Tăng cƣờng quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI tại Ngân hàng TMCP Công thương (Trang 60 - 63)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.5 Tăng cƣờng quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI

Quản trị rủi ro bao gồm phân tích tín dụng trƣớc khi cho vay và quản lý phân loại nợ sau khi tiến hành cho vay.

Quá trình phân tích tín dụng trƣớc khi cho vay của VietinBank Bắc Ninh đã đƣợc quy định rất cụ thể và chi tiết. Phân tích tín dụng đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải sử dụng thông thạo các phƣơng pháp phân tích tài chính đồng thời cũng đòi hỏi cán bộ phải tìm hiểu sâu dự án và đánh giá dòng tiền của dự án. Theo đó, ngân hàng sẽ tiến hành cho vay nếu thấy việc cho vay thực sự khả thi. Hơn nữa, trong quá trình cho vay, ngân hàng cần thƣờng xuyên theo dõi giám sát khoản vay, tình hình sử dụng vốn vay, tránh trƣờng hợp để vốn vay sử dụng không đúng mục đích. Cán bộ tín dụng phụ trách khoản vay cần thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra, có thể tƣ vấn cho khách hàng về hoạt động sử dụng vốn.

Kiểm tra, giám sát khoản vay cũng là một hoạt động rất quan trọng trong quy trình tín dụng. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát vốn cho vay, ngân hàng phải thƣờng xuyên đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng. Nếu phát hiện thấy khách hàng có những dấu hiệu đáng ngờ, ngân hàng phải xử lý theo quyền hạn và nghĩa vụ. Công tác kiểm tra bao gồm một số nội dung. Nội dung thứ nhất là kiểm tra thƣờng xuyên, kiểm tra trƣớc khi cho vay (kiểm tra chặt chẽ hồ sơ vay vốn), kiểm tra trong khi cho vay (kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay xem khách hàng sử dụng vốn có đúng mục đích không) và kiểm tra sau khi cho vay. Bên cạnh đó, chi nhánh cần đánh giá lại tài sản thế chấp theo giá hiện hành. Nếu giảm so với giá lúc thế chấp thì cần phải bổ sung tài sản thế chấp hoặc giảm dƣ nợ tƣơng ứng trên cơ sở thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng.

Trong công tác quản trị rủi ro, việc phân loại nợ và quản lý các khoản nợ quá hạn cũng vô cùng quan trọng. Nhƣ vậy, việc theo dõi sát sao các khoản nợ để tiến hành trích lập dự phòng rủi ro và đốc thúc việc thu nợ là rất cần thiết. Điều này sẽ giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng nhƣ tăng cƣờng khả năng thu nợ cho ngân hàng.

4.5.1 Tăng cƣờng hoạt động quảng bá, tiếp thị cho vay doanh nghiệp FDI

Là một chi nhánh thuộc NHCTVN, VietinBank Bắc Ninh cần phải có những biệp pháp để mở rộng tiếp thị và quảng bá thƣơng hiệu cho NHCTVN.

4.5.2 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

Vietinbank nói chung và vietibank Bắc Ninh nói riêng cần đặt mục tiêu hiện đại hóa ngân hàng lên hàng đầu để có thể phục vụ và đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đặc biệt là khách hàng thuộc phân khúc khách hàng FDI.

4.5.3 Nâng cao chất lƣợng nguồn lực cho hoạt động vay doanh nghiệp FDI

Nhƣ đã nêu ở trên, nguồn nhân lực là một trong những yếu tố tạo lên sức mạnh của ngân hàng. Đây chính là cơ sỏ lý thuyết của giải pháp này. Cơ sở thực tiễn của giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực là ở VietinBank Bắc Ninh, số lƣợng cán bộ hạn hẹp nên một cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều công việc. Điều này ảnh hƣởng nhiều đến chất lƣợng công việc. Nhƣ vậy, muốn mở rộng hoạt động cho vay nói chung và cho vay doanh nghiệp FDI nói riêng, chi nhánh cần có những biện pháp để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực bằng cách hỗ trợ cho cán bộ tham gia các lớp đào tạo ngắn và dài hạn để nâng cao trình độ chuyên môn, thái độ phục vụ. Bên cạnh đó, vì ngân hàng là một ngành dịch vụ nên VietinBank Bắc Ninh cũng cần chú trọng đặc biệt tới công tác tuyên truyền, giáo dục về phong cách giao tiếp của cán bộ. Một vấn đề quan trọng là cần tăng cƣờng khả năng giao tiếp ngoại ngữ cho các cán bộ trực tiếp làm công tác thẩm định, quản lý, giám sát khách hàng.

Thêm vào đó, chi nhánh cần có những chính sách khen thƣởng thích đáng với những cán bộ hoàn thành tốt kế hoạch tín dụng đƣợc giao. Đồng thời, chi nhánh cũng phải có chế độ xử lý nghiêm minh đối với các cán bộ tín dụng vi phạm những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, gây thiệt hại cho ngân hàng. Chi nhánh cần có hòm thƣ góp ý đặt ở phòng khách hàng của chi nhánh cũng nhƣ ở các phòng giao dịch. Khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh hoàn toàn có thể góp ý về cung cách phục vụ của nhân viên chƣa tốt đối với họ cũng nhƣ những một số thay đổi có thể thực hiện để góp phần làm cho phong cách phục vụ của nhân viên ngày càng đƣợc nâng cao.

4.5.4 Hoàn thiện công tác tổ chức và quy trình cho vay

Hiện nay tại chi nhánh vẫn chƣa có sự tách bạch giữa ba chức năng: khởi tạo tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng và tác nghiệp, điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng.

VietinBank Bắc Ninh nên phân tách bộ phận tín dụng ra thành ba bộ phận:

- Bộ phận quan hệ khách hàng: cán bộ quan hệ khách hàng đảm nhận một số nhiệm vụ chính nhƣ tiếp thị, nhận hồ sơ, tiến hành đánh giá chung về khách hàng, đề xuất hạn mức tín dụng, kiểm tra giám sát khoản vay, đôn đốc khách hàng trả nợ.

- Bộ phận quản lý rủi ro: có nhiệm vụ thẩm định lại khoản vay do bộ phận quan hệ khách hàng đề xuất. Kiểm tra việc thực hiện giới hạn tín dụng của các phòng liên quan và đề xuất xử lý nếu có vi phạm; giám sát việc phân loại nợ và trích lập DPRR.

- Bộ phận quản trị tín dụng: trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay và cùng với bộ phận quan hệ khách hàng và quản lý rủi ro giám sát khoản vay.

Mô hình này tách bạch giữa bộ phận tiếp thị với bộ phận thẩm định giúp cho các quyết định cho vay mang tính khách quan hơn, cũng nhƣ nhờ sự chuyên môn hóa sâu hơn theo chức năng mà việc thực hiện phân tích tín dụng sâu sắc và chính xác hơn, giúp nhận dạng các rủi ro tiềm năng và có các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Thêm vào đó chính sự giám sát của bộ phận quản lý rủi ro đối với quan hệ khách hàng trong quá trình thực hiện các quyết định cấp tín dụng đã tạo nên cơ chế kiểm tra và giám sát liên tục, phát hiện và giảm thiểu đƣợc những rủi ro sau khi cho vay mà cơ chế kiểm tra nội bộ khó có thể kiểm soát hết đƣợc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI tại Ngân hàng TMCP Công thương (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)