II. Kinh nghiệm quản trị tài chính của một số công ty đa quốc gia điển
1. Kinh nghiệm của các công ty Nhật Bản trong việc ra quyết định đầu tư
1.5 Xác định yếu tố cốt lõi trong các lĩnh vực đầu tư
Các doanh nghiệp Nhật Bản đặc biệt gặp nhiều khó khăn trong những lĩnh vực “kiến thức/giá trị” như thời trang, giải trí và các dịch vụ về tiêu dùng
và kinh doanh, những ngành đòi hỏi sự kết hợp công nghệ, quản trị kinh doanh và đầu óc sáng tạo như thiết kế và khả năng hài hước. Do tư duy coi
50
các ngành công nghiệp về kiến thức/giá trị như thể những lĩnh vực chính xác, các doanh nghiệp Nhật đã phải đối mặt với nhiều nan giải trong những ngành như Hollywood (việc thu mua Columbia Picture của Sony và thu mua MCA/Universal của Matsushita được xem như những thảm họa tài chính), phần
mềm máy tính, thông tin và các dịch vụ tài chính. Tương phản với các ngành
sản xuất ô tô và hàng điện tử, các lĩnh vực kiến thức/giá trị đòi hỏi cao về vấn đề văn hóa. Việc thấu hiểu tầm quan trọng về thị hiếu thường quan trọng hơn trong những lĩnh vực này so với hiệu quả thuần túy. Chỉ có một số ít các công ty
Nhật Bản –Nintendo và Sega nhận thức điều này –chứng minh được khả năng
nhanh chóng tiếp cận các sản phẩm phần mềm có đòi hỏi toàn diện.
Các công ty Nhật Bản vẫn thống trị những ngành như ô tô và sản xuất ti vi, những lĩnh vực mà sự cải tiến tích lũy về công nghệ sản xuất là nhân tố
chính quyết định giá trị. Những công ty Nhật đã tỏ ra ít thông thạo hơn trong
việc ứng phó với thị trường mà chưa rõ xu hướng phát triển. Ví dụ trong nhiều năm, trọng tâm của các công ty lớn sản xuất máy tính như Hitachi và
Fujitsu đó là đánh bại IBM. Nhưng ngay khi chúng dường như đuổi kịp IBM,
IBM tự nó bị qua mặt không phải bởi một công ty Nhật mà bởi các đối thủ
cạnh tranh Mỹ nhỏ hơn và nhanh hơn. Những công ty này (Compaq, Dell, Apple và Sun) đã làm mất thể diện cả IBM lẫn các đối thủ cạnh tranh Nhật Bản. Thực tế chứng tỏ rằng rất nhiều công ty Nhật Bản vẫn thành công như Sony và Nitendo về việc khám phá ra những con đường mới.