Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Ngọc Lặc ảnh hưởng đến quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoan 2011 2015, hai năm 2016, 2017 và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện ngọc lặc, tỉnh thanh hóa​ (Trang 35)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Ngọc Lặc ảnh hưởng đến quy

hoạch sử dụng đất

3.1.1. Điu kin t nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1. Bản đồ huyện Ngọc Lặc

Ngọc Lặc là huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa, có vị trí địa lý từ

19055' đến 20017' vĩđộ Bắc, từ 105031' đến 104055' kinh độĐông.

Toàn huyện có 22 đơn vị hành chính (Gồm 21 xã và 1 thị trấn huyện). Có ranh giới tiếp giáp như sau:

Phía Bắc giáp huyện Cẩm Thủy, Bá Thước.

Phía Đông giáp huyện Yên Định, Thọ Xuân, Cẩm Thủy. Phía Tây giáp huyện Lang Chánh, huyện Thường Xuân.

Trung tâm huyện là thị trấn Ngọc Lặc, cách thành phố Thanh Hóa 76 km về

phía Tây Bắc, nằm trên đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh và cả nước, có

đường Hồ Chí Minh chạy qua dài 30,7 km thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng miền trong cả nước và đường Quốc lộ 15 qua huyện dài 16,7 km đi nước Lào, rất thuận tiện cho giao lưu, phát triển.

3.1.1.2. Địa hình, đất đai

Là một huyện miền núi, Ngọc Lặc có địa hình tương đối phức tạp. Đất đai chủ yếu được hình thành tại chỗ. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam,

địa hình bị chia cắt nhưng không quá phức tạp, khả năng khai thác sử dụng đất trên 90 % tổng diện tích. Địa hình dốc trên 150 chiếm khoảng 50 % diện tích; một số

vùng quá dốc, gây khó khăn cho bố trí cây trồng, bảo vệđất và đầu tư xây dựng cơ

sở hạ tầng; càng lên phía Tây Bắc địa hình càng bị chia cắt và được chia thành 4 tiểu vùng:

+ Vùng núi cao gồm 5 xã phía Tây, Tây Bắc: Thạch Lập, Thuý Sơn, Mỹ

Tân, Cao Ngọc, Vân Am có địa hình dốc, bị chia cắt bởi nhiều khe, suối không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tổng diện tích 17.087,91 ha, chiếm 34,80 % diện tích toàn huyện.

+ Vùng đồi cao, núi vừa và thấp: gồm 5 xã nằm phía Nam huyện là Phùng Giáo, Phùng Minh, Nguyệt Ấn, Phúc Thịnh, và Kiên Thọ, diện tích 11.024,55 ha, chiếm 22,45 % tổng diện tích tự nhiên. Là vùng có độ dốc không lớn, chất lượng

đất đai khá tốt, tầng canh tác dầy, riêng xã Kiên Thọ chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá mác ma trung tính.

+ Vùng đồi: gồm 10 xã phía Đông và Đông Nam của huyện gồm các xã: Quang Trung, Đồng Thịnh, Lộc Thịnh, Cao thịnh, Ngọc Trung, Ngọc Liên, Ngọc Sơn, Lam Sơn, Minh Tiến, Minh Sơn với diện tích 17.732,22 ha chiếm 36,11 % tổng diện tích toàn huyện. Đất đai chủ yếu là đất đỏ vàng phát triển trên đá sét biến chất và đất đỏ vàng trên phù sa cổ; riêng 3 xã: Lam Sơn, Minh Sơn, Minh Tiến địa

hình chủ yếu là đồi thoải xen kẽ với nhiều vùng đất phẳng, đất đai vùng này chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá mác ma trung tính, tầng đất dầy.

+ Vùng trung tâm: gồm 2 đơn vị hành chính là: Xã Ngọc Khê và Thị trấn Ngọc Lặc, diện tích 3.254,08 ha chiếm 6,63 % tổng diện tích đất đai toàn huyện.

Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho bố trí quy hoạch phát triển đô thị.

- Phân loại độ dốc:

+ Đất có dốc từ 150 trở lên chiếm 24.770,32 ha, bằng 50,46 % tổng diện tích tự nhiên, là đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất, phần lớn đất quốc phòng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây..., có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sử

dụng đất, bảo vệđất, bảo vệ môi trường, chống xói mòn, rửa trôi.

+ Đất có độ dốc dưới 150 là đất để phát triển nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ

tầng, giao thông, thủy lợi, khu dân cư..., diện tích 23.508,05 ha, chiếm 47,88 % tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất có độ dốc dạng hỗn hợp, diện tích 814,02 ha chiếm 1,66%.

- Địa mạo có 3 dạng cơ bản: địa hình rửa trôi 42.299,09 ha chiếm 86,16%,

địa hình bồi lấp 884,26 ha chiếm 1,80 %, địa hình nhân sinh 5.095,02 ha chiếm 10,38 %. Ngoài ra, có khoảng trên 814,02 ha – dạng hỗn hợp, chiếm 1,66%.

Do địa hình không đồng nhất, địa mạo phức tạp, phần lớn đất đai ở đây bị

xói mòn, bạc màu.

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Ngọc Lặc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng (gió Lào); mùa đông lạnh ít mưa. Do nằm ở trung phần khí hậu trung du miền núi (vùng II) nên mức độ các ảnh hưởng trên giảm hơn so với các huyện vùng cao và vùng biển.

Nhiệt độ không khí trung bình năm là 23,20C. Tổng tích ôn trong năm 8.100oC – 8.500oC.

Tổng lượng mưa trong năm 1.600 – 1.700 mm/năm. Mùa mưa kéo dài 6 tháng, từ tháng 5 đến tháng 10 nhưng tập trung chủ yếu vào tháng 6 đến tháng 9 chiếm 62 % tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Ngọc Lặc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vào mùa Đông, gió Đông - Nam vào mùa hè, tốc độ gió yếu trung bình 1 - 1,5m/s, ảnh hưởng của bão ít, tốc độ

không quá 30m/s.

3.1.1.4. Thủy văn, nguồn nước

Ngọc Lặc nằm trong vùng thủy văn sông Cầu Chày, sông Hép, sông Âm, sông Chu, có mùa mưa lũ vào tháng 6 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.

Trên địa bàn huyện có 3 sông chính chảy qua: Sông Âm bắt nguồn từđỉnh núi Bù Kang, biên giới Việt - Lào, chảy qua Ngọc Lặc đổ ra sông Chu, chiều dài 79 km, diện tích lưu vực 707 km2; Sông Cầu Chày: bắt nguồn từ dãy núi Đèn huyện Bá Thước - Thanh Hóa, chảy qua Ngọc Lặc ra sông Mã tại ngã Ba Bông, chiều dài 76 km, diện tích lưu vực 565 km2; Sông Hép bắt nguồn từ dãy núi Bà Trêm, thượng nguồn hồ Trung Tọa, Quang Trung, huyện Ngọc Lặc dài 28,5 km, đổ ra sông Cầu Chày diện tích lưu vực 120 km2.

Để cung cấp nước cho các sông, còn hàng trăm con suối lớn nhỏ phân bố

rộng khắp huyện.

3.1.2. Các ngun tài nguyên

3.1.2.1. Tài nguyên đất

Căn cứ số liệu điều tra đất năm 2000 của tỉnh Thanh Hoá theo phương pháp FAO - UNESCO, trên địa bàn huyện có 5 nhóm đất chính sau:

- Đất phù sa (Fluvisols). Ký hiệu FL:

Diện tích 3.376 ha, được phân thành 4 loại chính:

+ Đất phù sa glây (Gleyic Fluvi sols). Ký hiệu FLg-d: Diện tích 154 ha, phân bố dọc theo các triền sông: Sông Cầu Chày, sông Chu, sông Hép thuộc xã Ngọc Khê, Vân Am, Phúc Thịnh, Kiên Thọ, Phùng Minh. Đất được hình thành do quá trình lắng đọng phù sa các con sông. Tiểu địa hình bằng phẳng (<30), tầng đất dày, thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha và thịt nhẹ, đất chua đến chua ít, mùn tổng số nghèo đến trung bình, đạm tổng số khá, lân trung bình, kali tổng số giàu trung bình. Cây trồng thích hợp trên loại đất này là cây lúa. Cần bố trí thời vụ thích hợp tránh lụt và ngay cả lụt tiểu mãn vào cuối vụ chiêm xuân.

+ Đất phù sa biến đổi (Cam bic Fluvi sols).Ký hiệuFLc: Diện tích 2.485ha, nằm dọc hai bên triền các sông (sông Âm, sông Cầu Chày, sông Hép, sông Chu), thuộc các xã Lộc Thịnh, Cao Thịnh, Ngọc Trung. Đất nằm ở địa hình vàn, vàn cao; dáng đất tương đối bằng phẳng (<80), tầng đất dày, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, đất từ chua ít đến ít chua. Mùn tổng số từ trung bình đến nghèo,

đạm tổng số khá, đất mặt khá tơi xốp. Nơi có địa hình vàn, vàn cao phù hợp với các loại cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Nơi có địa hình vàn thấp, nếu chủđộng nước thì cấy được 2 vụ lúa/năm.

+ Đất phù sa chua (Dy st ric Fluvi sols): Ký hiệu FLd: Diện tích 32 ha, phân bốở xã Phùng Minh, là đất phù sa không được bồi hàng năm, địa hình cao. Qua quá trình canh tác và sử dụng, tầng đất từ 20 cm trở xuống kết von sắt và mangan, thành phần cơ giới ở lớp mặt là thịt trung bình. Đất thường xuyên bị hạn, chua, nghèo dinh dưỡng. Là loại đất khai thác từ lâu, một số diện tích cấy 1 vụ lúa, số còn lại trồng màu hoặc cây công nghiệp ngắn ngày như mía.

+ Đất phù sa bão hoà bazơ (Entric Fluvisols). Ký hiệu FLe: Diện tích 1.105 ha, phân bố ở các xã Cao Thịnh, Kiên Thọ, Vân Am, Nguyệt Ấn, Phúc Thịnh và Phùng Minh. Đất phân bốở địa hình vàn, vàn thấp, thời gian ngập nước trong năm khá dài. Thành phần cơ giới từ thịt nặng đến thịt trung bình. Mức độ Glây từ trung bình đến mạnh, đất chua. Mùn tổng số trong đất ở trung bình đến nghèo, đạm tổng số khá, lân tổng số nghèo, lân dễ tiêu rất nghèo. Đây là loại đất được cấy 2 vụ lúa trong năm. Từ khi có các công trình thủy lợi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, loại đất này đã dần thay đổi về tính chất, đã có kết cấu, độ chua giảm; có nơi cây được 2 vụ lúa và làm màu vụđông.

- Đất glây (Gleysols). Ký hiệu GL:

Diện tích 867 ha, được phân bố rải rác ở 16 xã trong huyện (riêng các xã Mỹ

Tân, Ngọc Liên, Phúc Thịnh, Phùng Giáo không có).

Là loại đất được hình thành do quá trình tích tụ sản phẩm rửa trôi, lắng đọng ở

các thung lũng hẹp, bị ngập úng thường xuyên, địa hình lòng chảo, tầng đế không xác

thành phần cơ giới thịt nặng. Đất bị Glây mạnh, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong

đất không cân đối: mùn, đạm khá đến giàu; lân, kali nghèo, rất chua. Hiện tại đang

được cải tạo để cấy 2 vụ lúa trong năm, một phần chỉ cấy được vụ chiêm.

- Đất đen (Luvi sol) Ký hiệu LV:

Diện tích 27,80 ha, chiếm 0,06% diện tích điều tra, phân bốở 2 xã Ngọc Khê và Minh Tiến.

Đất được hình thành do quá trình tích lũy xác hữu cơ từ các sườn đồi, núi,

đọng lại ở các thung lũng. Thành phần chính là xác hữu cơ phân giải trong điều kiện yếm khí, dáng đất bằng phẳng, địa hình thấp, khó thoát nước. Đất có màu đen, không kết cấu.

Tính chất đất: Đất chua nhiều, mùn, đạm tổng số trung bình đến khá; lân, kali tổng số nghèo.

Hiện loại đất này đang được cấy 2 vụ lúa bằng giống địa phương trên một số

diện tích.

- Đất xám (Acrisol). Ký hiệu AC:

Diện tích 14.265,00 ha, được phân bố rải rác ở các xã: Ngọc Khê, Mỹ Tân, Ngọc Sơn, Kiên Thọ, Phúc Thịnh, Nguyệt Ấn.

Đất được hình thành do tích tụ sản phẩm rửa trôi đồi núi, song lại bị rửa trôi các chất dinh dưỡng trong đất liên tục vào mùa mưa, làm cho đất bạc màu, tầng mặt có màu xám sáng, độ dốc dưới 150. Thành phần cơ giới lớp đất mặt chủ yếu cát pha hoặc thịt nhẹ, kết cấu kém; đất chua, nghèo dinh dưỡng.

Hiện đang được bố trí cấy 2 vụ lúa hoặc 1 vụ lúa mùa và các cây màu công nghiệp: mía; màu, lương thực: ngô, khoai.

- Đất đỏ (Feralsols). Ký hiệu FR:

Diện tích 18.350 ha. Phân bố hầu hết trên địa bàn các xã trong huyện.

Nhóm đất này được hình thành trên đá mẹ khác nhau, kết hợp với sự tác

động của con người nên bị biến đổi.

Là loại đất được hình thành do quá trình phong hóa đá bazan và các đá macma bazơ khác, màu sắc đỏ vàng (ở nơi tầng mặt nhiều xác hữu cơ phân giải, có màu đen nhạt), tầng đất dày và khá đồng nhất.

Đất có độ dốc từ 15 - 200, phân bố thành từng vùng lớn, gồm các dãy núi liên tiếp hoặc độc lập. Thành phần cơ giới thịt trung bình, giữ phân tốt. Ở nơi địa hình dốc, bị rửa trôi, xói mòn rất mạnh. Đất chua đến chua nhiều; mùn, đạm tổng số từ

trung bình đến khá; lân, kali tổng số nghèo. Đất thích hợp với loại cây công nghiệp dài và ngắn ngày, cây ăn quả, trồng rừng.

3.1.2.2. Tài nguyên nước

Ngọc Lặc có nhiều sông suối (đã nêu ở trên). Nguồn nước ởđây nhiều vào mùa mưa, nghèo kiệt vào mùa đông. Ngoài ra, còn có hệ thống ao hồ như: Hồ Cống Khê tại xã Ngọc Khê, Hồ Bai Manh, Hồ Trung Toạ tại xã Quang Trung, Hồ Bai Lim, Bai Ao, Hồ Bai Sơn tại xã Đồng Thịnh, Hồ Cũm Mút xã Nguyệt Ấn, Hồ Tiến Thành xã Phùng Minh…, làm nơi dự trữ nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp.

Cho đến nay, chưa có một đánh giá nào về tiềm năng nước dưới đất (nước ngầm) đối với huyện Ngọc Lặc.

3.1.2.3. Tài nguyên rừng

- Thảm thực vật: Rừng tự nhiên, ở các vùng có độ dốc lớn, xa, hẻo lánh có các loài cây chính: nghiến, chò chỉ, de, chẹo tía: Diện tích 4.510,09 ha, Trữ lượng không nhiều. Rừng trồng, cây trồng chủ yếu là luồng, bạch đàn, keo...Diện tích 15.245,27 ha.

- Động vật: Từ những năm 1980 rừng bị cạn kiệt, các loài động vật dần bị

hủy diệt. Hiện nay, do chính sách đầu tư của Nhà nước, rừng đang phục hồi, các loài động vật như khỉ, sơn dương, gà rừng, mèo rừng và các loài bò sát... đang xuất hiện trở lại.

3.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản

- Khoáng sản phi kim loại gồm: đá làm vật liệu xây dựng, đá vôi, sét xi măng, sét gạch ngói, cát... Hiện nay, có một số doanh nghiệp đang khai thác đá làm vật liệu xây dựng ở các xã như : Lộc Thịnh, Cao Thịnh, Cao Ngọc, gạch ngói tại xã Kiên Thọ...

- Khoáng sản kim loại gồm : sắt, Mangan... thuộc địa phận các xã Cao Ngọc, Vân Am, Minh Sơn, Nguyệt Ấn, Phúc Thịnh, huyện Ngọc Lặc, diện tích 382,10 ha.

3.1.2.5. Tài nguyên nhân văn, du lịch

Là huyện giàu truyền thống văn hoá với 4 dân tộc sinh sống gồm Mường, Kinh, Dao, Thái. Huyện Ngọc Lặc có các khu di tích, danh thắng để phục vụ cho dân cư của huyện và cả tỉnh. Các hoạt động văn hóa của các dân tộc khá đa dạng và phổ biến.

Là huyện có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, được đầu tư xây dựng sẽ

cùng các điểm khác của các huyện bạn tạo ra tour du lịch hấp dẫn.

3.1.3. Thc trng phát trin kinh tế - xã hi

Tốc độ tăng giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) ước đạt 14,3 %; trong đó, nông, lâm, thủy sản tăng 5,1 %; công nghiệp, xây dựng tăng 16,7 %; dịch vụ, thương mại tăng 19,6 %.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 35,2 %, giảm 2,6 % so với năm 2016; ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 20,4 %, tăng 0,8 %; ngành dịch vụ, thương mại chiếm 44,4 %, tăng 1,8 %.

Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 28,1 triệu đồng, tăng 13,7 % so với năm 2016.

Đời sống dân cư nhìn chung ổn định, công tác giải quyết việc làm tiếp tục

được quan tâm thực hiện; năm 2017, giải quyết việc làm mới cho 1.860 lao động, vượt 3,3 % so với kế hoạch (trong đó, xuất khẩu 187 người, vượt 3,9 %); tỷ lệ lao

động được đào tạo ước đạt 30,6 %. Công tác giảm nghèo đạt kết quả tích cực; tỷ lệ

hộ nghèo giảm 2,55 % so với năm 2016 (từ 16,55 % xuống còn 14,0 %).

- Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư:

Các khu dân cư nông thôn huyện Ngọc Lặc, phần lớn được hình thành từ rất lâu đời, tập trung thành các làng bản với tính cộng đồng rất cao. Những năm gần

đây, các khu dân cư có sự đầu tư, quản lý, đã làm bộ mặt nông thôn thực sự thay

đổi. Hệ thống giao thông nông thôn đang dần được đầu tư, vệ sinh môi trường được chú trọng.

Việc phát triển mở rộng các khu dân cư nông thôn những năm gần đây hầu hết là quy hoạch các khu vực giãn dân và quy hoạch các mặt bằng khu dân cưđể tổ

Nhà ởở các làng bản là nhà bán kiên cố, nhà tạm.

Khu dân cưđô thị: Thị trấn Ngọc Lặc được hình thành từ năm 1988. Dân cư

sống thành 09 khu phố dọc 2 bên Quốc lộ 15A. Những năm gần đây, các khu dân cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoan 2011 2015, hai năm 2016, 2017 và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện ngọc lặc, tỉnh thanh hóa​ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)