Đánh giá Đánh giá năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số chỉ tiêu đánh giá năng lực làm việc của sinh viên tốt nghiệp áp dụng cho trường đại học kinh tế đại học quốc gia hà nội (Trang 25 - 27)

1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.5. Đánh giá Đánh giá năng lực

Theo Nguyễn Hữu Châu (2008), “Đánh giá là căn cứ vào các số đó và các tiêu chí xác định đánh giá năng lực và phẩm chất của sản phẩm đào tạo để nhận định, phán đoán và đề xuất các quyết định nhằm nâng cao không ngừng chất lƣợng đào tạo. Đánh giá có thể định lƣợng vào các con số hoặc định tính dựa vào các ý kiến và giá trị”

Theo J.M Deketele: “Đánh giá có nghĩa là xem xét mức độ phù hợp của một tập hợp các thông tin thu đƣợc với một tập hợp các tiêu chí thích hợp của mục tiêu đã xác định nhằm đƣa ra quyết định theo một mục đích nào đó”

Theo Khối Thịnh Vƣợng Anh (2003), “đánh giá năng lực không chỉ là việc đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ hoặc hành động học tập. Nó bao hàm việc đo lƣờng khả năng tiềm ẩn của học sinh và đo lƣờng việc sử dụng những kiến thức, kỹ năng, và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập tới “một chuẩn” nào đó”

Hay theo Wolf (2001), “Đánh giá năng lực dựa trên việc miêu tả các sản phẩn đầu ra cụ thể, rõ ràng tới mức giáo viên, học sinh và các bên liên quan đều có thể hình dung tƣơng đối khách quan và chính xác về thành quả của học sinh sau quá trình học tập. Đánh giá năng lực cũng cho phép nhìn ra tiến bộ của học sinh dựa trên mức độ thực hiện các sản phẩm”

Đánh giá năng lực là đánh giá việc thực hiện. Tuy nhiên để thực hiện một hoạt động nào đó có kết quả thì bao giờ cũng có một quá trình bao gồm từ nhận thức (cognitive) với sự tác động của tình cảm (affective) để lựa chọn cách hành động sau đó tiến hành hành động (active) để có kết quả (product). Bên cạnh đó thì trong các hoàn cảnh thực tế khác nhau, bằng kinh nghiệm và khả năng riêng, cá nhân học sinh sẽ có những điều chỉnh hành động hợp lí.

Hoàn cảnh thực tế

Nhận thức Lựa chọn cách HĐ Hành động Kết quả

Tình cảm, động cơ, kinh nghiệm

Nhận thức là một quá trình, không xảy ra tức thời. Để có nhận thức thì cần phải tích lũy kiến thức. Kiến thức có thể tích lũy bằng hai cách gồm học hỏi từ bên ngoài và tự rút ra sau những trải nghiệm của bản thân. Khi có đủ kiến thức, kinh nghiệm thì nhận thức sẽ đúng hơn. Do đó, nếu thiếu kiến thức và kinh nghiệm thì rất khó có đƣợc nhận thức đúng. Tuy nhiên, khi đã có nhận thức đúng thì hành động còn phụ thuộc vào tình cảm, kinh nghiệm của ngƣời thực hiện. Nếu ngƣời thực hiện có tình cảm tốt, giầu kinh nghiệm thì sẽ chọn phƣơng án tối ƣu để thực hiện hành động nhằm đem lại chất lƣợng cao nhất, trong thời gian ngắn nhất để có đƣợc sản phẩm nhƣ mong muốn. Ngƣợc lại, nếu ngƣời thực hiện hoạt động có tình cảm hoặc kinh nghiệm không tốt thì sẽ có những chọn lựa không đúng hoặc cố tình làm theo cách mà không đem lại hiệu quả cao dẫn đến sản phẩm kém chất lƣợng.

Trong việc chọn lựa cách thực hiện và trong quá trình thực hiện một hoạt động nào đó thì một yếu tố rất quan trọng tác động đó là ngữ cảnh, điều kiện cụ thể của đời sống thực. Nói cách khác, ngoài tác động của yếu tố tâm lí (động cơ, tình cảm…) của ngƣời thực hiện thì cần chú trọng thêm tới các điều kiện, yếu tố khác bên ngoài tác động khi những hành động/hành vi xảy ra. Vì vậy, nếu chỉ đánh giá sản phẩm/kết quả của hành động/hành vi thì

chƣa thể khẳng định đúng đƣợc năng lực của ngƣời thực hiện. Để đánh giá chính xác năng lực thì cần chú trọng đến tất cả các thành tố tạo nên sản phẩm cuối cùng

Trong khuôn khổ của đề tài, “đánh giá năng lực” là việc làm đánh giá khả năng đáp ứng của sinh viên tốt nghiệp đại học đối với yêu cầu của công việc ở mức độ nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số chỉ tiêu đánh giá năng lực làm việc của sinh viên tốt nghiệp áp dụng cho trường đại học kinh tế đại học quốc gia hà nội (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)