1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.7. Nhân lực – Nguồn nhân lực
1.1.7.1. Nhân lực
Trƣớc hết, xin đƣợc trích lại khái niệm đã đƣợc trình bày và cơ bản thống nhất tại hội thảo về nhân lực do Trung tâm Phân tích và dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực của Viện khoa học giáo dục Việt Nam thực hiện năm 2012 nhƣ sau: “Nhân lực đƣợc định nghĩa là bao gồm tất cả các tiềm năng của con ngƣời trong một tổ chức hay xã hội, tức là tất cả các thành viên trong tổ chức hay xã hội đó sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển tổ chức hay xã hội.
Theo từ điển BusinessDictionary, nhân lực (manpower) là tổng thể lực lƣợng lao động của một quốc gia, bao gồm cả nam giới và nữ giới. Nếu số lƣợng ngƣời vƣợt quá số lƣợng việc làm sẵn có tại một thời điểm, thì khi đó đƣợc gọi là dƣ thừa nhân lực; nếu số lƣợng việc làm vƣợt quá số ngƣời lao động, thì khi đó gọi là thiếu nhân lực. (Total labor force of a nation, including both men and women. If there are more people than available jobs, it is called manpower surplus; if available people are fewer than jobs, it is called
manpower deficit).
Nhƣ vậy, nhân lực có thể được hiểu là sức người được cung cấp trong quá trình sản xuất. Nói một cách khái quát, nhân lực là toàn bộ khả năng về thể lực, trình độ chuyên môn mà con người tích luỹ được, có tiềm năng đem lại thu nhập khi được sử dụng trong sản xuất.”
1.1.7.2. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực (NNL) có thể đƣợc định nghĩa từ quan điểm phát triển kinh tế, theo đó nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định
số lƣợng và chất lƣợng, số lƣợng là tổng số những ngƣời trong độ tuổi lao động làm việc theo quy định của Nhà nƣớc và thời gian lao động có thể huy động đƣợc từ họ; chất lƣợng là sức khoẻ và trình độ chuyên môn, kiến thức và trình độ lành nghề của ngƣời lao động.
Beng, Fischer & Dornhusch (1995) cho rằng, nguồn nhân lực đƣợc hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con ngƣời tích luỹ đƣợc, có khả năng đem lại thu nhập trong tƣơng lai.
Theo GS. Phạm Minh Hạc (2001) thì nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một nƣớc hay một địa phƣơng, tức là nguồn lao động đƣợc chuẩn bị (ở các mức độ khác nhau) sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó, tức là những ngƣời lao động có kỹ năng (hay khả năng nói chung) bằng con đƣờng đáp ứng đƣợc yêu cầu của chuyển đổi cơ cấu lao động, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa [4].
Ngoài ra, theo Liên Hợp Quốc (1999) thì “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con ngƣời có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nƣớc”.
Tóm lại, nguồn nhân lực là một khái niệm tổng hợp bao gồm các yếu tố số lượng, chất lượng và cơ cấu phát triển người lao động nói chung cả ở hiện tại cũng như trong tương lai dưới dạng tiềm năng của mỗi tổ chức, mỗi địa phương, mỗi quốc gia, khu vực và thế giới.