Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Kết quả Đánh giá việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Như Thanh - tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2018.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Địa bàn huyện Như Thanh - tỉnh Thanh Hóa. - Phạm vi thời gian: Năm 2016-2020
- Thời gian nghiên cứu: 2018-2019
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Như Thanh - tỉnh Thanh Hóa ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất
- Điều kiện tự nhiên.
- Điều kiện kinh tế - xã hội.
2.3.2. Đánh giá việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Như Thanh - tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2018 Thanh - tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2018
- Quy hoạch tổng thể giai đoạn 2010 -2020
- Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của huyện Như Thanh - tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020 và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện Như Thanh - tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2018.
- Lập kế hoạch sử dụng đất năm 2019
2.3.3. Đánh giá của người sử dụng đất về quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2020
2.3.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quy hoạch sử dụng đất
- Giải pháp về vốn
- Giải pháp về cơ chế, chính sách - Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Được tiến hành thu thập tại các cơ quan hữu quan: Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa, Phòng TN&MT huyện Như Thanh, Phòng Kinh tế - hạ tầng, Phòng Nông nghiệp, Phòng Thống kê…và các xã, thị trấn của huyện Như Thanh.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Điều tra phỏng vấn các nhà quản lý, cán bộ (20 người) bao gồm: Cán bộ phòng tài nguyên huyện Như Thanh, Cán bộ địa chính xã, thị trấn, Cán bộ Sở Tài nguyên Thanh Hóa.
Điều tra phỏng vấn người dân trên địa bàn huyện Như Thanh: 160 người. Chia ra các xã, thị trấn cụ thể như sau:
- Chia làm 04 khu vực:
+ Khu vực trung tâm thị trấn Bến Sung, xã Hải Long, và xã Hải Vân + Khu vực phía Nam giáp huyện Nông Cống, Tỉnh Gia: gồm có các xã như: xã Yên Thọ, Yên Lạc, Thanh Tân và Thanh Kỳ.
+ Khu vực phía Tây giám huyện Như Xuân, Triệu Sơn: gồm có các xã như Xuân Khang, phượng Nghi Xuân Thọ.
+ Khu vực phía Bắc giáp huyện Triệu sơn, Nông Cống gòm có các xã như: xã Xuân Du, Mậu Lâm và Phú Nhuận.
Mỗi khu vực điều tra 40 người. Đối tượng điều tra là những hộ dân nằm trong vùng quy hoạch.
2.4.3. Phương pháp thống kê, so sánh
Để phân tích đưa ra kết luận, đề tài dựa vào số liệu quy hoạch đã được phê duyệt, số liệu đánh giá của người sử dụng đất và số liệu thực hiện quy hoạch, từ đó rút ra những chỉ tiêu đã đạt và chưa đạt theo quy hoạch và kế hoạch của huyện.
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu sử dụng phần mềm vi tính
Các số liệu thu thập được phân tích, xử lý, tổng hợp với sự hỗ trợ hiệu quả của các phần mềm vi tính, đặc biệt là excel.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm điều kiên tự nhiên, kinh tế xã hội huyên Như Thanh
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lí
Như Thanh là một huyện miền núi Tây Nam tỉnh Thanh Hoá. Có toạ độ địa lý: - Từ 19048’11’’ đến 19021’57’’ vĩ độ Bắc
- Từ 105026’45’’ đến 105039'46’’ kinh độ Đông. Có ranh giới hành chính như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hoá. - Phía Nam giáp huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An. - Phía Đông giáp huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hoá. - Phía Tây giáp huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hoá.
3.1.1.2. Địa hình đất đai
Địa hình Như Thanh tương đối phức tạp, cao thấp xen kẽ lẫn nhau, độ cao trung bình xấp xỉ 100m so với mặt nước biển, phía Tây có hệ núi đồi chạy song song với hồ sông Mực, độ cao trung bình 200 - 300m, phía Nam và phía Bắc là dãy đồi núi thấp xen kẽ núi đá vôi, địa hình ít phức tạp độ cao trung bình 100 -150m, độ dốc từ 15 - 250 m. Địa hình, thoải dần từ tây bắc xuống Đông Nam (phía Bắc huyện) và từ tây nam xuống đông bắc (phía Nam huyện).
3.1.1.3. Khí tượng
Như Thanh có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh có sương giá, ít mưa, độ ẩm thấp, trời khô hanh. Mùa hè nóng có gió tây nam khô nóng, mưa nhiều, có giông bão xảy ra từ tháng 7 đến tháng 10 kèm theo lốc, lũ lụt.
* Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí trung bình năm 230C, biên độ nhiệt từ 70C - 100C. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 39 - 400C vào tháng 7, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 5 - 60C vào tháng 12, tháng 1. Tổng số giờ nắng trong năm 1.600 - 1.900 giờ.
* Lượng mưa
Lượng mưa trung bình năm từ 1.600 - 1.800 mm, thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 (chiếm trên 85% lượng mưa cả năm), nhiều nhất là các tháng 7, tháng 8 và tháng 9. Số ngày mưa trong năm khá nhiều từ 120 - 130 ngày.
* Độ ẩm - Bốc hơi
Độ ẩm bình quân năm 86,0%. Độ ẩm lớn nhất 97,0%, độ ẩm nhỏ nhất 19,0%. Lượng bốc hơi bình quân nhiều năm 929,9 mm. Bốc hơi ngày lớn nhất 16 mm, bốc hơi ngày nhỏ nhất 0,1 mm.
* Gió bão
Gió mùa tây nam (gió Lào) khô nóng vào mùa hè từ tháng 4 đến tháng 7, gió mùa đông bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với tính chất khô hanh, có khi kéo theo mưa phùn, gió rét. Tốc độ gió trung bình tháng nhiều năm 1,2 - 1,8 m/s.
Bão thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, bão kéo theo mưa lớn dẫn dẫn đến sạt lở.
3.1.1.4. Thủy văn
Huyện Như Thanh có 3 sông chính đó là sông Mực, sông Nhơm và sông Thị Long. Sông Mực có lưu vực khá rộng với 490 km2, với lưu lượng(Qlũ = 28,49 m3/s). Sông Nhơm và sông Thị Long, nguồn nước của 2 lưu vực sông này cũng nằm trên đất Như Thanh phục vụ tưới tiêu cho huyện và các huyện xung quanh.
Ngoài ra Như Thanh còn có sông Đằn và rất nhiều khe suối nhỏ cùng với các hồ đập trong địa bàn huyện như: Hồ Yên Mỹ, Đồng Bể, hồ sông Mực …
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất
Theo tài liệu “Báo cáo thuyết minh bản đồ đơn vị đất đai huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa tỷ lệ 1/25.000” và phương pháp phân loại đất theo FAO-UNESCO, đất đai Như Thanh có các loại sau:
- Đất phù sa- Fluvisols (FL - Đất glây- Gleysols ( GL) - Đất đen- Luvisols(LV) - Đất xám (Acrisols)
đ.Đất đỏ- Ferralsols * Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: huyện Như Thanh có 3 sông chính đó là sông Mực, sông Nhơm và sông Thị Long. Sông Mực có lưu vực khá rộng với 490 km2, với lưu lượng(Qlũ = 28,49 m3/s). Sông Nhơm và sông Thị Long, nguồn nước của 2 lưu vực sông này cũng nằm trên đất Như Thanh nhưng chủ yếu lại phục vụ tưới cho 2 huyện Triệu Sơn và Nông Cống.
*. Tài nguyên rừng
Huyện Như Thanh có cả 3 loại rừng nên sự đa dạng của các yếu tố sinh thái, địa hình và thổ nhưỡng mà hệ động thực vật trên địa bàn huyện khá đa dạng và phong phú, rừng Như Thanh là nơi hội tụ của nhiều động, thực vật: qua kết quả điều tra động, thực vật tại khu đặc dụng ở vườn Quốc gia Bến En thì thực vật đã có tới 1.357 loài, thuộc 902 chi, 195 họ, của 6 ngành, động vật có 91 loài thú, 261 loài chim, 54 loài bò sát, 31 loài ếch nhái, 499 loài côn trùng. Có một số loài động vật quý hiếm như: Voi, Bò tót, Hổ, Báo, Gấu ngựa, khỉ mặt đỏ, Voọc xám...
* Tài nguyên khoáng sản
- Tài nguyên khoáng sản ở Như Thanh có nhiều mỏ có trữ lượng khá và phân
bố tập trung, cho phép khai thác với quy mô công nghiệp như: sắt, kẽm, chì, Crôm, đá phụ gia xi măng, đá vôi, đá hoa, cát xây dựng, than đá, than bùn... Đây là một lợi thế lớn của huyện trong việc phát triển công nghiệp khai khoáng, công nghiệp vật liệu xây dựng...
* Tài nguyên du lịch và nhân văn
Như Thanh là một mảnh đất giàu truyền thống lịch sử - văn hoá với dân tộc anh em (Kinh, Mường, Thái và một số ít dân tộc khác). Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán, tiếng nói, trang phục, những món ăn đặc thù với bản sắc và truyền thống văn hoá khác nhau. Nhưng các dân tộc luôn luôn đoàn kết sát cánh bên nhau trong công cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước. Nhân dân các dân tộc Như Thanh rất tự hào với truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương đất nước.
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 16,4%, tăng 0,4% so với Nghị quyết Đại hội đề ra (có phụ biểu kèm theo), tổng giá trị sản xuất các ngành chủ yếu năm 2018 đạt 1.205,9 tỷ đồng gấp 2,17 lần năm 2010, bình quân thu nhập đầu người tăng từ 10,5 triệu đồng năm 2010 lên 22 triệu đồng năm 2018.
3.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Từ năm 2010 đến năm 2018 cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại, giảm tỷ trọng ngành nông lâm- thuỷ sản.
Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế huyện Như Thanh năm 2010 - 2018 Chỉ tiêu Tỷ trọng năm 2010
(%)
Tỷ trọng năm 2018 (%)
Nông- Lâm nghiệp 45,00 31,20
CN-XDCB 30,00 37,20
Dịch vụ thương mại 25,00 31,60
(Nguồn: UBND huyện Như Thanh)
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội chuyện Như Thanh
3.1.3.1. Thuận lợi, lợi thế
- Huyện có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của Thanh Hoá, khu vực Tây Nam và cả nước.
- Quỹ đất của huyện khá dồi dào, nhất là đất nông, lâm nghiệp và thủy sản, đó là nguồn tài nguyên quan trọng cho mở rộng các hoạt động kinh tế, xây dựng các công trình văn hoá, giáo dục, y tế bổ sung cho các công trình hiện có phục vụ nhu cầu nhân dân trong Huyện.
- Huyện có nguồn lao động dồi dào, có chất lượng khá. Người dân cần cù, chịu khó và khá năng động trong hoạt động kinh tế. Đây là nguồn lực quan trọng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội ngày càng cao trong những năm quy hoạch, khi huyện Như Thanh cùng tỉnh Thanh Hóa và cả nước đẩy nhanh phát triển kinh tế xã hội theo hướng CNH, HĐH và hội nhập kinh tế thế giới.
- Thế mạnh của huyện là cây đào và cây lâm nghiệp. Sản xuất lâm nghiệp phát triển có nhà máy chế biến lâm sản tại chỗ dưới dạng nguyên liệu giấy. Bên cạnh đó, huyện còn có tiềm năng phát triển các loại cây và con đặc sản như: hồng không hạt, rắn,… và phát triển chăn nuôi đại gia súc. Đây là cơ hội tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người dân lao động ở địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.
- Huyện có 3 sông chính đó là sông Mực, sông Nhơm và sông Thị Long. Sông Mực có lưu vực khá rộng với 490 km2, với lưu lượng(Qlũ = 28,49 m3/s). Sông Nhơm và sông Thị Long. Ngoài ra Như Thanh còn có sông Đằn và rất nhiều khe suối nhỏ cùng với các hồ đập trong địa bàn huyện như: Hồ Yên Mỹ, Đồng Bể, hồ sông Mực … Đây là cơ hội cho mở rộng phát triển ngành công nghiệp sản xuất và khai thác vật liệu xây dựng.
3.1.3.3. Khó khăn, hạn chế.
- Như Thanh huyện miền núi Tây Nam tỉnh Thanh Hoá, địa hình bị chia cắt, lượng mưa tập trung chủ yếu theo mùa là điều kiện hình thành những dòng lũ quét, sạt lở đất vào mùa mưa và thiếu nước để phục vụ sản xuất sinh hoạt vào mùa khô.
- Như Thanh là huyện nghèo về tài nguyên quý, kể cả về tài nguyên khoáng sản và tài nguyên động thực vật nên khó tạo bước chuyển biến về nội lực trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nông, lâm, thủy sản và công nghiệp - xây dựng , dịch vụ.
- Quỹ đất tuy khá dồi dào cho phát triển các ngành phi nông nghiệp và xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nhưng địa hình không bằng phẳng, do xen kẽ giữa đồng bằng và đồi núi thấp nên gây những khó khăn nhất định cho hình thành các cụm công nghiệp, khu công nghiệp lớn, xây dựng hạ tầng công nghiệp và dịch vụ.
- Ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng trên địa bàn huyện do tác động của tự nhiên, của con người đã tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, nhất là sự thu hút đầu tư trên địa bàn huyện.
- Kinh tế phát triển còn chậm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động còn chậm, chưa tạo được đột phá trong phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của huyện.
- Trong nông nghiệp, trừ cây đào và cây nguyên liệu giấy như: cây keo, cây chàm... phát triển tương đối tập trung, còn lại sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, tính liên doanh, liên kết giữa giữa ba nhà chưa cao; sản xuất chưa gắn với thị trường tiêu thụ; kinh tế trang trại, gia trại như gia súc gia cầm chậm phát triển; chưa hình thành những vùng sản xuất chuyên canh lớn để thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển.
- Việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ mới, thiết bị hiện đại vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp còn hạn chế, chưa thực sự hình thành được những sản phẩm mũi nhọn, có tính đột phá trong sản xuất nông nghiệp, cũng như những sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài tỉnh.
- Sức cạnh tranh trong thu hút phát triển kinh tế ngày càng tăng giữa các huyện trong tỉnh Thanh Hóa, đòi hỏi huyện Như Thanh phải có chính sách và cơ chế thu hút đầu tư phù hợp vói tình hình hiện nay.
- Cùng với sự phát triển theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, nhu cầu đất đai cho phát triển các ngành, các lĩnh vực ngày càng lớn. Điều đó đòi hỏi các cấp, các ngành phải có chiến lược phát triển kinh tế xã hội một cách hợp lý nhất, khai thác sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, nhằm xây dựng huyện Như Thanh thành một huyện giàu đẹp, văn minh của tỉnh Thanh Hóa.
3.2. Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Như Thanh giai đoạn 2016 - 2018
3.2.1. Khái quát quy hoạch sử dụng đất của huyện Như Thanh giai đoạn 2011 - 2020
Theo báo cáo quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 của huyện Như Thanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phương án quy hoạch sử dụng đất được thể hiện trong bảng 3.2 như sau:
Bảng 3.2. Phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 TT Chỉ tiêu Mã Diện tích hiện trạng năm 2010 (ha) Diện tích quy hoạch đến năm 2020 (ha) Tăng giảm (ha) Ghi chú Diện tích tự nhiên 58.809,35 58.809,35 1 Đất nông nghiệp NNP 43.744,15 43.857,66 113,51
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 10.400,19 10.384,80 -15,39
1.2 Đất lâm nghiệp 32.999,86 33.133,06 133,2
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 302,46 300,80 -1,66
1.4 Đất làm muối LMU 0,00 0,00 0
1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 30,00 39,00 9
2 Đất phi nông nghiệp PNN 9.248,67 9.777,49 528,82