Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty Toyota Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa phương hóa phát triển nguồn nhân lực của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) nhật bản nghiên cứu trường hợp toyota việt nam 002 (Trang 64 - 66)

3.1. Tổng quan về công ty Toyota Việt Nam

3.1.2 Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty Toyota Việt Nam

Công ty TMV thiết lập một tổ chức gồm các phòng ban, mỗi phòng ban sẽ đảm bảo một công việc khác nhau nhƣng tất cả các công việc đó phải hỗ trợ cho nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của công ty Toyota Việt Nam

Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự

Hội đồng quản trị: là cơ quan quyền lực cao nhất, chịu trách nhiệm điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh chung của Công ty. Gồm có chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng quản trị và các thành viên của hội đồng quản trị. Công việc chính của hội đồng quản trị là xác định chiến lƣợc dài hạn của Công ty.

Ban giám đốc: Giám đốc công ty là ngƣời lãnh đạo cao nhất và là ngƣời vạch ra những chiến lƣợc kinh doanh, chăm lo cho đời sống của cán bộ

công nhân viên của công ty, chỉ đạo và ra quyết định mệnh lệnh buộc cấp dƣới phải thực hiên. Giám đốc là ngƣời chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trƣớc Hội đồng quản trị. Gồm có 1 tổng giám đốc, 1 phó giám đốc và các giám đốc phòng ban. Ban giám đốc thực hiện các nhiệm vụ: điều hành thực hiện ra chiến lƣợc đề ra, phát triển kinh doanh, xây dựng các quy định quy chế, chính sách chung của Công ty về tổ chức nhân sự, lƣơng, tài chính kế toán, lập kế hoạch năm cho toàn công ty, từng chi nhánh.

Các phòng ban chức năng chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn và tham mƣu cho Ban giám đốc về các vấn đề mà phòng mình phụ trách. Đồng thời chịu sự hƣớng dẫn của các Giám đốc chức năng.

Phòng hành chính: bao gồm phòng tổ chức và phòng xuất nhập khẩu. Phòng tổ chức tham mƣu Ban giám đốc về công tác tổ chức tuyển dụng, quản lý, đào tạo và sử dụng cán bộ nhân viên,thực hiện chính sách đối với ngƣời lao động, quản lý hồ sơ, tài liệu và con dấu của Công ty. Phòng xuất nhập khẩu tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty, các hoạt động mua bán chung phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh.

Phòng Marketing: có chức năng tổ chức mạng lƣới tiêu thụ sản phẩm của Công ty, tổ chức các kênh phân phối, nghiên cứu nhu cầu trong và ngoài nƣớc. Tổ chức các dịch vụ phục vụ khách hàng nhằm thu hút khách hàng phát triển sản xuất kinh doanh.

Phòng tài chính kế toán: chịu trách nhiệm về công tác hạch toán tài chính, lợi nhuận, các khoản chi phí, chế độ tiền thƣởng, quỹ công ty, vốn,...

Phòng sản xuất gồm:

Phòng kỹ thuật sản xuất: quản lý về kỹ thuật sản xuất cho các xƣởng. Phòng quản lý sản phẩm: quản lý các sản phẩm hoàn chỉnh, thực hiện các nhiệm vụ lƣu kho, giao cho các đại lý, chi nhánh.

Phòng quản lý chất lƣợng: quản lý, hƣớng dẫn, kiểm tra nhằm đảm bảo chất lƣợng tốt nhất cho sản phẩm trong quá trình sản xuất

Phòng sản xuất: trực tiếp quản lý hoạt động sản xuất của các xƣởng sơn, xƣởng lắp ráp, xƣởng hàn, xƣởng dập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa phương hóa phát triển nguồn nhân lực của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) nhật bản nghiên cứu trường hợp toyota việt nam 002 (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)