Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trang trại

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng, trị bệnh cho lợn nái và lợn con tại trại nguyễn xuân mạnh, xã quang lãng, huyện phú xuyên, hà nội (Trang 53 - 55)

đẻ 15 ngày vì do tác động cơ hoành rất dễ gây sẩy thai và đẻ non. Cần ghi chép ngày phối giống để tính toán thời gian lợn đẻ và có kế hoạch trực lợn đẻ. Đối với lợn mẹ sau khi đẻ phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, giữ cho chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, giữ ấm cho lợn và tuyệt đối không tắm cho lợn con. Khi mài nanh, bấm đuôi cho lợn con cần sát trùng dụng cụ, tránh làm lợn bị tổn thương vì các dạng vết thương có thể tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập. Khi tiến hành bắt lợn để tiêm thì cần nhẹ nhàng, không được đuổi bắt. Nên cho lợn con tập ăn sớm từ 3 - 4 ngày tuổi, thức ăn tập ăn sẽ kích thích hệ tiêu hóa lợn con sớm phát triển, đảm bảo cung cấp nước sạch để tránh lợn con bị tiêu chảy, không để thức ăn tồn lâu trong máng.

4.2.2. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trang trại tại trang trại

Để đánh giá được tình hình sinh sản của đàn lợn nái em được phân công nuôi dưỡng và chăm sóc. Hàng ngày, em tiến hành theo dõi, ghi chép số lợn con đẻ ra, lợn mẹ, tình trạng đẻ… từ đó tính toán số liệu theo tháng. Kết quả được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trang trại Tháng Tháng theo dõi Số con đẻ (con) Đẻ bình thường (con) Tỷ lệ (%) Số con đẻ khó phải can thiệp

(con) Tỷ lệ (%) 12 39 34 87,18 5 12,82 1 35 33 94,29 2 5,71 2 49 46 93,88 3 6,12 3 47 44 93,62 3 6,38 4 53 47 88,68 6 11,14 5 41 37 90,24 4 9,76 Tổng 264 241 91,29 23 8,71

Qua bảng 4.3 cho thấy: Trong 6 tháng thực tập, em được trưc tiếp chăm sóc cho 264 lợn nái chửa kỳ cuối. Trong quá trình đỡ đẻ cho lợn, em thấy rằng: Số lợn nái đẻ phải can thiệp chiếm tỷ lệ thấp, trung bình là 8,71%. Nguyên nhân là do trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng đã thực hiện đúng quy trình về thức ăn cho lợn nái mang thai. Số lợn nái đẻ khó chủ yếu tập trung nhiều ở nái đẻ lứa đầu, cổ tử cung chưa giãn nở, một số ít là do lợn mẹ trong quá trình mang thai quá béo, ít vận động làm ảnh hưởng đến quá trình đẻ. Ngoài ra trường hợp đẻ khó còn do các nguyên nhân khác như chiều hướng, tư thế của bào thai không bình thường, thai quá to, thai dị hình.

Trong quá trình đỡ đẻ cho lợn nái, em rút ra được một số bài học kinh nghiệm đó là: Việc ghi chép chính xác ngày phối giống cho lợn nái là rất quan trọng, sẽ giúp cho người chăn nuôi xác định được thời điểm lợn sắp đẻ để có kế hoạch chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ quá trình đẻ, chuẩn bị ổ úm cho lợn con. Trong thời gian lợn sắp đẻ thì phải thường xuyên theo dõi, quan sát lợn, không nên để lợn tự đẻ vì lợn mẹ có thể sẽ đè con, cắn con hoặc khi lợn mẹ đẻ khó sẽ không kịp thời xử lý. Khi đỡ đẻ cho lợn người thực hiện phải thao tác nhẹ nhàng, khéo léo, để tránh làm tổn thương cơ quan sinh dục của lợn mẹ, toàn bộ dụng cụ, tay của người thực hiện đỡ đẻ phải được sát trùng, người đỡ đẻ cho lợn không được để móng tay dài có thể làm tổn thương cơ quan sinh dục của lợn nái trong quá trình can thiệp đẻ khó.

4.2.3. Một số chỉ tiêu chỉ tiêu sinh sản của đàn lợn nái tại trại qua 6 tháng theo dõi theo dõi

Để đánh giá được các chỉ tiêu sinh sản về lợn nái, trong thời gian thực tập tại trại em đã trực tiếp theo dõi khả năng sinh sản của đàn lợn nái kết quả được trình bày ở bảng 4.4.

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng, trị bệnh cho lợn nái và lợn con tại trại nguyễn xuân mạnh, xã quang lãng, huyện phú xuyên, hà nội (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)