CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.5 Thực trạng việc phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đềcho học
cho học sinh qua dạy học một số quy tắc và phương pháp toán lớp 5
1.5.1. Đối tượng khảo sát
Để tìm hiểu thực trạng việc phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học một số quy tắc và phương pháp toán 5 hiện nay chúng tôi đã tiến hành khảo sát các giáo viên và học sinh các lớp 5A, 5B, 5C của trường Tiểu học Hùng Vương - Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ.
Hình thức khảo sát chủ yếu là lập phiếu khảo sát dành cho giáo viên và học sinh, ngoài ra trực tiếp trao đổi, phỏng vấn giáo viên.
1.5.2. Mục đích khảo sát
Tìm hiểu về thực trạng sử dụng phương pháp dạy học cũng như cách thức tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học một số quy tắc, phương pháp toán 5.
1.5.3. Nội dung khảo sát
Để khảo sát thực trạng về việc dạy học các quy tắc và phương pháp toán học theo phương pháp pháp phát hiện và giải quyết vấn đề trong môn Toán nói chung, môn Toán Tiểu học nói riêng, chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của 8 giáo viên dạy Toán và 105 học sinh học sinh ở trường Tiểu học Hùng Vương. Việc khảo sát tập trung vào các vấn đề chính sau:
- Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề và vai trò của việc dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề với việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Vấn đề phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề của giáo viên.
- Khảo sát những khó khăn của giáo viên khi dạy học theo định hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
1.5.4. Kết quả khảo sát
Kết quả thăm dò cho thấy: Đối với giáo viên:
- Về vấn đề nhận thức của giáo viên về dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề và tác dụng, tầm quan trọng của việc dạy học phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Tất cả giáo viên được khảo sát (100%) đã quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh. Đa số giáo viên (75%) đã nhận thấy tầm quan trọng của việc tổ chức dạy học động nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Về cách thức tổ chức dạy học phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề mà giáo viên đã làm: Nhiều giáo viên được khảo sát (62,5%) trả lời đã tổ chức cho học sinh hoạt động phát hiện và giải quyết vấn đề theo cả hai hình thức cá nhân và nhóm.
- Về hình thức tổ chức phát hiện vấn đề: Tất cả giáo viên được khảo sát (100%) thường tổ chức cho học sinh phát hiện vấn đề dưới cả hai hình thức học lí thuyết và làm bài tập.
- Về hiệu quả quả khi tổ chức các hoạt động dạy học phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh: Rất nhiều giáo viên (50%) đã cho rằng việc tổ chức các hoạt động dạy học phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh là tương đối hiệu quả. Hầu hết giáo viên (75%) đã thấy được mức độ tham gia vào việc học tập theo phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề là đa số học sinh.
- Về dạy học dạy môn Toán của giáo viên theo theo định hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Tất cả giáo viên được khảo sát (100%) không đồng ý với quan điểm cho rằng dạy học quy tắc và phương pháp toán là hoạt động truyền thụ của giáo viên, không cần có sự tham gia của học sinh. Do đó hầu hết giáo viên (87,5%) đã thường tổ chức cho học sinh hoạt động phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Về những khó khăn của giáo viên khi tiến hành dạy học phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Đối với những giáo viên đã dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề thì nhiều giáo viên (62,5%) cho rằng dạy học các quy tắc nhằm giúp học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề sẽ mất nhiều thời gian. Số giáo viên đó (62,5%) chưa nhận thấy và sử dụng các tình huống, hình ảnh trực quan để giúp học sinh dễ hiểu và hứng thú hơn. Ngoài ra, giáo viên khi dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, giáo viên còn gặp những khó khăn như: giáo viên chưa chủ động trong việc điều khiển thời gian dạy học, khó khăn trong đổi mới tổ chức dạy học, đổi mới kỹ thuật dạy học, đổi mới phương pháp dạy học,...).
Đối vối học sinh:
- Về nhận thức của học sinh khi học tập các quy tắc toán trong chương trình: Hầu hết học sinh (78,1%) đã thấy được việc học tập các quy tắc toán là quan trọng. Rất đông học sinh (68,57%) cho rằng để học tập môn toán cần học tốt các quy tắc toán, và hầu như các em (71,43%) đều biết các quy tắc được học trong chương trình toán 5 có nhiều ứng dụng trong thực tiễn.
- Về hứng thú, thái độ của học sinh khi học tập phát hiện và giải quyết vấn đề: Rất nhiều học sinh (61,9%) trả lời thích thú với việc học tập phát hiện và giải quyết vấn đề mà giáo viên đưa ra, với cả hai hình thức học theo nhóm và theo cá nhân. Nhiều học sinh (47,62) biết được rằng việc sử dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề sẽ giúp các em học tốt nội dung về các quy tắc toán hơn.
- Về vấn đề dạy học phát hiện và vấn đề của giáo viên: Đa số học sinh (73,33%) đồng ý với việc giáo viên thường áp dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề để giúp các em phát hiện và sử dụng đúng các quy tắc có trong chương trình toán 5 và rất đông học sinh (62,86%) thấy được trong quá trình dạy học các quy tắc trong chương trình toán 5 sự tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh là rất thường xuyên.
- Về khó khăn mà học sinh gặp phải khi học tập các quy tắc và phương pháp toán theo phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề: Còn nhiều học sinh (45,72%) cho rằng các quy tắc toán rất khó học và khó nhớ. Do vậy, vẫn còn một số học sinh (39,04%) không thích học các quy tắc có trong chương trình toán 5.
Như vậy, ta thấy hầu hết giáo viên cũng đã nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của dạy học theo phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề trong phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh. Các giáo viên đã biết, đã hiểu về dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, học sinh cũng thích thú với việc học tâp theo phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, khi tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học cả giáo viên và học sinh còn gặp nhiều
khó khăn. Điều đó làm cho việc dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề còn chưa được sử dụng phổ biến.
Nguyên nhân thực trạng
Thực tế ở một số trường tiểu học cho thấy để thực hiện định hướng đổi mới, các trường đã có tổ chức dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. Tuy nhiên việc dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong các tiết học Toán chưa được thực hiện một cách thường xuyên.
Chúng tôi đã khảo sát, phỏng vấn giáo viên, học sinh và nhận định:
- Tỉ lệ tham gia của học sinh khi giáo viên dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề còn chưa nhiều.
- Một số cách thức tổ chức còn mang tính hình thức.
- Giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc phát triển các thành phần khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề cho học sinh. Do vậy, chưa phát huy được hết hiệu quả của việc dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Đối với các học sinh thuộc diện khá giỏi thì các em có hứng thú khi học tập theo phương pháp này; tuy nhiên vẫn còn một số học sinh còn có thái độ học tập không đúng đắn, các em không chịu suy nghĩ nên không thích học tập theo phương pháp này.
- Học sinh còn gặp một số khó khăn khi học tập các quy tắc trong chương trình; do vậy dấn tới tình trạng sai lầm trong việc sử dụng các quy tắc toán vào việc giải các bài toán có liên quan.
- Giáo viên chưa có kinh nghiệm, chưa được trang bị thêm mặt kiến thức về day học phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, do vậy không thường xuyên áp dụng trong giảng dạy.
- Việc dạy học nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đềcho học sinh nếu giáo viên không tổ chức hợp lí, làm chủ được thời gian có thể dẫn tới mất quá nhiều thời gian học sinh khi học sinh hoạt động phát hiện và giải quyết vấn đề, không còn đủ thời gian để học sinh luyện tập.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Năng lực phát hiện và giải quyêt vấn đề là một trong những năng lực quan trọng cần thiết đối với học sinh tiểu học, năng lực này bao gồm các thành phần sau:
- Khả năng phát hiện và làm rõ vấn đề - Khả năng đề xuất, lựa chọn giải pháp
- Khả năng thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề - Khả năng nhận ra ý tưởng mới
- Khả năng hình thành và triển khai ý tưởng mới - Khả năng tư duy độc lập
Việc phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề chủ yếu được thực hiện thông qua phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. Trong quá trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, học sinh được thực hiện các hoạt động phát hiện và làm rõ vấn đề; đề xuất, lựa chọn giải pháp; thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề; nhận ra ý tưởng mới, hình thành và triển khai ý tưởng mới. Đó là điều kiện quan trọng giúp phát triển ở học sinh năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
Qua quá trình khảo sát việc phát triển năng lực giải quyêt vấn đề tại các trường Tiểu học hiện nay chúng tôi nhận thấy: Hầu hết giáo viên đều ý thức được việc phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh là rất cần thiết trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, thực tế số giáo viên đã chú trọng thực hiện phát triển các thành phần năng lực năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học lại không nhiều. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là giáo viên chưa được trang bị thêm mặt kiến thức về việc phát triển khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc day học, đặc biệt là dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. Do vậy, việc xác định cơ sở lí luận, thực trạng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là căn cứ để khóa luận đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh ở chương 2.
CHƯƠNG 2: CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH LỚP 5
THÔNG QUA DẠY HỌC MỘT SỐ QUY TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP TOÁN HỌC
2.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp
2.1.1. Nguyên tắc thể hiện rõ yêu cầu phát triển năng lực phát hiện và giải
quyết vấn đề
Hoạt động dạy học phải góp phần phát triển các năng lực cần thiết cho học sinh như: năng lực toán học, năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp,... Trong đó có cả năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề là một trong tám năng lực chủ chốt cần được phát triển cho học sinh tiểu học hiện nay. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề bao gồm khả năng phát hiện và làm rõ vấn đề; khả năng đề xuất, lựa chọn giải pháp; khả năng thực hiện và đánh giá giải pháp; khả năng nhận ra, hình thành và khai thác ý tưởng mới trong giải quyết vấn đề; khả năng tư duy độc lập. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề được hình thành và phát triển trên nền của các hoạt động phát hiện giải quyết vấn đề khi giáo viên tổ chức việc học tập theo định hướng tích cực hóa hoạt động học sinh.
2.1.2. Nguyên tắc nội dung dạy học đảm bảo bám sát nội dung chương trình môn Toán lớp 5
Các hoạt động dạy học được tổ chức không chỉ nhằm mục đích phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh mà quan trọng hơn cả là nhằm cung cấp các kiến thức toán học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cho các em. Do vậy nội dung dạy học được lựa chọn phải bám sát nội dung chương trình môn toán lớp 5, dạy sử dụng các quy tắc và phương pháp toán có trong chương trình toán 5.
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng và thực tiễn
Tính khoa học vừa yêu cầu sự chính xác về mặt Toán học, vừa yêu cầu sự chính xác về mặt Triết học.
Hoạt động chính xác - đây là tiêu chí cần thiết và quan trọng khi hoạt động của con người lao động sẽ được bồi dưỡng và nâng cao dần nếu thông
qua quá trình dạy học chúng ta trang bị cho học sinh những tri thức toán học chính xác.
Hình thành ở học sinh những phương pháp suy nghĩ và làm việc khoa học toán học cũng là những phương pháp đứng đắn về mặt Triết học. Sự chính xác về mặt Triết học cũng đòi hỏi làm rõ mối liện hệ giữa toán học với thực tiễn. Điều này thể hiện sự thống nhất của tính khoa học, tính tư tưởng và tính thực tiễn.
Sự thống nhất giữa khoa học Toán học và khoa học Triết học là thông qua việc dạy học toán mà hình thành cho học sinh những quan niệm, phương thức tư duy và hoạt động đúng đắn, phù hợp với phép duy vật biện chứng.
2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo thống nhất giữa tính đồng loạt và tính phân hóa
Phân hóa tạo điều kiện thuận lợi cho dạy học đồng loạt. Dạy học phân hóa luôn hướng tới trình độ phát triển khác nhau, tới đặc điểm tâm lí khác nhau của học sinh, làm cho học sinh có thể phát triển phù hợp với khả năng và hoàn cảnh của mình. Điều đó làm cho học sinh đều đạt được những yêu cầu cơ bản làm tiền đề cho những pha dạy học đồng loạt.
Đồng thời, trong dạy học đồng loạt bao giờ cũng có yếu tố phân hóa nhằm đạt được những hiệu quả nhất định.
2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức, tính khả thi trong thực tế và yêu cầu phát triển trong dạy học
Việc dạy học một mặt phải đảm bảo vừa sức để học sinh có thể chiếm lĩnh được tri thức, rèn luyện được kĩ năng, kĩ xảo; mặt khác lại phải không ngừng nâng cao yêu cầu để thúc đẩy sự phát triển của học sinh. Như vậy, không ngừng nâng cao yêu cầu chính là đảm bảo cho sự vừa sức khi điều kiện trình độ, năng lực của học sinh ngày một nâng cao trong quá trình học tập.
2.1.6. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của thầy và tính tích cực, tự giác, chủ động của trò
Trong dạy học, thầy và trò đều được thực hiện hoạt động và giao lưu, nhưng vai trò của mỗi người lại không giống nhau. Người thầy giữ vai trò chủ
đạo trong quá trình dạy học. Đồng thời, người học phải tích cực, tự giác và chủ động chiếm lĩnh tri thức trong kho tàng văn hoá của nhân loại.
2.2. Các biện pháp nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học một số quy tắc và phương pháp toán 5