2.1 Những vấn đề lý luận về địa phƣơng hóa phát triển nguồn nhân lực
2.1.2 Nguyên nhân địa phương hóa phát triển nguồn nhân lực
Hiện nay, trong xu hƣớng khoa học công nghệ phát triển nhƣ vũ bão, nhu cầu hội nhập quốc tế và sự mở rộng thị phần ra nƣớc ngoài của các tập đoàn xuyên quốc gia, các công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là đầu tƣ FDI của các tập đoàn của Nhật Bản vào Việt Nam đã tạo nên một làn sóng công việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản. Từ thực trạng đó tác giả đƣa ra một số nguyên nhân về việc địa phƣơng hóa nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
Thứ nhất, NNL Việt Nam ngày càng phát triển về thể lực và trí tuệ một cách sâu rộng. Các doanh nghiệp nƣớc ngoài đánh giá cao sự phát triển năng lực của bản thân ngƣời lao động Việt Nam. Nguồn nhân lực Việt Nam ngày càng có đủ tầm vóc, tố chất, tiêu chuẩn, tài đức, đủ sức đảm đƣơng công việc
đƣợc giao. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), dân số Việt Nam hiện nay là hơn 90 triệu ngƣời, xếp thứ 13 trên thế giới về dân số, thứ 7 châu Á và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay đạt 3,79 điểm (thang điểm 10), xếp thứ 11 trong số 12 nƣớc ở châu Á tham gia xếp hạng. Chỉ số cạnh tranh nguồn nhân lực Việt Nam đạt 3,39/10 điểm và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam xếp thứ 73/133 nƣớc đƣợc xếp hạng. Lực lƣợng lao động (LLLĐ) nƣớc ta hiện nay khoảng 52.207.000 ngƣời; hàng năm trung bình có khoảng 1,5-1,6 triệu thanh niên bƣớc vào tuổi lao động. Thể lực và tầm vóc của nguồn nhân lực đã đƣợc cải thiện và từng bƣớc đƣợc nâng cao. Tuy nhiên so với các nƣớc trong khu vực có nền kinh tế phát triển hơn nhƣ Nhật Bản, Thái Lan, Singapo, Trung Quốc,.. nói chung vẫn còn thấp hơn cả về chiều cao trung bình, sức bền, sức dẻo dai.
Lao động Việt Nam đƣợc đánh giá là thông minh, khéo léo, cần cù, tuy nhiên ý thức kỷ luật, năng lực làm việc theo nhóm còn nhiều hạn chế. Năng suất lao động có xu hƣớng ngày càng tăng, theo cách tính năng suất lao động đo bằng tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) theo giá hiện hành chia cho tổng số ngƣời làm việc bình quân trong 01 năm, năng suất lao động năm 2011 là 55,21 triệu đồng/ngƣời, năm 2012 là 63,11 triệu đồng/ngƣời, năm 2013 là 68,65 triệu đồng/ngƣời, năm 2014 là 74,3 triệu đồng/ngƣời, trung bình năng suất lao động của Việt Nam tăng 3 – 4% / năm.
Bảng 2.1: Năng suất lao động của Việt Nam 2011 - 2014
Đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp khá đã đƣợc thu hút và phát huy hiệu quả lao động cao ở một số ngành, lĩnh vực nhƣ bƣu chính viễn thông, công nghệ thông tin, sản xuất ô tô, xe máy, đóng tàu, công nghiệp năng lƣợng, y tế, giáo dục và xuất khẩu lao động. Đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng tăng về số lƣợng và cải thiện về kiến thức, kỹ năng kinh doanh, từng bƣớc tiếp cận trình độ quốc tế.
Đảng và Nhà nƣớc ta luôn khẳng định quan điểm coi con ngƣời là trung tâm của sự phát triển, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá và hội nhập quốc tế, phát triển nhân lực đƣợc coi là một trong ba khâu đột phá của chiến lƣợc chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc; đồng thời, phát triển nhân lực trở thành nền tảng phát triển bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia.
Việc phát triển nhân lực, một mặt, cần phải có tầm nhìn chiến lƣợc phát triển tổng thể và dài hạn, nhƣng đồng thời, trong mỗi thời kỳ nhất định, cần xây dựng những định hƣớng cụ thể, để từ đó đánh giá thời cơ, thách thức, những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân để đề ra mục tiêu và giải pháp phát triển thích hợp cho giai đoạn đó phù hợp với bối cảnh kinh tế-xã hội trong nƣớc và quốc tế. Trong bối cảnh các TNCs đang đầu tƣ mạnh mẽ, Việt Nam
phải có đủ nhân lực để có khả năng tham gia vào quá trình vận hành của các chuỗi giá trị toàn cầu trong xu thế các tập đoàn xuyên quốc gia có ảnh hƣởng ngày càng lớn.
Thứ hai, địa phƣơng hóa NNL là xu hƣớng phát triển khi nguồn nhân lực địa phƣơng ngày càng có thể đảm nhiệm những công việc quan trọng trƣớc đây do ngƣời nƣớc ngoài phụ trách. NNL nƣớc ta hiện nay ngày càng tăng về trình độ chuyên môn kỹ thuật. Việc sử dụng nhân lực vào các lĩnh vực ngành nghề khá đa dạng, lực lƣợng lao động đã đƣợc thu hút vào làm việc trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế khá cao. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lƣợng lao động: Qúy 1/2014, trong tổng số LLLĐ đã qua đào tạo (25,6 triệu ngƣời) có 15,7 triệu công nhân kỹ thuật không có bằng cấp/chứng chỉ và 9,9 triệu ngƣời có bằng cấp/chứng chỉ. Trong số những ngƣời có bằng cấp/chứng chỉ, có 2,7 triệu công nhân kỹ thuật, 2 triệu ngƣời tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp và 5,2 triệu ngƣời tốt nghiệp cao đẳng/đại học trở lên.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chất lƣợng lao động cũng đã từng bƣớc đƣợc nâng lên; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 30% lên 40% trong vòng 10 năm trở lại đây (theo số liệu của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội), trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 30%. Lao động qua đào tạo đã phần nào đáp ứng đƣợc yêu cầu của doanh nghiệp và thị trƣờng lao động. Lực lƣợng lao động kỹ thuật của Việt Nam đã làm chủ đƣợc khoa học – công nghệ (KH – CN), đảm nhận đƣợc hầu hết các vị trí công việc phức tạp trong sản xuất kinh doanh mà trƣớc đây phải thuê chuyên gia nƣớc ngoài.
Tuy nhiên, do xuất phát điểm của Việt Nam thấp hơn so với một số nƣớc trong khu vực nhƣ Singapore, Thái Lan, Malaisia, Ấn Độ nên chất lƣợng nguồn nhân lực của Việt Nam còn thấp và có khoảng cách khá lớn so với các nƣớc trong khu vực. Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá Việt Nam còn đang thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Theo đánh giá về chỉ số cạnh tranh của Việt Nam năm 2011 thì nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lƣợng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm, xếp thứ 11/12 nƣớc châu Á tham gia xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, trong khi Hàn Quốc đạt 6,91 điểm; Ấn Độ đạt 5,76 điểm; Malaisia đạt 5,59 điểm. Do vậy, nên năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp ở châu Á - Thái Bình Dƣơng, thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và thấp hơn Hàn Quốc 10 lần. Năng suất lao động của Việt Nam bằng 1/5 Malaisia và 2/5 Thái Lan. Việt Nam còn thiếu nhiều lao động lành nghề, nhân lực qua đào tạo chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của trị trƣờng lao động và doanh nghiệp về tay nghề và các kỹ năng mềm khác. Trình độ ngoại ngữ của lao động Việt Nam chƣa cao nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập. Những hạn chế, yếu kém của nguồn nhân lực là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế (năm 2011, Việt Nam xếp thứ 65/141 nƣớc đƣợc xếp hạng về năng lực cạnh tranh).
Nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng chất lƣợng nguồn nhân lực thấp là do công tác đào tạo hiện nay chƣa phù hợp, chất lƣợng đào tạo còn hạn chế, chƣa thực sự đáp ứng yêu cầu sử dụng nhân lực và nhu cầu của ngƣời học, chƣa theo kịp sự chuyển biến của đất nƣớc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, chƣa giải quyết tốt mối quan hệ giữa số lƣợng và chất lƣợng. Mặt khác, hệ thống thông tin của thị trƣờng lao động Việt Nam hiện nay còn nhiều yếu kém và hạn chế, nhƣ bị chia cắt giữa các vùng, miền; khả năng bao quát, thu thập và cung ứng thông tin chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu các đối tác trên thị trƣờng lao động, đặc biệt là ngƣời chủ sử dụng lao động và ngƣời lao động. Hệ thống chỉ tiêu về thị trƣờng lao động tuy đã ban hành nhƣng chƣa hoàn thiện, chƣa đầy đủ, thiếu thống nhất và khó so sánh quốc tế. Do vậy, chƣa đánh giá đƣợc hiện trạng của cung - cầu lao động về nhu cầu nguồn nhân lực trong nƣớc. Ngoài ra, còn thiếu mô hình dự báo thị trƣờng lao động tin cậy và nhất quán, thiếu đội ngũ cán bộ, chuyên gia làm công tác thống kê, phân tích, dự báo.
Thứ ba, nguồn nhân lực trong nƣớc am hiểu về thị trƣờng địa phƣơng, hệ thống luật pháp cũng nhƣ môi trƣờng kinh doanh. Song song với sự phát triển và hội nhập của Việt Nam là sự ra đời của một thế hệ lãnh đạo trẻ trƣởng thành từ môi trƣờng giáo dục quốc tế, thế hệ trẻ đƣợc đào tạo bài bản, am hiểu sâu sắc thị trƣờng địa phƣơng. Nguồn lao động nƣớc ngoài thƣờng gặp khó khăn trong việc hiểu rõ văn hóa, tâm lý ngƣời tiêu dùng.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, đối tƣợng lao động là thế hệ trẻ trƣởng thành từ môi trƣờng giáo dục quốc tế tại Việt Nam dần trở thành giải pháp toàn diện cho bài toán nhân lực của các doanh nghiệp Việt Nam. Sở hữu trình độ chuyên môn có kỹ năng cao và khả năng tiếng Anh đạt tiêu chuẩn quốc tế, cùng điểm mạnh là sự am hiểu thị trƣờng địa phƣơng, họ có khả năng thay thế vị trí hiện tại của các chuyên viên nƣớc ngoài và là sự lựa
chọn nhân lực trẻ hoàn hảo cho các công ty xuyên quốc gia, công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam.
Vị trí lãnh đạo trong các công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thƣờng do ngƣời nƣớc ngoài đảm nhiệm, nhƣng hiện nay đƣợc chuyển dần cho lao động trong nƣớc. Xu hƣớng địa phƣơng hóa nhân sự hiện đang đƣợc nhiều công ty nƣớc ngoài, các tập đoàn đa quốc gia, các công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thực hiện trong chiến lƣợc nhân sự của doanh nghiệp. Một mặt, đó là sự phát triển năng lực của các nhân sự cao cấp ngƣời Việt Nam đƣợc các doanh nghiệp nƣớc ngoài đánh giá đúng. Mặt khác, đó cũng là xu hƣớng phát triển khi các nhân sự cao cấp ngƣời Việt Nam làm tốt những việc quan trọng trƣớc đây do ngƣời nƣớc ngoài đảm nhận. Nhân sự trong nƣớc có lợi thế am hiểu về thị hiếu ngƣời tiêu dùng địa phƣơng, môi trƣờng kinh doanh, hệ thống luật pháp cũng nhƣ văn hóa tiêu dùng địa phƣơng. Nhân sự cao cấp trong nƣớc có ngày càng tiến bộ về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng lãnh đạo. Điều này đã đƣợc thừa nhận tại nhiều công ty nƣớc ngoài, các tập đoàn đa quốc gia, nhân sự cấp cao đã chủ động tìm lấy cơ hội tốt để khẳng định khả năng của mình.
Thứ tư, chi phí nhân công cho đối tƣợng NNL địa phƣơng thấp hơn so với nhân sự ngƣời nƣớc ngoài. Lợi thế lớn nhất của Việt Nam là có lực lƣợng lao động dồi dào và cơ cấu lao động trẻ, khỏe. Tính đến năm 2014, quy mô lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam là 53,8 triệu ngƣời, trong đó số ngƣời trong độ tuổi lao động là 47,52 triệu ngƣời. Tỷ lệ lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 47,1 %; khu vực công nghiệp và xây dựng 20,8%; khu vực dịch vụ là 32,1%. So với một số quốc gia Châu Á có chi phí nhân công cao hơn nhƣ Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, thì Việt Nam với lợi thế chi phí nhân công thấp, ngày càng chiếm lĩnh thị trƣờng sản xuất, gia công, thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài xây dựng nhiều nhà máy mới.
Nhìn vào biểu đồ 2.1 cho thấy mức tiền lƣơng bình quân của ngƣời lao động Việt Nam trung bình là 197 USD năm 2013, nằm trong nhóm các nƣớc có mức thu nhập bình quân thƣờng xuyên. Ở mức thấp nhất, ngƣời lao động làm công ăn lƣơng ở Pakistan 119$ (2013) và Campuchia 121$ (2012). Vì tiền lƣơng ở mức thấp, hai quốc gia này cũng nằm trong nhóm các nƣớc có tỷ lệ lao động nghèo cao nhất thế giới. Việt Nam là nƣớc có mức tiền lƣơng 197$ (2013) đƣợc xếp vào nhóm nƣớc có mức bình quân tiền lƣơng của ngƣời lao động thƣờng xuyên với Ấn Độ, Indonesia, Philipine và Thái Lan. Các quốc gia có thu nhập từ mức khá trở lên là Trung Quốc (613$) và Malaysia (651$) có mức lƣơng cao hơn nhiều trong năm 2013, mặc dù không đạt mức lƣơng nhƣ các nền kinh tế có thu nhập cao là các quốc gia có tiền lƣơng trung bình từ 1.780$ (Hồng Công) đến 4,642$ (Australia). Sự chênh lệch về mức tiền lƣơng lao động bình quân này tạo nên sự chênh lệch về tính hấp dẫn của thu hút FDI từ bên ngoài. Việt Nam nằm trong nhóm nƣớc có mức thu nhập bình quan khá cạnh tranh. Tuy nhiên, do mức lƣơng bình quân của Việt Nam vẫn còn rất thấp so với nhiều quốc gia khác trong khu vực vì vậy việc thu hút đầu tƣ FDI vào địa phƣơng và chính sách sử dụng nhân lực địa phƣơng nƣớc ta là yếu tố quan trọng cần đƣợc xúc tiến mạnh để giảm bớt sự bất bình đẳng về tiền lƣơng của lao động Việt Nam với lao động trong khu vực.
Hình 2.1: Tiền lƣơng bình quân hàng tháng của các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dƣơng (với số liệu đƣợc so sánh năm 2013 hoặc năm gần nhất)
Đô la Mỹ
Nguồn: Tổ chức lao động quốc tế ILO Dữ liệu tiền lương toàn cầu 2014/15 Thứ năm, sự gắn bó lâu dài của NNL địa phƣơng đối với các công ty TNCs khi nguồn nhân lực địa phƣơng đƣợc trọng dụng, đối tƣợng này sẽ gắn bó lâu dài hơn so với ngƣời nƣớc ngoài. Tính đến năm 2014, Việt Nam có 295 khu công nghiệp đƣợc thành lập đã giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Do đặc thù công việc thƣờng xuyên phải làm với cƣờng độ lớn, yêu cầu lớn về sức khỏe và độ chính xác nên lao động trong các khu công nghiệp này đa phần là lực lƣợng trẻ, thành phần lao động dƣới 30 tuổi chiếm tỷ lệ lớn. Đặc trƣng của lao động trẻ là có sức khỏe, có trí tuệ, học hỏi nhanh, dám dấn thân và có khao khát lớn khẳng định bản thân, tuy nhiên đây cũng là lực lƣợng lao động có sự biến động lớn. Hiện tƣợng “nhảy việc” thƣờng xuyên diễn ra gây những khó khăn cho doanh nghiệp trong công tác quản lý và tốn kém trong khâu tuyển dụng và đào tạo ngƣời mới. Vì vậy, làm sao để “giữ chân” lực lƣợng này lại doanh nghiệp, làm sao để ngƣời lao động gắn bó lâu
dài với doanh nghiệp là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp phải nghiên cứu trong chiến lƣợc quản lý nhân sự của đơn vị mình.
Ngƣời lao động sẽ lựa chọn gắn bó với một công việc khi công việc đó đem lại cho họ những điều sau: thứ nhất là nguồn thu nhập xứng đáng với công việc họ đảm nhiệm; thứ hai là quyền lực và sự trọng dụng bản thân họ;
thứ ba là danh tiếng, sự ghi nhận đóng góp cho doanh nghiệp; thứ tư là sự bền vững ở vị trí công việc họ đạt đƣợc; thứ năm là sự thỏa mãn đam mê trong công việc; thứ sáu là môi trƣờng làm việc tốt; thứ bảy là cho họ cơ hội thử thách bản thân. Đối với hầu hết ngƣời lao động thì yếu tố: thu nhập, môi trƣờng làm việc tốt, sự bền vững và tính thử thách bản thân sẽ là những quan tâm hàng đầu.
Thu nhập là yếu tố đầu tiên mà hầu hết ngƣời lao động hƣớng tới khi quyết định lựa chọn và gắn bó với doanh nghiệp, bởi thu nhập giúp ngƣời lao động trang trải cuộc sống , đảm bảo mức sống tối thiểu cho ngƣời lao động .