CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 Hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng
3.2.3 Đánh giá chung
Mục đích lớn nhất của việc cho vay doanh nghiệp FDI là tài trợ cho các nhu cầu của doanh nghiệp FDI, từ việc mua sắm tài sản cố định đến việc bổ sung vốn lƣu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các hình thức tài trợ nhƣ Phát hành LC, bảo lãnh, bao thanh toán…tạo điều kiện cho doanh nghiệp FDI sản xuất kinh doanh, thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm cho lao động. Từ thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI trong giai đoạn 2014 - 2016 của VietinBank Bắc Ninh có thể rút ra một số đánh giá chung sau:
3.2.3.1 Mặt tích cực
Thứ nhất, cho vay doanh nghiệp FDI đã có sự tăng trưởng về dư nợ.
Dƣ nợ cho vay doanh nghiệp FDI tại Vietinbank Bắc Ninh đã có sự tăng trƣởng đáng kể của các năm: Năm 2014 dƣ nợ là 127 tỷ đồng, năm 2015 tăng 83 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trƣởng là 65.35%; Sang năm 2016, dƣ nợ FDI là 292 tỷ đồng, tăng 82 tỷ đồng so với 2015, tỷ lệ tăng trƣởng là 39.05%
Sự tăng trƣởng dƣ nợ cho vay doanh nghiệp FDI đã đóng góp vào doanh thu của chi nhánh, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, phân tán rủi ro, đa dạng hóa đối tƣợng cho vay và tăng lợi nhuận.
Thứ hai, hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI của Vietinbank Bắc Ninh đã góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo tiền đề cho doanh nghiệp FDI phát triển, tạo thêm nhiều công văn việc làm cho xã hội
3.2.3.2 Những hạn chế
Một là, tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp FDI của chi nhánh còn
hạn chế trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp FDI trên địa bàn.
Theo thống kê của NHNN tỉnh Bắc Ninh, dƣ nợ nhóm khách hàng FDI trung bình chiếm khoảng 40% dƣ nợ cho vay của các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh.
Dƣ nợ nhóm khách hàng FDI tại Vietinbank Bắc Ninh tuy đã có sự tăng trƣởng trong các năm gần đây, tuy nhiên vẫn còn chiếm tỷ trọng chƣa cao trong tổng dƣ nợ của Chi nhánh. Năm 2014, dƣ nợ FDI chiếm 8.83% dƣ nợ của Vietinbank Bắc Ninh. Năm 2015 tăng lên là 11.78% trong tổng dƣ nợ và năm 2016 là 14% (trong khi đó, con số bình quân của ngành là khoảng 40%)
Hai là, sản phẩm cho vay doanh nghiệp FDI còn thiếu sự đa dạng.
Mặc dù Vietinbank đã có những sản phẩm riêng đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp FDI nhƣ: Sản phẩm cho các doanh nghiệp vệ tinh của Sam Sung, sản phẩm áp dụng cho các doanh nghiệp vệ tinh của Sam Sung, sản phẩm cho vay VLĐ, cho vay dự án đầu tƣ, cho vay VNĐ tham chiếu lãi suất USD đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu... Tuy nhiên các sản phẩm trên chƣa thực sự thu hút đƣợc các doanh nghiệp FDI, một phần do chính sách sản phẩm chƣa linh hoạt, 1 phần do tỷ giá USD còn khá cao. Do đó, dƣ nợ đối với phân khúc FDI tại Vietinbank Bắc Ninh chƣa đạt đƣợc nhƣ kỳ vọng.
Ba là, mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng còn hạn chế.
Do các sản phẩm chƣa thực sự đa dạng, linh hoạt nên việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại Vietinbank Bắc Ninh còn hạn chế
- Nguyên nhân
Những mặt hạn chế trên có nhiều nguyên nhân, bao gồm cả nguyên nhân từ phía ngân hàng, khách hàng và những nguyên nhân khách quan khác.
* Nguyên nhân từ phía ngân hàng:
+ Chính sách cho vay doanh nghiệp FDI của ngân hàng chƣa thực sự hợp lý và thông thoáng, điều này dễ làm cho khách hàng giảm thiện chí đến với ngân hàng
+ Khả năng thu thập và xử lý thông tin của ngân hàng về mỗi khoản vay còn gặp nhiều khó khăn, thông tin thu thập đƣợc còn hạn chế làm ảnh hƣởng không nhỏ đến khả năng đánh giá về khoản vay của cán bộ tín dụng.
+ Công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh cũng nhƣ các sản phẩm, dịch vụ của VietinBank Bắc Ninh chƣa đƣợc thực hiện một cách hiệu quả. VietinBank Bắc Ninh chƣa thực sự chủ động trong việc nghiên cứu, tiếp cận thị trƣờng trong khi đó, hiện nay có rất nhiều ngân hàng thƣơng mại cũng nhƣ các công ty tài chính cá nhân đang rất chú trọng phát triển loại hình cho vay vốn này. Đây là một trong những nhƣợc điểm mà chi nhánh cần khắc phục trong thời gian tới để hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI đƣợc phát triển mạnh mẽ xứng tầm với quy mô hoạt động của NHCTVN nói chung cũng nhƣ VietinBank Bắc Ninh nói riêng.
+ Trình độ nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ của cán bộ, nhân viên ngân hàng còn hạn chế.
* Nguyên nhân từ phía khách hàng:
+ Một số doanh nghiệp FDI hoạt động chƣa thực sự hiệu quả.
+ Tỷ lệ tài sản bảo đảm đảm bảo cho khoản vay của một số doanh nghiệp FDI còn thấp
+ Năng lực trình độ quản lý của 1 số doanh nghiệp FDI còn hạn chế. * Các nguyên nhân khác:
+ Môi trƣờng kinh tế không ổn định trong giai đoạn 2012 - 2015 đã tác động đến nền kinh tế trong nƣớc nói chung và tác động không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI, chính vì lẽ đó mà một số ngành lĩnh vực doanh nghiệp FDI cũng còn dè dặt khi vay vốn ngân hàng để phục vụ đầu tƣ TSCĐ, sản xuất kinh doanh.
+ Đối thủ cạnh tranh trong hoạt động này không chỉ có các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc mà còn cả các ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài,
+ Pháp luật kinh doanh nói chung và pháp luật về ngân hàng nói riêng còn chƣa hoàn thiện, do vậy với các ngân hàng thƣơng mại, rủi ro lớn nhất của dịch vụ cho vay doanh nghiệp FDI không phải là những vấn đề thuộc về sản phẩm này, mà chính là khung pháp lý để hoạt động kinh doanh này có thể tồn tại và phát triển xứng tầm với vai trò của nó trong xã hội.
3.2.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Bắc Ninh
Có thể thấy, các ngân hàng hiện nay triển khai cho vay doanh nghiệp FDI khá rầm rộ, mở ra một kênh tín dụng mới và góp phần thực hiện chủ trƣơng kích cầu doanh nghiệp FDI của chính phủ. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả vốn vay và hạn chế rủi ro thì đó là điều không đơn giản chút nào.
Xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn cho vay tín dụng của các ngân hàng trong và ngoài nƣớc ta có thể rút ra bài học cho Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt nam Chi nhánh Bắc ninh trong hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI.
Thứ nhất, ngân hàng nên đƣa ra một chiến lƣợc mở rộng cho vay doanh nghiệp FDI riêng của mình, thông qua việc ban hành các chính sách tín dụng hợp lý và linh hoạt và những định hƣớng, mục tiêu cần thực hiện nó nhƣ thế nào.
Thứ 2, do cho vay doanh nghiệp FDI ra đời và phát triển sôi động nhất là bắt nguồn từ các nƣớc phát triển, vì thế các nƣớc này am hiểu quá rõ về cho vay doanh nghiệp FDI để hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI một cách hiệu
quả thì NHTMCP Công thƣơng Việt Nam, Chi nhánh Bắc ninh cần nghiên cứu, tìm hiểu kỹ về các sản phẩm cho vay doanh nghiệp FDI của các ngân hàng các nƣớc phát triển cũng nhƣ các Ngân hàng nƣớc ngoài đặt tại Việt nam, từ đó đƣa ra những loại hình cho vay doanh nghiệp FDI phù hợp với những đặc điểm, nhu cầu của ngƣời doanh nghiệp FDI Việt nam.
Thứ 3, ngân hàng nên thông thoáng hơn trong việc đƣa ra các điều kiện cho vay đối với khách hàng, tạo điều kiện để ngày càng nhiều khách hàng có thể tiếp cận với sản phẩm CVDN của ngân hàng. “ Thông thoáng” ở đây có nghĩa là phải đảm bảo quyền lợi của hai bên: Khách hàng có nhu cầu vay thì đƣợc đáp ứng còn ngân hàng thì phải đảm bảo kinh doanh an toàn hiệu quả.
Thứ 4, ngân hàng phải có một cơ chế kiểm soát chặt chẽ dòng tiền của khách hàng để đánh giá hiệu quả đầu tƣ, hiệu quả của phƣơng án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp FDI.
Thứ 5, công nghệ hiện đại đã góp phần tạo nên sự thuận tiện, nhanh chóng và sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm của ngân hàng, với công nghệ hiện đại có thể giúp ngân hàng có thể thẩm định khách hàng một cách chính xác và nhanh nhất có thể, giúp rút ngắn thời gian quy trình của việc cấp một khoản vay, từ đó tiết kiệm đƣợc chi phí, quản lý khách hàng tốt hơn và tăng số lƣợng giải quyết các khoản vay, tạo điều kiện cho việc mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI .
Thứ sáu, nhƣ đã biết cho vay doanh nghiệp FDI mang lại lợi nhuận rất lớn nhƣng rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng cũng không kém. Đặc biệt đối với những khoản vay mà tài sản đảm bảo chính là tài sản hình thành từ vốn vay những tài sản có biến động mạnh, ví nhƣ thị trƣờng bất động sản, đây là thị trƣờng” Sớm nắng chiều mƣa”, các ngân hàng cần phải cẩn trọng trong các khoản vay này, và cũng nên tìm hiểu nghiên cứu sự biến động của các thị trƣờng của các tài sản làm đảm bảo cũng nhƣ điều kiện cho vay phải đƣợc lựa
chọn kỹ càng.
Thứ bẩy, việc tính toán cho vay cũng phải đƣợc cân nhắc kỹ lƣỡng để đƣa ra đƣợc một cấu trúc lãi suất cạnh tranh nhất, nhƣng vẫn đảm bảo mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng.
Thú tám, Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt nam Chi nhánh Băc Ninh nên đầu tƣ xây dựng mở rộng mạng lƣới các chi nhánh, đặc biệt là mở rộng các phòng giao dịch tại các khu công nghiệp nơi tập trung 1 số lƣợng đáng kể doanh nghiệp FDI để có thể thu hút đƣợc nhiều khách hàng cũng nhƣ tăng dƣ nợ cho vay doanh nghiệp FDI.
Thứ chín, các Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt nam Chi nhánh Bắc ninh cần phải coi trọng việc tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng làm việc cao để có thể đáp ứng đƣợc những nhu cầu của công việ cũng nhƣ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.