Các nhân tố thúc đẩy TNCs địa phương hóa phát triển nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa phương hóa phát triển nguồn nhân lực của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) nhật bản nghiên cứu trường hợp toyota việt nam 002 (Trang 48 - 53)

2.2 Nhân tố thúc đẩy các công ty xuyên quốc gia (TNCs) địa phƣơng hóa

2.2.3 Các nhân tố thúc đẩy TNCs địa phương hóa phát triển nguồn

đẩy thƣơng mại quốc tế, đầu tƣ quốc tề, TNCs tạo khối lƣợng việc làm khổng lồ cho các nƣớc chủ nhà, với hệ thống sản xuất, kinh doanh khổng lồ, TNCs có nhu cầu nhân lực rất lớn, với chiến lƣợc kinh doanh tại mỗi thị trƣờng, TNCs có ảnh hƣởng khác nhau đến khối lƣợng công việc tạo ra ở mỗi nƣớc. Bên cạnh đó, các TNCs còn thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực thông qua đào tạo, với nhu cầu sử dụng lao động chất lƣợng cao, TNCs đã thúc đẩy ngƣời lao động không ngừng phấn đấu học tập, tự nâng cao trình độ tay nghề, qua đó đã góp phần thúc đẩy và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực làm việc cho TNCs nói riêng và lực lƣợng lao động xã hội nói chung. Các TNCs Nhật Bản luôn chú trọng việc đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật, tay nghề cao, đặc biệt chiến lƣợc địa phƣơng hóa phát triển nguồn nhân lực tại các nƣớc nhận đầu tƣ nói chung, ở Việt Nam nói riêng. Đào tạo bằng các hoạt động đào tạo tại chỗ hoặc đào tạo du học, sau đó quay trở lại địa phƣơng làm việc.

2.2.3 Các nhân tố thúc đẩy TNCs địa phương hóa phát triển nguồn nhân lực. lực.

Thứ nhất, địa phƣơng hóa phát triển nguồn nhân lực diến ra trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới là xu thế khách quan, nó tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho các quốc gia, nhất là thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trƣởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đến tháng 8/2015, Việt Nam đã tham gia 10 hiệp định thƣơng mại tự do và đang đàm phán 4 hiệp định thƣơng mại tự do với EU, Khối thƣơng mại tự do châu Âu, Hàn Quốc và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình

Dƣơng (TPP). Việt Nam sẽ trở thành một mắt xích quan trọng của mạng lƣới liên kết kinh tế rộng lớn, việc này sẽ mở ra rất nhiều cơ hội cho các nhà đầu tƣ để xuất khẩu hàng hóa sang các nƣớc đối tác của Việt Nam với mức thuế suất thấp và các hàng rào kỹ thuật đƣợc dỡ bỏ. ASEAN đang là một điểm sáng trong thu hút FDI trên toàn cầu. Việt Nam có lợi thế so với các nƣớc ASEAN khác trong quan hệ cạnh tranh thu hút FDI. Việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam trong thu hút FDI. Cùng với đó, các Hiệp định chung điều chỉnh về đầu tƣ, thƣơng mại và dịch vụ sẽ làm tăng sức hấp dẫn của khu vực này trong thu hút FDI, đặc biệt là FDI từ các tập đoàn đa quốc gia khi hàng rào thuế quan đƣợc xóa bỏ. Tại ASEAN, đã có hoạt động của toàn bộ 10 công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất ô tô, 10 nhà sản xuất phụ tùng ô tô lớn nhất toàn cầu; 10 nhà sản xuất điện tử hàng đầu; 10 doanh nghiệp dƣợc phẩm lớn. Do đó tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động của nƣớc nhận đầu tƣ. Đặc biệt, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cho phép các quốc gia đi sau tiếp nhận đƣợc thành tựu khoa học công nghệ, thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) thông qua các hoạt động của các công ty xuyên quốc gia nhằm phát triển nguồn nhân lực địa phƣơng, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lƣợng cao. Nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp FDI sẽ tiếp thu đƣợc phƣơng pháp làm việc tiên tiến, biết sử dụng công nghệ hiện đại, từ đó có điều kiện để học tập, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề, rèn luyện tác phong công nghiệp.

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng ảnh hƣởng đến địa phƣơng hóa phát triển nguồn nhân lực, bởi những nhân tố này đã tạo điều kiện cho các quốc gia, địa phƣơng kết hợp tốt nhất sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế, phát huy đƣợc nội lực và mọi tiềm năng sáng tạo; đồng thời, tranh thủ đƣợc tối đa các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho phát triển. Xu thế hội nhập quốc

tế có tác động nhiều mặt và đặt ra những yêu cầu mới đối với việc phát triển nguồn nhân lực ở mỗi quốc gia, dẫn đến một cuộc cách mạng về đào tạo ngành nghề trong xã hội. Do đó, các quốc gia, địa phƣơng phải chuẩn bị cho mình những tiềm lực lao động đáp ứng yêu cầu của một hệ thống ngành nghề mới đang phát triển phù hợp với xu thế thời đại. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, các quốc gia còn phải hƣớng đến việc phát triển những con ngƣời thích ứng với thời đại cạnh tranh ồ ạt và khốc liệt để phát triển. Có thể nhận ra rằng, tác động của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đối với việc điều chỉnh, lựa chọn chiến lƣợc phát triển của các quốc gia, địa phƣơng mà trong đó có cả phát triển nguồn nhân lực là rất mạnh mẽ và sâu sắc. Phát triển một thế hệ mới các doanh nhân, đội ngũ trí thức, những ngƣời lao động có trình độ chuyên môn cao, có tay nghề vững vàng, có năng lực quản lý, sản xuất, kinh doanh để có thể giành phần thắng trong cuộc cạnh tranh trƣớc bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Trong đó kinh tế tri thức hiện nay cũng đƣợc xem là nhân tố ảnh hƣởng rất lớn đến phát triển nguồn nhân lực, bởi sức lan tỏa mạnh mẽ và đƣợc xem nhƣ là xu hƣớng tất yếu của quá trình phát triển kinh tế-xã hội nói chung, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nói riêng, nó thúc đẩy sự tăng nhanh năng suất lao động, sở hữu cá nhân và sở hữu xã hội, tạo ra bƣớc đột phá về chấlƣợng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế sử dụng có hiệu quả tri thức cho phát triển kinh tế và xã hội, bao gồm cả việc khai thác kho tri thức toàn cầu, cũng nhƣ làm chủ và sáng tạo tri thức cho những nhu cầu của riêng mình. Có thể thấy, trong nền kinh tế tri thức, tri thức trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp, là vốn quý nhất, là nguồn lực quan trọng hàng đầu, quyết định sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế. Tiềm năng, ƣu việt của kinh tế tri thức thể hiện ở xu hƣớng mới của phát triển khoa học có tính chất liên ngành, đặc biệt xu hƣớng thâm nhập vào nhau của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội (về tri thức,

phƣơng pháp, cách sử dụng thành tựu khoa học) hƣớng vào hình thành mối quan hệ hài hòa giữa con ngƣời với con ngƣời và giữa con ngƣời với tự nhiên. Sự phát triển kinh tế tri thức đến trình độ nào đó sẽ làm thay đổi phƣơng thức lao động và sản xuất, phƣơng thức tiêu dùng và lối sống của xã hội trong nền văn minh mới. Phát triển nguồn nhân lực cần có những phƣơng pháp tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực, đặt phát triển nguồn nhân lực trong mối tƣơng quan với các nhân tố tác động đến nó nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực, tìm ra những giải pháp hữu hiệu để phát triển nguồn nhân lực cho đất nƣớc trong bối cảnh mới. Nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực qua đào tạo là yếu tố vật chất quan trọng nhất, quyết định nhất của lực lƣợng sản xuất, của nhận thức, lĩnh hội và sử dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào quá trình sản xuất, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển KT-XH. Thực tiễn của nƣớc ta và các nƣớc đi trƣớc đã chứng minh quá trình hội nhập quốc tế diễn ra với tốc độ nhanh hay chậm, hiệu quả cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣng trƣớc hết tuỳ thuộc vào chất lƣợng nguồn nhân lực và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Hiện nay, nền kinh tế thế giới đã phát triển theo hƣớng kinh tế tri thức, yếu tố tri thức đã chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản phẩm, tỷ lệ lao động giản đơn trong sản phẩm chỉ còn 1/10, trí tuệ đƣợc coi là thƣớc đo trình độ công nghiệp hóa và động lực của quá trình phát triển.

Thứ hai, sự dịch chuyển sang sản xuất theo chuỗi giá trị toàn cầu trên thế giới, mỗi chuỗi giá trị có sự tham gia của một hoặc vài tập đoàn, có vai trò quyết định sự tham gia của những công ty khác. Vì thế, Việt Nam cần tham gia vào chuỗi giá trị đó, thu hút đƣợc các tập đoàn lớn đầu tƣ vào Việt Nam để kết nối đƣợc với doanh nghiệp trong nƣớc. Việt Nam cần có các cơ chế, chính sách đủ mạnh để thu hút đầu tƣ đầu tƣ của các tập đoàn này. Một quốc gia muốn phát triển thì phải có chiến lƣợc dài hạn trong việc thu hút FDI. Mỗi lĩnh vực phát

triển, nhƣ điện tử, hóa dầu… thu hút một tập đoàn lớn để tạo xƣơng sống cho nền kinh tế, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, tạo liên kết với các doanh nghiệp trong nƣớc mang lại lợi ích lớn cho nền kinh tế. Qua việc thu hút đầu tƣ từ các tập đoàn, Việt Nam cũng có thể thu hút đƣợc thêm nhiều nhà đầu tƣ vệ tinh đến Việt Nam và từ đó tạo nên một vòng xoáy đầu tƣ tích cực, đặc biệt là từ các tập đoàn lớn sẽ tạo nên một làn sóng đầu tƣ mới vào Việt Nam, tạo ra lƣợng công ăn việc đáng kể đi kèm với năng lực sản xuất mới. Thêm vào đó, các TNCs sẽ thúc đẩy Việt Nam phải giải nhanh hơn bài toán phân bổ nguồn lực, tái cấu trúc lại mô hình tăng trƣởng theo hƣớng hiệu quả hơn đi kèm với xu hƣớng minh bạch hoá và những nỗ lực đổi mới chính sách, cải thiện thể chế kinh tế. Đây sẽ là đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển và trƣởng thành hơn trong sân chơi kinh tế toàn cầu.

Thứ ba, xuất phát từ những nhu cầu thực tế nhƣ lợi ích, lợi nhuận của các công ty xuyên quốc gia, tranh thủ nguồn nhân lực dồi dào và giá nhân công rẻ. Kết hợp với thế mạnh của lực lƣợng lao động dồi dào giá rẻ, TNCs Nhật Bản nhìn nhận Việt Nam nhƣ một địa điểm thuận lợi để phục vụ chuỗi sản xuất toàn cầu của mình cho phân khúc gia công hàng hoá thâm dụng lao động, nhƣ lắp ráp và đóng gói, trong chuỗi sản xuất theo chiều dọc trong điều kiện Việt Nam mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Hơn nữa, nhằm thực hiện chiến lƣợc kinh doanh của mình, các vấn đề về văn hóa, xã hội, quan hệ hợp tác song phƣơng, đa phƣơng mà các TNCs ngày càng thúc đẩy nhanh việc địa phƣơng hóa nguồn nhân lực tại các nƣớc chủ nhà mà họ đầu tƣ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa phương hóa phát triển nguồn nhân lực của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) nhật bản nghiên cứu trường hợp toyota việt nam 002 (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)