tạo sự gắn kết với các cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ giáo dục - đào tạo thuộc UBND Tỉnh quản lý bao gồm: Sở Giáo dục - Khoa học và Công nghệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trường Đại học Bạc Liêu và các trường cao đẳng; Thực hiện

Đối với các cơ quan quản lý giáo dục - đào tạo của cấp tỉnh và cấp huyện, tiếp tục thực hiện công tác tham mưu về xây dựng và quy hoạch tổng thể hệ thống các cơ sở giáo dục, đào tạo của địa phương. Quan tâm đặc biệt đến công tác đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục, đào tạo, đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ở các cơ sở, trong đó nhấn mạnh các tiêu chí về ứng dụng khoa học công nghệ vào các hoạt động giảng dạy và quản lý. Chuyển dần từ cơ chế “bao cấp” sang cơ chế “tự chủ một phần” và hướng đến cơ chế “tự chủ hoàn toàn” cho các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc thẩm quyền quản lý.

Đối với các cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cần sớm xây dựng chiến lược phát triển tổng thể của đơn vị mình trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu đào tạo từ thị trường lao động trong và ngoài tỉnh cũng như thị trường lao động ở các nước trong khu vực và các nước nhập khẩu lao động truyền thống của Việt Nam; thường xuyên cập nhật và đổi mới nội dung giảng dạy theo sự phát triển của khoa học, công nghệ; phối hợp tối với các doanh

nghiệp trong hoạt động đào tạo, tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia vào quy trình đào tạo của đơn vị, tham gia đánh giá, thẩm định chất lượng các chương trình đào tạo. Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học, gắn công tác nghiên cứu với công tác giảng đào tạo. Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế theo xu thế mới hiện nay.

Đối với các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục khác, thực hiện tốt công tác ứng dụng khoa học - công nghệ vào giảng dạy và quản lý, thường xuyên lấy ý kiến tương tác của học sinh đối với hoạt động giáo dục của nhà trường

Đối với những người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ giáo dục và đào tạo phải thường xuyên nghiên cứu, học tập, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm, kỹ năng mềm và đặc biệt là kỹ năng công nghệ thông tin của bản thân đáp ứng tốt với điều kiện thực hiện các hoạt động giáo dục - đào tạo hiện nay và sau này.

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, nhất là các cơ sở có sử dụng nguồn lao động chất lượng cao cần chủ động đề xuất nội dung đào tạo và chuẩn đánh giá các kỹ năng đầu ra đối với các ngành nghề mà cơ sở mình có sử dụng lao động. Sẳn sàng tham gia vào các hoạt động đào tạo, đánh, giá thẩm định nội dung chương trình, chất lượng đào tạo khi được các cơ sở đào tạo mời hoặc đề xuất tham gia, hợp tác. Tạo điều kiện cho lao động tham gia bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng mới ở các cơ sở đào tạo.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị, Nghị quyết về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019.

2. Đảng bộ Tỉnh Bạc Liêu, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025.

3. Châu Khánh, Giáo dục Bạc Liêu: Hướng đến mục tiêu trở thành trụ cột phát triển của tỉnh, Báo Bạc Liêu ngày 29/1/2019.

4. TS. Nguyễn Hồng Minh, Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với hệ thống giáo dục nghề nghiệp, Tạp chí Lao động và Xã hội, số tháng 02/2017.

5. Phan Chí Thành, Cách mạng công nghiệp 4.0 - xu thế phát triển của giáo dục trực tuyến, Tạp chí Giáo dục, số 421.

6. PGS, TS Nguyễn Viết Thảo, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Tạp chí Lý luận chính trị số 5/2017.

7. GS.TSKH. Vũ Huy Từ, Phát triển giáo dục đại học Việt Nam trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0, Tạp chí Quản lý Nhà nước, ngày 14/7/2020.

PHỤ LỤC

Phụ lục 01: Mẫu phiếu hỏi điều tra tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với học sinh(1).

Ghi chú: (1) Không gặp gở trực tiếp học sinh mà thông qua ứng dụng bình chọn trên nhóm của zalo

PHIẾU HỎI

Khảo sát tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với học sinh.

Họ và tên: ... Năm sinh: ... Lớp ... Trường: ...

Câu 1: Em có được thường xuyên được thầy, cô nhắc đến cách mạng công nghiệp 4.0 hay không?

A. Rất thường xuyên ở nhiều môn học B. Đôi lúc, trong một vài môn học

C. Thầy, cô chỉ đề cập trong các chuyên đề ngoại khóa D. Rất ít khi được nghe

Câu 2: Đặc điểm nổi trội của cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?

A. Sản xuất lớn trên cơ sở dây truyền, máy móc B. Sản xuất trên cơ sở tự động hóa

C. Công nghệ kỹ thuật số phát triển D. Một yếu tố khác

Câu 3: Các em đã được tham gia hoạt động trực tuyến hay chưa?

A. Đã tham gia nhiều lần do trường tổ chức B. Chỉ tham gia trong các giờ học thêm C. Chỉ được giới thiệu, chưa tham gia D. Chưa biết đến

Câu 4: Các em đã được tham gia tiết học mà giáo viên và học sinh tương tác với nhau thông qua các phần mềm trên điện thoại hay chưa?

A. Đã tham gia nhiều lần do trường tổ chức B. Chỉ tham gia trong các giờ học thêm C. Chỉ được giới thiệu, chưa tham gia D. Chưa biết đến

Câu 5: Những khó khăn khi tham gia học trực tuyến/học bằng các thiết bị công nghệ của các em là gì?

A. Trang thiết bị nhà trường còn thiếu B. Bản thân không có smarphone

Phụ lục 02: Mẫu phiếu hỏi khảo sát tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với giáo viên(2).

Ghi chú: (2) Không gặp gở trực tiếp giáo viên mà thông qua ứng dụng bình chọn trên nhóm của zalo

PHIẾU HỎI

Khảo sát tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với giáo viên.

Họ và tên: ... Năm sinh: ... Dạy môn ... Trường: ...

Câu 1: Thầy (cô) có thường xuyên nhắc đến cách mạng công nghiệp 4.0 trong giờ giảng dạy hay không?

A. Rất thường xuyên

B. Chỉ đề cấp trong những tiết có liên quan

C. Chỉ đề cập trong các chuyên đề sinh hoạt ngoại khóa D. Ít khi đề cập đến

Câu 2: Số tiết dạy ứng dụng công nghệ của thầy (cô) khoảng bao nhiêu %?

A. Dưới 30% B. 30-50%

C. 50-70% D Trên 70%

Câu 3: Thầy (cô) có sẳn sàng tham gia dạy học bằng hình thức chực truyến không?

A. Đã sẳn sàng tham gia

B. Sẽ tham gia sau khi tự nghiên cứu thêm

C. Sẽ tham gia sau khi được người khác tập huấn/hướng dẫn thêm D. Không thể dạy theo hình thức học trực tuyến

Câu 4: Thuận lợi chính của nhà trường khi triển khai các hình thức dạy học mới gắn với khoa học công nghệ

A. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo

B. Nền tảng về khoa học - công nghệ của đội ngũ giáo viên C. Học sinh tích cực tham gia

D. Khác: ...

Câu 5: Khó khăn chính của thầy (cô) khi triển khai các hình thức dạy học mới gắn với khoa học công nghệ

A. Thiếu trang thiết bị có liên quan B. Giáo viên chưa có kinh nghiệm

C. Học sinh chưa tiếp cận được với hình thức học này

Một phần của tài liệu Tác dộng của cách mạng công nghiệp đến giáo dục và đào tạo (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)