Khẩu phần ăn cho đàn lợn nái tại trại

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng, trị bệnh cho lợn nái và lợn con tại trại nguyễn xuân mạnh, xã quang lãng, huyện phú xuyên, hà nội (Trang 47 - 53)

Đối tượng Giai đoạn Chế độ ăn/ngày

(kg)

Lợn nái mang thai

Chửa kỳ 1 (từ 1-84 ngày) 2,3 - 2,6 Chửa kỳ 2

(từ 85-111ngày) 3,0 - 3,5 Từ ngày 111 - 113 3,0 - 3,5

Ngày đẻ 0 - 0,5

Lợn nái nuôi con

Ngày đầu tiên 2

Ngày thứ 2 sau đẻ 3

Ngày thứ 3 sau đẻ 4

Ngày thứ 4 sau đẻ 5

Ngày thứ 5 trở đi 6

Quy trình đỡ đẻ:

Chuẩn bị lồng úm: Chuẩn bị bao khâu lồng úm, bao khâu lồng úm đã được giặt sạch, sát trùng, phơi khô, sau đó khâu lồng úm.

Chuẩn bị đỡ đẻ: Với lợn mẹ cần vệ sinh âm hộ và mông cho sạch sẽ bằng nước ấm có pha sát trùng khi vỡ ối, vệ sinh sàn chuồng, chuẩn bị thảm lót và lồng úm, chuẩn bị bóng điện úm cho lợn con, chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ như bột lăn Mistral, cồn iod để sát trùng, kéo để cắt dây rốn, chỉ để buộc dây rốn.

Biểu hiện bên ngoài: Bồn chồn, đứng ngồi không yên, chân cào xuống nền chuồng, ỉa, đái vặt, trước đẻ 1 giờ bắt đầu tiết sữa.

Người đỡ: Cắt móng tay, rửa tay sạch.

Kĩ thuật đỡ đẻ:

- Một tay cầm chắc lợn, một tay dùng khăn khô lau sạch dịch nhờn ở mồm, mũi và toàn thân cho lợn để lợn hô hấp thuận lợi, sau đó rắc bột lăn Mistral lên toàn bộ cơ thể lợn con cho nhanh khô rồi cho vào trong lồng úm.

- Cắt rốn: Sau khi lợn con khô thì tiến hành cắt dây rốn bằng cách: Thắt dây rốn ở vị trí cách cuống rốn 3 cm, dùng kéo cắt phần bên ngoài nút thắt một đoạn bằng 1/2 bên trong nút buộc khoảng 1,5 cm. Sát trùng dây rốn và vùng cuống rốn bằng cồn iod.

- Cho lợn con vào lồng úm đã cắm bóng úm với nhiệt độ 33 - 35ºC. - Đợi cho lợn con khô lông thì cho lợn con ra bú. Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ, lót thảm cho lợn con bú, mùa đông lắp thêm bóng ở trên vị trí bú rồi cho lợn con ra bú.

- Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú. Không can thiệp khi quá trình đẻ của lợn nái diễn ra bình thường, chỉ can thiệp khi lợn mẹ rặn đẻ lâu và khó khăn.

Kỹ thuật can thiệp lợn đẻ khó

 Một số biểu hiện lợn đẻ khó:

- Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại không có biểu hiện rặn đẻ.

lợn con đã ra đến cổ tử cung nhưng do trọng lượng lợn con quá to hoặc do ngôi thai bị ngược nên không ra ngoài được. Lợn mẹ sau khi đẻ 30 phút không thấy đẻ tiếp.

- Mắt của lợn mẹ trở nên rất đỏ do quá trình rặn đẻ liên tục.

- Lợn mẹ trở nên kiệt sức: thở nhanh, yếu ớt do qúa trình rặn đẻ nhiều nên kiệt sức.

* Cách can thiệp lợn đẻ khó:

- Trong trường hợp lợn nái đẻ lâu, thời gian đẻ kéo dài thì nên dùng tayxoa bầu vú hoặc có thể cho lợn con đẻ trước bú để kích thích lợn mẹ đẻ.

- Trong trường hợp lợn rặn đẻ quá lâu hoặc sau khi lợn đã đẻ được 3 - 4 con trở lên thì ta có thể can thiệp bằng sử dụng thuốc Oxytoxin 2ml/con.

- Nếu các biện pháp trên không được thì phải can thiệp bằng tay: Dùng nước sát trùng vệ sinh âm hộ và mông lợn, sát trùng tay, bôi gel bôi trơn sau đó đưa tay vào tử cung lợn mẹ tìm lợn con và kéo lợn con theo nhịp rặn của lợn mẹ. Lưu ý thao tác phải được thực hiện nhẹ nhàng tránh làm tổn thương cơ quan sinh dục của lợn mẹ.

Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đối với lợn con theo mẹ.

Lợn con sau khi đẻ 1 ngày tiến hành mài nanh, cắt đuôi, cho uống Octamix liều 1g/20kg TT, bấm số tai theo quy định của trại.

Ngày thứ 3 sau khi sinh lợn con được uống Baycox 5% 1ml/con để phòng bệnh cầu trùng và tiêm chế phẩm sắt dex-tran 2ml/con. Nhằm nâng cao khối lượng cai sữa, giảm hao mòn lợn mẹ, tăng sức đề kháng cho lợn con, lợn cũng được tập ăn sớm vào lúc 4 ngày tuổi bằng thức ăn viên hỗn hợp hoàn chỉnh ký hiệu là 3016 của công ty cám Deheus và cho nhiều lần trong ngày.

Lợn con 4 - 5 ngày tuổi tiến hành xử lý viêm rốn, mổ hecnia và thiến lợn đực. Lợn con 14 - 21 ngày tuổi sẽ được tiêm vắc xin suyễn và vắc xin phòng hội chứng còi cọi.Lợn con được 21 ngày tuổi hoặc chậm nhất 26 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn.

Đảm bảo chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với nhiệt độ từng giai đoạn lợn con (giai đoạn lợn con từ 1 - 7 ngày tuổi, giai đoạn lợn con từ 7 - 14 ngày tuổi và giai đoạn lợn con từ 14 đến 21 ngày tuổi).

Mỗi ngày tiến hành kiểm tra thường xuyên sức khỏe của lợn để xử lý nhanh nhất như: tiêu chảy, đau chân, thiếu sắt, thiếu sữa, gầy yếu, không đủ ấm... cho lợn uống thuốc kịp thời. Đánh dấu sau khi điều trị cho lợn để theo dõi và kiểm tra dễ dàng hơn.

3.4.2.4. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh gặp trên đàn lợn nái và lợn con tại trại

Để điều trị bệnh cho đàn lợn đạt hiệu quả cao, thì việc phát hiện bệnh kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy,khi bắt đầu công việc trong chuồng phải tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả các chuồng để phát hiện ra những con bị bệnh hoặc có dấu hiệu bị bệnh.

3.5. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm excel 2010.

Một số công thức tính toán các chỉ tiêu - Tỷ lệ nuôi sống đến khi cai sữa:

Tỷ lệ nuôi sống đến khi cai sữa =

∑ số con còn sống đến cai sữa

x 100 ∑ số con đẻ - Tỷ lệ lợn mắc bệnh: Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = ∑ số lợn mắc bệnh x 100  số lợn theo dõi - Tỷ lệ lợn khỏi bệnh: Tỷ lệ khỏi (%) = ∑ số lợn khỏi bệnh x 100  số con điều trị

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn Nguyễn Xuân Mạnh, xã Quang

Lãng, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Nội trong 3 năm từ 2019 - 2021

Để đánh giá tình hình chăn nuôi của trại em đã tiến hành thu thập thông tin từ sổ sách của trại kết hợp với kết quả theo dõi thực tế ở trang trạitrong thời gian 6 tháng thực tập. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1.Cơ cấu đàn lợn của trại từ năm 2019- 6/2021

(Đơn vị: con) STT Loại lợn 2019 2020 6/2021 1 Lợn đực giống 5 5 4 2 Lợn nái hậu bị 32 25 50 3 Lợn nái sinh sản 247 278 278 4 Lợn thịt 6897 7763 3881 Tổng 7181 8071 4213

(Nguồn: Kỹ sư trại)

Nhìn vào bảng trên ta thấy: quy mô đàn lợn sinh sản của trại Nguyễn Xuân Mạnh tương đối ổn định dao động từ 4213 đến 8071 con trong 3 năm. Năm 2021 số lượng lợn nái hậu bị và nái sinh sản có xu hướng tăng 48 con so với năm 2019. Đây là tăng về cơ học, trang trại không ngừng mở rộng quy mô sản xuất qua các năm do giá cả thị trường tư năm 2019 đến nay có sự tăng mạnh. Hơn nữa, có nguồn vốn bổ sung thêm và số người lao động đảm bảo đủ số lượng.

4.2. Thực hiện biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản tại trang trại Nguyễn Xuân Mạnh, xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội trang trại Nguyễn Xuân Mạnh, xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội

4.2.1. Số lượng lợn nái và lợn con trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập qua 6 tháng thực tập

Trong 6 tháng thực tập tại trại em đã được tham gia và làm các công tác về nuôi dưỡng, chăm sóc cho đàn lợn nái tại trại dưới sự chỉ bảo của cán bộ kỹ thuật trại em học hỏi được nhiều kiến thức về cách cho ăn, thức ăn dành cho từng loại lợn, các kỹ thuật để chăm sóc lợn mẹ tốt… Và sau đây là kết quả em đã thực hiện được.

Bảng 4.2. Số lượng lợn nái và lợn con trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng

trong 6 tháng thực tập tại trại

Tháng Lợn nái đẻ (con) Lợn con (con) 12 39 456 1 35 409 2 49 574 3 47 550 4 53 620 5 41 479 Tổng 264 3088

Kết quả bảng 4.2 cho thấy số lợn nái đẻ và lợn con em trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng trong 6 tháng thực tập là 264 nái và 3088 lợn con. Số nái còn lại không thụ thai hoặc bị sảy thai trong quá trình chăm sóc.

Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng em đã được học hỏi và mở mang rất nhiều kiến thức về cách cho ăn, nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái trong từng thời kỳ, các thao tác kỹ thuật để chăm sóc lợn mẹ tốt… Bên cạnh đó em cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm như: đối với lợn nái sau khi tách con cần áp dụng chế độ ăn hợp lý. Khi xác định lượng thức ăn cho lợn nái cần chú ý tới các yếu tố:

khối lượng cơ thể lợn nái, giai đoạn mang thai, thể trạng, tình trạng sức khỏe...

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng, trị bệnh cho lợn nái và lợn con tại trại nguyễn xuân mạnh, xã quang lãng, huyện phú xuyên, hà nội (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)