Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.3.1. Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên Thế giới
Ở Đài Loan: tháng 8 năm 1984, Uỷ ban Xây dựng kinh tế của Viện Hành Chính hoàn thành dự thảo đề án “Luật Kế hoạch phát triển tổng hợp đất đai quốc gia” và tháng 12 năm 1985 Uỷ ban pháp quy Bộ Nội Chính thẩm tra hoàn công. Dự
án Luật nói trên đã vận dụng tinh thần của các ý tưởng về giấy phép khai thác của Anh và quản lý tăng trưởng của Mỹ. Trong tương lai nếu được cơ quan lập pháp thông qua có ảnh hưởng to lớn đến việc khai thác đất đai quốc gia và phát triển xây dựng kinh tế xã hội đất nước. Quy hoạch sử dụng đất thực hiện gắn với quy hoạch phát triển và chỉnh trang đô thị các thành phố Đài Bắc, Đài Trung, Cao Hùng trên nền bản đồĐịa chính 1/10.000 được lập từảnh hàng không.
Ở Anh: Để bắt tay vào công việc xây dựng lại sau chiến tranh, năm 1947 chính phủ Anh đã sửa đổi và công bố Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, trong đó xác lập chế độ quốc hữu về quyền phát triển và xây dựng chế độ cho phép khai thác. Quy
định mọi loại đất đều phải đưa vào chếđộ quản lý, mọi người nếu muốn khai thác đất
đai, trước hết phải được cơ quan quy hoạch địa phương cho phép, chế độ cho phép khai thác trở thành biện pháp chủ yếu của chếđộ quản lý quy hoạch đất đai.
Cộng hoà Liên bang Đức: Trong vòng 40 năm trở lại đây, diện tích khu vực dân cưđã tăng lên gần như gấp đôi tại các bang cũ, tại các thành phố trung tâm của nhiều khu đô thị tập trung, các khu dân cư thường chiếm hơn 50% tổng diện tích đô thị. Diện tích đất giao thông tăng đặc biệt cao từ giữa tới giữa thập kỷ 80, đất thương mại, dịch vụ, quản lý hành chính phát triển một cách không cân đối đã làm giảm đi diện tích đất nông nghiệp, mỗi ngày trung bình là 133 ha. Quy hoạch không gian liên bang liên quan đến việc tổng hợp sự phát triển giữa các vùng và các ngành của toàn bộ lãnh thổ Cộng hoà Liên bang Đức. Chính quyền liên bang đưa ra một khung quy định về nội dung và trình tự thủ tục (thông qua Luật Quy hoạch Không gian Liên bang). Các bang có trách nhiệm tuân theo, cụ thể hoá và triển khai thực
hiện. Quy hoạch sử dụng đất là một bộ phận của quy hoạch không gian, do chính quyền địa phương thực hiện ở mức độ chi tiết tương ứng với cấp quận, trên nền bản
đồđịa chính 1/10.000 (Đoàn Công Quỳ và CS.,2006)[8].
1.3.2. Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất tại Việt Nam
1.3.2.1. Thời kỳ trước Luật Đất đai năm 1993
Quy hoạch sử dụng đất đai chưa được coi là công tác của ngành Quản lý đất
đai mà chỉ được thực hiện như một phần của quy hoạch phát triển ngành nông - lâm nghiệp. Các phương án phân vùng nông – lâm nghiệp đã đề cập tới phương hướng sử dụng tài nguyên đất trong đó có tính toán đến quỹđất nông nghiệp, lâm nghiệp và coi đây là phần quan trọng. Tuy nhiên, do còn thiếu các tài liệu điều tra cơ bản và chưa tính được khả năng đầu tư nên tính khả thi của phương án còn thấp.
Từ năm 1981 đến năm 1986 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, hầu hết các quận huyện trong cả nước đã xây dựng quy hoạch tổng thể
cấp huyện. Từ năm 1987 đến trước Luật Đất đai năm 1993, công tác quy hoạch sử
dụng đất đai đã có cơ sở pháp lý quan trọng, thời kỳ này công cuộc đổi mới nông thôn diễn ra sâu sắc, quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã nổi lên như một vấn đề cấp bách về giao đất, cấp đất. Đây là mốc đầu tiên triển khai quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã trên phạm vi toàn quốc.
1.3.2.2. Thời kỳ thực hiện Luật Đất đai từ năm 1993 đến năm 2003
Sau Đại hội Đảng lần thứ VII năm 1992, Nhà nước ta triển khai công tác nghiên cứu chiến lược phát triển, quy hoạch tổng thể kinh tế, xã hội ở hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các vùng kinh tế. Đây là mốc bắt đầu của thời kỳđưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp.
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã góp phần đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý nhà nước vềđất đai. Thông qua quy hoạch sử dụng đất, Nhà nước thực hiện quyền định đoạt vềđất đai, nắm được quỹđất đai đến từng loại, bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, gắn chuyển mục đích sử dụng đất với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, có cơ sở để điều chỉnh chính sách đất đai tại mỗi địa phương, chủđộng giành quỹđất hợp lý
cho phát triển các ngành, các lĩnh vực, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, vừa đảm bảo ổn định các mục tiêu xã hội vừa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từng bước chủđộng dành quỹđất hợp lý cho xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, phát triển kết cấu hạ tầng cho công nghiệp, dịch vụ, đô thị. Qua công tác quy hoạch sử dụng đất đai, UBND các cấp nắm chắc được quỹđất đai của địa phương mình, có dự tính được nguồn thu từđất cho ngân sách nhà nước.
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được quy định trong Luật
Đất đai 1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/NĐ-CP ngày 01/10/2001 quy định nội dung cụ thể về lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp địa phương. Từ năm 1994, Chính phủ đã cho triển khai xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cả nước đến năm 2010. Chính phủ đã chỉ đạo rà soát quy hoạch sử dụng đất đối với tất cả các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, đến nay đã hoàn thành trên phạm vi cả nước.
Theo Nguyễn Đình Bồng, 2006 [2]: “Quy hoạch sử dụng đất ở nước ta được pháp luật quy định là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về đất đai. Tổ chức triển khai quy hoạch sử dụng đất ở nước ta trong giai đoạn từ 1994
đến nay đã cơ bản hoàn thành QHSDĐ cả nước, QHSDĐ cấp tỉnh; QHSDĐ đã góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trong quá trình CNH - HĐH đất nước. Tồn tại chủ yếu: QHSDĐ ở nước ta mới thực hiện chủ yếu ở mức độ khái quát, mang tính
định hướng (QHSDĐ cả nước, QHSDĐ cấp tỉnh và gần 60% QHSDĐ cấp huyện), còn thiếu quy hoạch chi tiết (QHSDĐ cấp xã mới đạt 34%); về phương pháp và quy trình thực hiện còn nhiều bất cập chưa có quy trình QHSDĐ mang tính đặc thù đối với đô thị; sự phối hợp giữa quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội các cấp, quy hoạch các ngành chưa đồng bộ, đặc biệt là quy hoạch đô thị chi tiết. Do những nguyên nhân trên chất lượng và tính hiệu quả
QHSDĐđược đánh giá thấp, QHSDĐ “treo” còn tồn tại phổ biến”.
Quy hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt là cơ sở để xác định cơ cấu sử dụng đất hợp lý và tiến hành thực hiện các văn bản hiện
hành có liên quan đến Luật Đất đai quy định. Những áp lực đối với đất đai như hiện nay cho thấy nguồn tài nguyên đất đai ngày càng khan hiếm và có giới hạn, dân số
thế giới gia tăng nhanh, đòi hỏi phải có sự đối chiếu hợp lý giữa các kiểu sử dụng
đất đai và loại đất đai để đạt được khả năng tối đa về sản xuất ổn định và an toàn lương thực, đồng thời cũng bảo vệ được vùng đất đai nông nghiệp và môi trường sống. Quy hoạch sử dụng đất đai là nền tảng trong tiến trình này.
1.3.2.3. Thời kỳ sau Luật Đất đai năm 2013
Nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới của xã hội nói chung và đòi hỏi về công tác quản lý đất đai nói riêng; Luật Đất đai năm 2013 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013. Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2014. Khung pháp lý đối với công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định rõ. Luật Đất đai 2013, với 17 điều, Thông tư 29/2014/TT-TNMT quy định chi tiết về lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Luật Đất đai năm 2013 quy định rõ nội dung việc lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất các cấp. Đối với kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm và kỳ kế hoạch là 5 năm. Việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là 5 năm một lần gắn với việc kiểm kê
đất đai để phục vụ cho công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được tốt hơn. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất được lập 10 năm một lần gắn với kỳ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã phải được lập trên nền bản đồ địa chính. Ngoài ra, để cho việc quản lý đất đai được thuận lợi hơn, đất đai được chia thành 3 nhóm đất chính: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng.
Những nhận xét rút ra từ tổng quan tài liệu:
Đất nước ta đang phát triển trên đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đưa đất đai thực sự trở thành nguồn vốn, nguồn thu hút cho các đầu tư phát triển thì việc quy hoạch sử dụng đất là hết sức cần thiết và duy nhất.
Khi tiến hành quy hoạch sử dụng đất, đã cố gắng dựa vào các căn cứ thực tế
của các địa phương để nhằm xây dựng được một bản quy hoạch khả thi. Tuy nhiên, cho đến nay các bản quy hoạch sử dụng đất của các địa phương vẫn chưa thật sự đảm bảo tính khả thi.
Vì vậy rất cần phải đánh giá, rà soát lại các bản quy hoạch nhằm điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển của địa phương sử dụng đất.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 2011 – 2015, hai năm 2016 – 2017 và đề xuất điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.