Đánh giá kết quả thử nghiệm

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học một số quy tắc và phương pháp trong môn toán lớp 5 (Trang 68)

CHƯƠNG 3 : THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM

3.3. Đánh giá kết quả thử nghiệm

3.3.1. Kết quả định tính

Sau quá trình tiến hành thử nghiệm, tham khảo ý kiến của giáo viên dạy thử nghiệm, sử dụng phiếu thăm dò ý kiến học sinh. Chúng tôi đã rút ra một số kết luận định tính. Kết quả định tính được tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 3.1. Bảng thống kê mức độ đạt được các tiêu chí đánh giá trước thử nghiệm và sau thử nghiêm Các tiêu chí đánh giá Trước TN Sau TN SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %

1. Khả năng diễn đạt ngôn ngữ 25 41,66 29 48,33

2. Thích học môn Toán 22 36,66 28 46,66

3. Mức độ tự tin 18 30 24 40

4. Tính tích cực, chủ động, độc lập 16 26,66 24 40

5. Khả năng phát hiện vấn đề 8 13,33 23 38,33

6. Khả năng lập kế hoạch, đề xuất giải pháp và

lựa chọn giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề 25 41,66 29 48,33 7. Khả năng hợp tác hành động giải quyết vấn đề 11 18,33 21 35

- Thông qua các giờ dạy nội dung các quy tắc và phương pháp toán 5 theo hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, qua quan sát, thăm dò ý kiến giáo viên và học sinh, chúng tôi nhận thấy: Việc áp dụng các biện pháp sư phạm cũng đã đem lại một số kết quả nhất định.

- Về phía học sinh

+ Trong quá trình học tập học sinh cũng đã tích cực suy nghĩ, tham gia xây dựng bài, phát hiện và giải quyết vấn đề, tích cực tham gia phát biểu ý kiến làm cho các giờ học trở nên sôi nổi hơn.

+ Các em dần dần nắm được các kiến thức cơ bản trong chương trình một cách vững chắc hơn, phân biệt được các quy tắc, công thức dễ nhầm lẫn.

+ Học sinh có khả năng diễn đạt, bày tỏ ý kiến về những vấn đề đặt ra trong bài học bằng vốn từ ngữ của mình một cách rõ ràng.

+ Học sinh có khả năng phát hiện, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề có liên quan đến bài học.

+ Thông qua các hoạt động học sinh cảm thấy thích thú hơn với việc học tập theo định hướng phát hiện và giải quyết vấn đề, học sinh bị cuốn hút

vào các công việc trong hoạt động học tập, tạo cho học sinh lòng ham học, hình thành kĩ năng, kĩ xảo, khơi dậy khả năng tìm tòi, khám phá của học sinh. Đồng thời giúp các em cảm thấy thêm yêu môn toán hơn.

- Về phía giáo viên: Chúng tôi đã xin ý kiến của giáo viên dạy thử nghiệm về chất lượng bài học thử nghiệm, khả năng học sinh phát hiện vấn đề và sử dụng kiến thức cần thiết để giải quyết các các vấn đề nảy sinh trong bài học, khả năng học sinh diễn đạt ngôn ngữ tốt hơn, sự tích cực học tập của học sinh trong quá trình học tập và khả năng có thể tiến hành các hoạt động học tập được đề xuất trong các biện pháp cũng tốt hơn.

3.3.2. Kết quả định lượng

Sau khi dự giờ thử nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra chất lượng của lớp thử nghiệm và lớp đối chứng theo hệ thống kiến thức bài dạy.

Theo kết quả kiểm tra thì số bài hoàn thành tốt tăng lên. Điều này cho thấy việc bước đầu dạy học theo hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học một số quy tắc và phương pháp trong môn Toán lớp 5 đã đem lại những hiệu quả nhất định.

Hiệu quả giờ dạy được đánh giá căn cứ vào mức độ học sinh đã làm được trong bài kiểm tra. Đánh giá bài làm của học sinh theo xếp loại hoàn thành bài tập. Phân loại điểm theo 3 mức: Giỏi (Hoàn thành tốt); Khá - Trung Bình (Hoàn thành); Yếu (Chưa hoàn thành).

Bảng 3.2. Bảng so sánh kết quả thử nghiệm và đối chứng

Lớp Số bài kiểm tra Xếp loại

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %

5A 35 11 31,43 22 62,86 2 5,71

0 10 20 30 40 50 60 70 HT Tốt HT Chưa HT TN ĐC

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ so sánh kết quả thử nghiệm và đối chứng

Nhận xét: Qua bảng so sánh kết quả lớp thử nghiệm và lớp đối chứng,

ta thấy được chất lượng dạy học một số bài thử nghiệm môn Toán lớp 5 tăng lên. Tỉ lệ học sinh có bài hoàn thành tốt ở hệ thống thử nghiệm cao. Nếu giáo viên áp dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thường xuyên hơn nữa thì chắc chắc kết quả nhận được sẽ còn tăng lên nhiều hơn nữa. Đây là một căn cứ để chứng minh tính khả thi của việc áp dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh trong môn Toán lớp 5 nói riêng và môn Toán ở Tiểu học nói chung.

Sau khi tiến hành thử nghiệm, chúng tôi nhận thấy việc giảng dạy các bài học liên quan đến các quy tắc và phương pháp trong môn toán lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề mang lại những hiệu quả như sau:

- Phát triển các năng lực cho học sinh, đặc biệt là năng lực phát hiện và giải quyết giải quyết vấn đề.

- Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận, từ đó mà học sinh có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.

- Giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập, từ đó khắc sâu được kiến thức bài học.

- Làm cho quá trình học tập của học sinh trở nên chủ động hơn: bằng cách gắn hoạt động học tập các quy tắc với các tình huống cụ thể, trong đó học sinh phải phát hiện vấn đề nảy sinh trong tình huống, xây dựng kế hoạch và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề để có thể nắm được các quy tắc có trong bài học.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Sau khi xác định mục đích, nội dung, cách thức tiến hành thử nghiệm, chúng tôi tiến hành thử nghiệm sư phạm tại lớp 5A - trường Tiểu học Hùng Vương. Quá trình thử nghiệm cho thấy:

- Về mặt định tính: Học sinh có khả năng diễn đạt ngôn ngữ tốt, học sinh tự tin hơn. Học sinh không chỉ biết phát hiện vấn đề mà còn biết lập kế hoach giải quyết vấn đề, lựa chọn phương án tối ưu nhất để thực hiện giải quyết vấn đề.

- Về mặt định lượng: Qua so sánh, chất lượng dạy học một số bài thử nghiệm môn Toán lớp 5 tăng lên. Tỉ lệ học sinh có bài hoàn thành tốt ở hệ thống thử nghiệm cao.

Từ kết quả thử nghiệm chúng tôi có thể khẳng định:

+ Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề có thể thực hiện được phổ biến trong quá trình dạy học các quy tắc và phương pháp trong môn Toán lớp 5. Việc thực hiện dạy học theo phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề giúp cho sự hiểu biết của học sinh thêm phong phú hơn.

+ Học sinh có khả năng phát hiện vấn đề thông qua những tình huống hoặc bài toán, có khả năng huy động kiến thức để lập kế hoạch, lựa chọn phương án tối ưu và thực hiện giải quyết có hiệu quả các vấn đề có liên quan đến bài học. Từ đó nắm được các quy tắc và phương pháp toán học trong chương trình.

Vấn đề phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn khi dạy học các quy tắc và phương pháp trong môn Toán lớp 5 có tính khả thi và được giáo viên Tiểu học và Ban giám hiệu nhà trường dạy thử nghiệm rất ủng hộ. Nếu giáo viên áp dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong quá trình dạy học thường xuyên hơn nữa thì chắc chắn kết quả nhận được sẽ còn tăng lên nhiều hơn nữa.

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Khóa luận đã thu được một số kết quả chính sau:

- Nghiên cứu về năng lực nói chung, năng lực toán học nói riêng và năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cũng như nghiên cứu về cơ sở lí luận của phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Hệ thống lại nội dung các quy tắc trong chương trình toán 5 và thực trạng dạy học các quy tắc và phương pháp này ở trường Tiểu học.

- Dựa vào các cơ sở lí luận và thực tiễn khóa luận đề ra các biện pháp nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh.

- Khóa luận cho chúng ta thấy được rằng trong quá trình dạy học giáo viên nên áp dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh để góp phát triển năng lực học tập cũng như góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

- Tổ chức thử nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp sư phạm được đưa ra trong chương 2 của khóa luận.

Khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên trường Tiểu học, sinh viên sư phạm ngành Giáo dục Tiểu học sử dụng để góp phần nâng cao chất lượng học tập môn phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với các cấp quản lí giáo dục

Quan tâm kịp thời và tạo điều kiện hơn nữa cho việc đầu tư cơ sở vật chất trường học và trang thiết bị dạy học cho các trường để góp phần tạo yếu tố môi trường bên ngoài thuận lợi cho quá trình dạy học.

Chỉ đạo việc nghiên cứu dạy học các quy tắc và phương pháp toán 5 theo hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh.

2.2. Đối với giáo viên Tiểu học

Cần phải được trang bị cơ sở lí luận về dạy học môn Toán nói chung và các quy tắc và phương pháp toán 5 nói riêng theo hướng phát triển năng lực

phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả dạy học.

Trong quá trình vận dụng các hình thức tổ chức dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh cần có sự trao đổi, rút kinh nghiệm và tiếp tục đề xuất các giải pháp phù hợp với môi trường và điều kiện dạy học cụ thể, góp phần bổ sung hoàn thiện cơ sở lí luận về dạy học phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh.

2.3. Đối với các cơ sở đào tạo giáo viên Tiểu học

Cần thiết phải bổ sung vào chương trình đào tạo cơ sở lí luận về dạy học phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh Tiểu học để giáo sinh hiểu được cả về chương trình giáo dục định hướng nội dung và chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực, nhằm nâng cao chuẩn đầu ra của người học để họ có thể đáp ứng những yêu cầu đổi mới của thực tiễn hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tâm lí học, NXB Giáo dục, NXB ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.

[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), tài liệu Hội thảo Xây dựng và triển khai

Chương trình giáo dục phổ thông mới - những vấn đề đặt ra và giải pháp.

[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (trong Chương trình giáo dục phổ thông mới).

[5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, ban hành Quyết định số 404/QĐ - TTg của Thủ

tướng Chính phủ.

[6]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp ở trường tiểu học.

[7]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn pisa 2015 và các dạng câu hỏi do OECD phát hành lĩnh vực toán học.

[8]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Toán 5, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

[9]. Nguyễn Hữu Châu (1995), Dạy học giải quyết vấn đề trong môn Toán,

tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 9/1995.

[10]. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá

trình dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[11]. Vũ Quốc Chung (Chủ biên 2007), Phương pháp dạy học toán tiểu học, tài liệu đào tạo giáo viên Tiểu học trình độ Đại học và Cao đẳng sư phạm, Nhà xuất bản Giáo dục.

[12]. Vũ Cao Đàm (2007), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[13]. Trần Bá Hoành (2003), Dạy học lấy người học làm trung tâm, NXB

Giáo dục, Hà Nội.

[14]. Nguyễn Bá Kim (1994), Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động,

[15]. Kơrutecxki V.A. (1973), Tâm lí năng lực toán học của học sinh, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[16]. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB ĐHSP Hà Nội.

[17]. Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội.

[18]. Đào Tam (Chủ biên), Lê Hiển Dương (2009), Tiếp cận các phương pháp

dạy học không truyền thống trong dạy học toán ở trường đại học và trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm.

[19]. Vũ Văn Tào, Trần Văn Hà (1996), Dạy - Học giải quyết vấn đề: một hướng đổi mới trong công tác giáo dục, đào tạo, huấn luyện, Trường cán bộ

quản lý giáo dục và đào tạo Hà Nội.

[20]. Nguyễn Cảnh Toàn (2011), Xã hội học tập học tập suốt đời và các kỹ

năng tự học, NXB Dân Trí .

[21]. Trần Anh Tuấn (2007), Dạy học môn toán ở trường trung học cơ sở theo hướng tổ chức các hoạt động toán học, NXB Đại học Sư Phạm.

[22]. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[23]. Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên), Trần Trọng Thủy (2003), Tâm lí học đại

PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT (Dành cho giáo viên)

Câu 1: Khi dạy học một số quy tắc và phương pháp toán 5 Thầy (Cô) có quan tâm việc tổ chức các hoạt động nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh không ?

Tổng số

phiếu Nội dung

Số giáo viên

chọn Tỉ lệ (%)

8

a. Thường xuyên quan tâm 8 100

b. Ít quan tâm 0 0

c. Chưa quan tâm 0 0

d. Không quan tâm 0 0

Câu 2: Thầy (Cô) nhận thấy tầm quan trọng của việc tổ chức dạy học phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh là như thế nào?

Tổng số

phiếu Nội dung

Số giáo viên chọn Tỉ lệ (%) 8 a. Rất quan trọng 2 25 b. Quan trọng 6 75 c. Không quan trọng 0 0

Câu 3: Cách thức mà Thầy (Cô) tổ chức hoạt động nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh là gì ?

Tổng số

phiếu Nội dung

Số giáo viên chọn Tỉ lệ (%) 8 a. Tổ chức theo nhóm 2 25 b. Tổ chức theo các nhân 1 12.5 c. Cả hai cách thức trên 5 62.5

Câu 4: Thầy (Cô) đánh giá như thế nào về mức độ tham gia vào việc học tập theo phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề mà Thầy (Cô) đã sử dụng trong khi dạy học ?

Tổng số

phiếu Nội dung

Số giáo viên

chọn Tỉ lệ (%)

8

a. Tất cả học sinh đều tham gia 0 0

b. Đa số học sinh tham gia 6 75

c. Rất ít học sinh tham gia 1 12.5

Câu 5: Thầy (Cô) thường tổ chức cho học sinh phát hiện vấn đề dưới hình thức nào ?

Tổng số

phiếu Nội dung Số giáo viên chọn Tỉ lệ (%)

8

a. Học lí thuyết 0 0

b. Làm bài tập 0 0

c. Cả hai hình thức trên 8 100

Câu 6: Thầy (Cô) đánh giá như thế nào về hiệu quả khi tổ chức các hoạt động dạy học phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh ?

Tổng số

phiếu Nội dung Số giáo viên chọn Tỉ lệ (%)

8

a. Rất hiệu quả 1 12.5

b. Hiệu quả 3 37.5

c. Tương đối hiệu quả 4 50

d. Không hiệu quả 0 0

Câu 7: Dạy học quy tắc và phương pháp toán là hoạt động truyền thụ của giáo viên, không cần có sự tham gia của học sinh ?

Tổng số phiếu Nội dung Số giáo viên

chọn Tỉ lệ(%)

8

a. Rất đồng ý 0 0

b. Đồng ý 0 0

c. Không đồng ý 8 100

Câu 8: Dạy học các quy tắc theo phương pháp nhằm giúp học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề sẽ mất nhiều thời gian ?

Tổng số phiếu Nội dung Số giáo viên

chọn Tỉ lệ (%)

8

a. Rất đồng ý 3 37.5

b. Đồng ý 5 62.5

c. Không đồng ý 0 0

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học một số quy tắc và phương pháp trong môn toán lớp 5 (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)