Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Đánh giá của người sử dụng đất về quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016-2018
3.3.1. Đánh giá công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất của huyện Như Thanh giai đoạn 2016 - 2018
Tác giả đã tiến hành điều tra người dân về tính hợp lý và công khai trong việc quản lý quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Như Thanh và đã thu được kết quả như sau:
Bảng 3.8. Tính hợp lý và công khai trong việc quản lý quy hoạch sử dụng đất của huyện Như Thanh theo ý kiến người dân trên địa bàn
Chỉ tiêu đánh giá Tỷ lệ (%) trả lời
1. Tính hợp lý trong quy hoạch sử dụng đất
- Rất hợp lý 43,13
- Tương đối hợp lý 51,87
- Không hợp lý 5,00
- Hoàn toàn không hợp lý 0,00
Tổng 100,00
2, Việc công khai quy hoạch sử dụng đất
- Công khai ở UBND xã và các nơi đông dân 47,85
- Chỉ công khai ở UBND các xã 31,88
- Công khai ở các nơi đông dân cư 15,25
- Không thấy công khai 5,02
Tổng 100,00
3, Việc kiểm tra, giám sát quy hoạch sử dụng đất
- Có kiểm tra, giám sát thường xuyên 51,25
- Có kiểm tra, giám sát nhưng không thường xuyên 31,88
- Có kiểm tra, nhưng không giám sát 11,82
- Không thấy kiểm tra, giám sát bao giờ 5,05
Tổng 100,00
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2018)
Qua số liệu bảng 3.8 cho thấy:
- Đánh giá về việc công khai quy hoạch: Có 47,85% nhận xét phương án quy hoạch có công khai UBND xã và các khu dân cư. Trung bình có 31,88% nhận xét phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện Như Thanh đã được công khai ở UBND các xã. Có 15,25% nhận xét phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện Như Thanh đã được công khai ở UBND các khu dân cư. Tuy nhiên cũng còn 5,02% cho rằng chưa nhìn thấy công khai ở đâu. Như vậy việc công khai phương án quy hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật đã được thực hiện khá tốt trong kỳ quy hoạch.
- Đánh giá về tính hợp lý của phương án quy hoạch: Có 43,13% nhận xét là rất hợp lý, có 51,87% là tương đối hợp lý, chỉ có 5,00% số người được điều tra đánh giá là không hợp lý. Như vậy có thể nói qua sự đánh giá của các nhóm đối tượng điều tra thì phương án quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011 - 2020 của huyện Như Thanh là khá hợp lý.
- Đánh giá về việc kiểm tra, giám sát thực hiện phương án quy hoạch: có 51,25% kiểm tra, giám sát thường xuyên, có 31,88% kiểm tra giám sát nhưng không thường xuyên, 11,82% kiểm tra giám sát thường xuyên, 5,05% cho rằng không kiểm tra, giám sát bao giờ. Như vậy, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện Như Thanh giai đoạn 2011 - 2020 có được thực hiện nhưng diễn ra không thường xuyên. Qua việc đánh giá chung về quy hoạch sử dụng đất huyện Như Thanh của 3 nhóm đối tượng điều tra cho thấy: việc lập quy hoạch, công khai quy hoạch và kiểm tra giám sát khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 của huyện Như Thanh đã được thực hiện khá tốt.
3.3.2. Đánh giá về kết quả thực hiện so với khi xây dựng quy hoạch sử dụng đất Tỷ lệ trả lời (%)
Hình 3.1. Đánh giá kết quả thực hiện so với khi xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2018)
Qua hình 3.1 cho thấy kết quả thực hiện so với khi xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất như sau: Người dân điều tra đều có chung kết quả là phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Như Thanh giai đoạn 2011 - 2020 chưa đạt tính khả thi cao, chưa có sự đột phá. 11% phiếu điều tra cho thấy kết quả thực hiện quy hoạch đạt trên 9 %, có 35% phiếu điều tra cho kết quả thực hiện quy hoạch đạt từ 70 đến 90%, có 45% số phiếu điều tra cho rằng kết quả thực hiện quy hoạch đạt 50 đến 70 % và có từ 9 % phiếu điều tra nhận xét kết quả thực hiện quy hoạch đạt
dưới 50%. Từ kết quả điều tra trên cho thấy rằng kết quả thực hiện quy hoạch so với khi xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Như Thanh giai đoạn 2011 - 2020 là chưa cao.
3.3.3. Đánh giá về đơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất so với giá thị trường khi thực hiện thu hồi đất thực hiện quy hoạch sử dụng đất năm 2011-2018 hiện thu hồi đất thực hiện quy hoạch sử dụng đất năm 2011-2018
Tỷ lệ trả lời (%)
Hình 3.2. Đánh giá đơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất so với giá thị trường khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất theo nhóm đối tượng sử dụng
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2018)
Qua hình 3.2 cho thấy: Người dân điều tra có đánh giá khác nhau về đơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất. Không có người dân nào đánh giá là đơn giá cao hơn giá thị trường, có 45% đánh giá là bằng giá thị trường, có 50% đánh giá là thấp hơn thị trường và chỉ có số ít (5%) đánh giá rất thấp so với giá thị trường.
Điều đó cho thấy các nhận xét về đơn giá bồi thường, hỗ trợ của người dân còn khác nhau, điều đó cho thấy giá bồi thường, hỗ trợ về đất chưa bằng với giá thị trường, và một phần do các vị trí, và sự hiểu biết của các người dân khác nhau.
3.3.4. Đánh giá về chính sách tái định cư khi thu hồi đất
Kết quả điều tra cho thấy:
- Đánh giá về đơn giá đất khi bố trí tái định cư cho các hộ dân: Có 91% số phiếu trả lời là giá thu tiền sử dụng đất khi bố trí tái định cư bằng với giá thị trường
và có 9% số phiếu điều tra nhận định là bằng giá thị trường. Qua đó cho thấy việc xác định giá thu tiền sử dụng đất khi bố trí chỗ ở tái định cư cho người dân bị thu hồi đất do thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện Như Thanh được thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước và công tác bố trí tái định cư được thực hiện rất tốt.
Bảng 3.8. Chính sách bố trí tái định cư khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất theo phiếu điều tra
TT Chỉ tiêu đánh giá Tỷ lệ % trả lời
I Đơn giá bố trí tái định cư như thế nào
1 Cao hơn giá thị trường 91,25
2 Bằng giá thị trường 8,75
3 Thấp hơn giá thị trường 0,00
4 Rất thấp so với giá thị trường 0,00
Tổng 100,0
II Vị trí bố trí khu tái định cư
1 Thuận tiện để sinh sống hơn chỗ ở cũ 78,88
2 Thuận tiện bằng chỗ ở cũ 16,36
3 Không thuận tiện bằng chỗ ở cũ 4,76
4 Điều kiện thuận tiện kém hơn rất nhiều 0,00
Tổng 100,0
III Cơ sở hạ tầng khu đất tái định cư
1 Tốt hơn nơi bị thu hồi 90,00
2 Bằng nơi bị thu hồi 7,50
3 Xấu hơn nơi bị thu hồi 2,50
4 Rất xấu so với nơi bị thu hồi 0,00
Tổng 100,0
IV Điều kiện xét duyệt để được bố trí tái định cư
1 Rất hợp lý 78,13
2 Tương đối hợp lý 20,87
3 Chưa hợp lý 1,04
4 Hoàn toàn không hợp lý 0,00
Tổng 100,0
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2018)
Vị trí khu đất tái định cư: Nhận xét về tính thuận tiện của vị trí khu đất bố trí tái định cư trong cuộc sống so với nơi ở cũ bị thu hồi thì có 78,88% số người trả lời đánh giá rằng vị trí khu đất được bố trí tái định cư có điều kiện đi lại và sinh sống thuận tiện hơn so với nơi ở cũ. Chỉ có 16,36% số người được hỏi trả lời là thuận tiện như nơi ở cũ là 4,76%. Như vậy, việc chọn khu đất để bố trí tái định cư cho
người dân bị thu hồi đất được huyện Như Thanh thực hiện rất tốt, đáp ứng được nguyện vọng của người dân bị thu hồi đất.
- Cơ sở hạ tầng khu đất bí trí tái định cư: Có 90% số người được điều tra có nhận định là cơ sở hạ tầng khu đất được bố trí tái định cư là tốt hơn nơi ở cũ, có 7,5% trả lời là cơ sở hạ tầng khu tái định cư bằng nơi bị thu hồi, chỉ có 2,5% trả lời xấu hơn nơi bị thu hồi. Qua tỷ lệ phiếu điều tra trên có thể nhận định việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu tái định cư được huyện Như Thanh đầu tư và thực hiện khá tốt.
- Về công tác xét duyệt điều kiện để được bố trí tái định cư thì có bình quân 78,13% số người được điều tra nhận định là điều kiện xét duyệt được xây rất hợp lý, phù hợp với thực tế và nhu cầu của người dân, 20,83% số người cònn lại đánh giá là điều kiện xét duyệt tái đươc xây dựng tương đối hợp lý và có 1,04% số người đánh giá chưa hợp lý .
3.3.5. Đánh giá về ảnh hưởng của phương án quy hoạch sử dụng đất đến sự phát triển kinh tế và các vấn đề xã hội của địa phương
Tỷ lệ trả lời (%)
Hình 3.4: Ảnh hưởng của phương án quy hoạch sử dụng đất đến sự phát triển kinh tế và các vấn đề xã hội của địa phương
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2018)
Qua hình 3.4 việc đánh giá những ảnh hưởng của phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Như Thanh giai đoạn 2016 - 2020 đến sự phát triển kinh tế địa phương cho thấy, có 40% trả lời là kinh tế và các vấn đề xã hội phát triển tốt hơn
khi thực hiện quy hoạch, có 60% trả lời là các vấn đề kinh tế và xã hội của huyện phát triển hơn so với trước ít hơn. Như vậy có thể đánh giá việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015 - 2020 của huyện Như Thanh chưa tạo ra được sự phát triển kinh tế và xã hội mạnh mẽ, đột phá mới chi gây ảnh hưởng cho phát triển các vấn đề kinh tế - xã hội một ít, tuy nhiên chưa được thể hiện rõ nét trong đời sống của nhân dân.
3.3.6. Đánh giá về những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện công tác Quy hoạch sử dụng đất và áp dụng các văn bản mới liên quan đến Quy hoạch sử hoạch sử dụng đất và áp dụng các văn bản mới liên quan đến Quy hoạch sử dụng đất theo ý kiến của cán bộ ngành tài nguyên và môi trường
Bảng 3.9. Những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện công tác Quy hoạch sử dụng đất
TT Chỉ tiêu đánh giá Tỷ lệ %
trả lời
I Những nhân tố nào thuận lợi để thực hiện Quy hoạch sử dụng đất và áp dụng văn bản mới liên quan đến công tác Quy hoạch sử dụng đất?
1 Tinh thần đoàn kết của nhân dân 25,00
2 Sự tin tưởng vào chính của đảng và Nhà nước của dân 25,00 3 Sự ủng hộ của các ban ngành UBND địa phương 20,00
4 Tất cả các phương án trên 30,00
Tổng 100,0
II Những khó khăn nào ảnh hưởng đến tính khả thi của việc thực hiện Quy hoạch sử dụng đất của huyện giai đoạn 2011 – 2020?
1 Trình độ người dân chưa đồng đều 10,00
2 Chính sách còn nhiều bất cập 10,00
3 Quy hoạch chưa sát thực, chỉ tiêu quy hoạch quá cao 20,00
4 Vấn đề về vốn và kỹ thuật 20,00
5 Tất cả các phương án trên 40,00
Tổng 100,0
III Những khó khăn khi áp dụng các văn bản mới liên quan đến Quy hoạch sử dụng đất?
1 Do cấp trên phổ biến xuống địa phương còn chậm 10,00 2 Do công tác tiếp thu, tuyền truyền, áp dụng của địa phương còn
chậm
30,00
3 Trình độ của người dân còn hạn chế 10,00
4 Bản thân các văn bản văn đó tính khả thi chưa cao. 35,00 5
Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng địa phương khác nhau 15,00
Tổng 100,0
Qua bảng 3.9 ta thấy:
* Những nhân tố nào thuận lợi để thực hiện Quy hoạch sử dụng đất và áp dụng văn bản mới liên quan đến công tác Quy hoạch sử dụng đất: Có 25% ý kiến cho rằng tinh thần đoàn kết của nhân dân và sự ủng hộ của các ban ngành UBND địa phương, có 32% sự tin tưởng vào chính của Đảng và Nhà nước và tất cả các ý kiến trên, cho chúng ta thấy có rất nhiều yếu tố thuận lợi cho công tác quy hoạch sử dụng đất của địa phương.
* Những khó khăn nào ảnh hưởng đến tính khả thi của việc thực hiện Quy hoạch sử dụng đất của huyện giai đoạn 2015 - 2020 có rất nhiều khó khăn ảnh hưởng đến quy hoạch: có 10% ý kiến cho rằng trình độ người dân chưa đồng đều, có 10% ý kiến cho rằng trình độ và chính sách còn nhiều bất cập, có 20% ý kiến cho rằng quy hoạch chưa sát với thực tế, chỉ tiêu quy hoạch quá cao, có 20% ý kiến cho rằng do vấn đề vốn và kỹ thuật, có 40% ý kiện lựa chọn tất cả các phương án trên.
* Những khó khăn khi áp dụng các văn bản mới liên quan đến Quy hoạch sử dụng đất: Có 10% ý kiến cho rằng do cấp trên phổ biến xuống còn chậm và trình độ người dân còn hạn chế, có 30% ý kiến cho rằng do công tác tiếp thu, tuyên truyền áp dụng còn chậm, có 10% trình độ người dân còn hạn chế, có 15% cho rằng do điều tự nhiên, kinh tế xã hội của từng địa phương khác nhau và 35% bản thân các văn bản đó có tính khả thi chưa cao.
3.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quy hoạch sử dụng đất
3.4.1 Các giải pháp trước mắt
- Rà soát lại quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch chuyên ngành khác nhau, đặc biệt là quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch giao thông, quy hoạch thủy lợi, quy hoạch cụm công nghiệp để phát hiện ra sự chồng chéo, bất hợp lý cần kịp thời điều chỉnh cho thống nhất và đồng bộ cho quy hoạch giao đoạn 2011-2020.
- Cần xử lý các quy hoạch bị coi là "treo" không phù hợp theo hướng: Những quy hoạch có thể thực hiện sớm thì tập trung nguồn lực để thực hiện ngay; những quy hoạch xét cần nhưng trước mắt chưa có khả năng thực hiện được thì điều chỉnh mốc thời gian, lộ trình thực hiện; những quy hoạch không hợp lý về quy mô diện
tích thì phải điều chỉnh quy mô diện tích cho phù hợp; những quy hoạch bất hợp lý, không có tính khả thi thì phải quyết định huỷ bỏ ngay; công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng như trên loa đài truyên thanh, trên báo, trên tivi .... việc điều chỉnh, huy bỏ quy hoạch đạt kết quả cao.
- Công khai phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tiếp thu ý kiến của người bị thu hồi đất đóng góp cho phương án, kể cả việc thẩm định giá đất và cưỡng chế khi người dân có ý kiến ngược lại với quyết định thu hồi đất đã được ban hành.
- Xiết chặt vai trò quản lý nhà nước về đất đai theo quy hoạch và pháp luật. Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất theo đúng quy hoạch được duyệt, kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai đối với việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất không đúng thẩm quyền và không theo quy hoạch được duyệt.
- Tăng cường vai trò giám sát của HĐND, UBND, của các tổ chức chính trị xã hội và đặc biệt là sự giám sát của người dân.
3.4.2 Các giải pháp lâu dài
- Khi lập quy hoạch sử dụng đất cho giai đoạn tới cần giải quyết hài hoà và thích hợp được tất cả các lợi ích của các chủ thể như: Nhà nước, người dân, nhà đầu tư, cần tranh thủ tham vấn ý kiến rộng rãi của cộng đồng, đặc biệt là của người dân sở tại và các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu trước khi xét duyệt phương án quy hoạch.
- Cần làm rõ về mặt pháp lý đối với mối quan hệ giữa quy hoạch phát triển