Thời gian Sát trùng trước khi vào gà Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7
Trong chăn nuôi quy tắc phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chính vì vậy việc phòng bệnh cho gà được thực hiện nghiêm túc và đúng quy trình kỹ thuật.
3.4.3. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu
* Tỷ lệ nuôi sống (%)
Tỷ lệ nuôi sống =
* Sinh trưởng tích lũy
Cân gà trước khi đưa gà vào chuồng, sau đó tiến hành cân gà hàng tuần trước khi cho ăn. Bắt ngẫu nhiên khoảng 50 con gà tại 5 điểm của chuồng nuôi để cân và tính khối lượng trung bình (X ).
* Khả năng chuyển hóa thức ăn
Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng trong tuần (F.C.Rw). Khối lượng thức ăn trong tuần (kg) Khối lượng gà tăng trong tuần (kg) Tổng lượng thức ăn đến thời điểm tính (kg) TTTĂ cộng dồn =
Tổng khối lượng tăng tới thời điểm tính (kg) * Theo dõi tình hình mắc bệnh củagà
Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) =
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện và cs (2002) [8].
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh và phòng bệnh cho gà
Trong quá trình thực tập tại trại gà gia công của Nguyễn Hồng Phong, xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, được sự giúp đỡ tận tình của chủ trang trại. Cùng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân em đã học hỏi được những kinh nghiệm quý báu và đạt được một số kết quả như sau:
Bảng 4.1. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh đàn gà tại trại
STT Công việc
1 Cho gà ăn hàng ngày
2 Quét dọn máng ăn
3 Vệ sinh máng nước uống
4 Đảo trấu
5 Cân trọng lượng gà
6 Kiểm tra đàn gà
7 Vệ sinh sát trùng hàng ngày
8 Quét và rắc vôi đường đi
Qua bảng 4.1 Trong quá trình thực tập tại cơ sở nhờ những hoạt động này, đã giúp chúng em có cơ hội học hỏi, trau dồi và tiếp thu được nhiều kiến thức để chúng em hoàn thiện bản thân và nâng cao tính ý thức tự giác và trách nhiệm cho bản thân hơn.
Trong thực tế chăn nuôi với thời gian 45 ngày gà có thể mắc phải một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây thiệt hại lớn đến kinh tế như: Newcastle, Gumboro, Cầu trùng, IB, Cúm A H5N1. Do đó chúng tôi chỉ tiến hành phòng bệnh cho gà với những bệnh trên.
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công tác phòng vắc-xin cho gà tại cơ sở Số lứa 2 2 2 2 Số lứa Loại xin 2 Scocvac (vaccine cầu trùng) 2 IB 4/91 IB ND (lasota) (Newcastle) 2 H5N1
2 cột kết quả thực hiện và tỷ lệ thực hiện là tính số lượng gà được trực tiếp tiêm và tỷ lệ % thực hiện được.
Đàn gà thịt tại trại đã được tiêm phòng bằng vacxin với tỉ lệ đạt 100%. Trong quá trình thực tập ở trại, được sự hướng dẫn của kỹ sư, em đã tiến hành
tiêm cho đàn gà. Đối với em việc trực tiếp được thực hành, rèn luyện thực tế,
nâng cao kỹ thuật tiêm phòng đồng thời củng cố thêm kiến thức về việc phòng bệnh bằng vacxin như: Sử dụng vacxin đủ liều, đúng đường, đúng vị trí, đúng lịch vì mỗi loại vaccine có những đặc thù riêng và thời gian miễn dịch khác nhau, nếu sử dụng không đúng kỹ thuật, sai thời điểm sẽ làm mất đi hoạt tính của vacxin. Trước khi sử dụng vacxin cần lắc kĩ lọ, vacxin nào pha nên sử dụng trong vòng 2 giờ nếu thừa cần phải bỏ không nên sử dụng cho ngày hôm sau, đối với loại vacxin pha trộn với nhau trong quá trình tiêm hoặc nhỏ ta cần lắc thường xuyên để vaccine có thể trộn đều và vào cơ thể gà đạt hiệu quả cao nhất.
4.2. Kết quả đánh giá sức sản xuất của gà tại cơ sở
4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống
Trong chăn nuôi muốn đạt hiệu quả kinh tế cao thì việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng nhanh về khối lượng, cần phải phấn đấu đạt tỷ lệ nuôi sống cao. Tránh tình trạng con giống chết lẻ tẻ nhất là chết ở giai đoạn cuối làm tốn kém thức ăn và công chăm sóc nuôi dưỡng làm thiệt hại về kinh tế. Muốn đạt tỷ lệ nuôi sống cao thì cần phải chọn lọc giống tốt cần thực hiện tốt quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và quy trình vệ sinh thú y phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo con giống phát huy tiềm năng sức sống của mình. Sức sống ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến hiệu quả chăn nuôi và giá thành sản phẩm nên nâng cao tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu quan trọng cần được xem xét khi nghiên cứu bất kỳ dòng, giống vật nuôi nào.
Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng em đã thu được kết quả được trình bày tại bảng 4.3. Bảng 4.3. Tỷ lệ nuôi sống Tuần Tuổi Ss 1 2 3 4 5 6
Qua bảng 4.3 cho ta thấy: Tỷ lệ nuôi sống của hai lứa không có sự chênh lệch đáng kể. Tuy nuôi ở 2 mùa khác nhau nhưng đây là hình thức nuôi khép kín nên cũng giảm được phần nào ảnh hưởng do thời tiết và mùa vụ. Tính cộng dồn khi kết thúc mỗi lứa ở 6 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống ở mùa hè đạt 95,49 % và mùa xuân đạt 95,88 %.
Qua thực tế chăn nuôi em thấy mùa hè nuôi gà có tỷ lệ chết tương đối đồng đều so với mùa xuân 4,51 % so với 4,12 %. Gà được nuôi trong chuồng kín giúp giảm thiểu được ảnh hưởng của yếu thời tiết bên ngoài, tiểu khí hậu chuồng nuôi được đảm bảo và duy trì tốt hơn. Từ kết quả trên nuôi chuồng kín giúp giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của mùa vụ tới chăn nuôi gà. Tuy nhiên vẫn có một số ảnh hưởng nhât định. Vì vậy cần hạn chế và khắc phục những ảnh hưởng đó để chăn nuôi đạt hiệu quả tốt nhất.
4.2.2. Sinh trưởng của gà thịt
Khối lượng cơ thể gà qua từng tuần tuổi là chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng, đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chăn nuôi từ khi bắt đầu nuôi cho đến khi xuất bán, phản ánh chất lượng giống và trình độ kỹ thuật của người chăn nuôi. Sinh trưởng tích lũy càng cao thì càng rút ngắn được thời gian chăn nuôi, đồng thời giảm được chi phí thức ăn và các chi phí khác, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế.
Khối lượng cơ thể của gia cầm là một trong những tính trạng di truyền số lượng, được hình thành bởi nhiều yếu tố di truyền. Sự biểu thị khối lượng cơ thể của gà qua các tuần tuổi sẽ nói lên khả năng sử dụng thức ăn và tích lũy chất dinh dưỡng ở các thời kỳ sinh trưởng của chúng, nó tăng dần tuần đầu cho đến khi kết thúc (giết thịt). Khối lượng cơ thể là một chỉ tiêu kinh tế đặc biệt quan trọng đối với các giống gà chuyên thịt.
Trong thực tế khả năng sinh trưởng của gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, thức ăn, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, thời tiết khí hậu và khả năng thích nghi với môi trường.
Trên cơ sở thu thập số liệu qua các lần cân từ sơ sinh đến 6 tuần tuổi. Em đã thu được kết quả như sau:
Bảng 4.4. Sinh trưởng tích lũy
Tuần tuổi
Qua bảng 4.4 cho thấy giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tuần tuổi tính chung khối lượng cơ thể của 2 lứa tương đối đồng đều, gà lứa 1 đạt 2755,5 g/con và lứa 2 đạt 2823,8 g/con.
Thực tế so sánh giữa 2 lứa tương đối đồng đều. Cụ thể là, khối lượng gà của lứa 1 ở SS, 1, 2 , 3, 4, 5 và 6 tuần tuổi lần lượt là: 197,6; 490,2; 920,4; 1400,0; 2060,8; 2755,5 g/con và lứa 2 là: 210,0; 567,3; 1023,5; 1560,7; 2109,6; 2823,8g/con. Việc khối lượng gà đạt theo tiêu chuẩn quy định công ty ở các tuần tuổi là do quy trình chăm sóc tốt, hạn chế nhưng tác động xấu nhất từ ngoại cảnh, giống đảm bảo tiêu chuẩn, thức ăn đảm bảo chất lượng và việc
điều trị sớm đạt kết quả tốt đã giúp cho đàn gà sinh trưởng đều và khỏe mạnh. Tốc độ sinh trưởng của gà cũng đúng với kết luận của Hồ Lam Sơn (2005) [7], khi nghiên cứu năng suất thịt của gà broiler. Sinh trưởng của gà broiler cả trống và mái nuôi chuồng kín vào 2 mùa là gần như nhau, không có có sự chênh lệch quá lớn. Vì khí hậu có ảnh hưởng rất ít đến gà được nuôi
4.2.3. Khả năng chuyển hóa thức ăn
Trong chăn nuôi thức ăn chiếm 70 - 80 % giá thành sản phẩm, đây là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá hiệu quả sản xuất. Thông qua lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày ta có thể biết tình trạng sức khoẻ của đàn gà, chất lượng thức ăn và trình độ nuôi dưỡng, không những thế nó còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và khả năng cho sản phẩm của gia cầm. Các số liệu về tiêu tốn thức ăn của 2 lứa gà được thể hiện ở bảng 4.5 và 4.6.
Bảng 4.5. Lượng thức ăn sử dụng cho đàn gà trong tuần (kg) Tuần tuổi 1 2 3 4 5 6 Tổng
Bảng 4.6. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà Tuần tuổi 1 2 3 4 5 6
Kết quả bảng 4.6: cho thấy TTTĂ/kg tăng khối lượng cộng dồn của gà ở 6 tuần tuổi hết 1,79 kg ở mùa hè và 1,76 kg ở mùa xuân.
4.3. Kết quả điều trị bệnh trên gà
4.3.1. Tình hình mắc bệnh trên đàn gà thịt
Trong quá trình chăn nuôi, có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng xấu tới kết quả chăn nuôi như môi trường nuôi, dịch bệnh, chế độ chăm sóc làm ảnh hưởng tới sức sản xuất và hiệu quả kinh tế.
Trong chăn nuôi, bệnh tật có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình chăn nuôi, chúng làm giảm số lượng của đàn gà, chất lượng đàn gà, thức ăn và chi phí thuốc điều trị…
Trong quá trình chăm sóc nuôi, dưỡng tại trại. Khi theo dõi đàn gà phát hiện những con có những biểu triệu chứng của bệnh thì tiến hành chẩn đoán và điều trị. Tại trại thường gặp một số bệnh như CRD, E. coli.
Qua quan sát triệu chứng bệnh của gà có những biểu hiện điển hình như sau: Gà bị bệnh CRD: Gà hay vẩy mỏ, sưng mặt, ủ rũ, chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi, thở khò khè, giảm ăn, chậm lớn. Nếu không điều trị sớm rất dễ gây chết trên cả đàn gà.
Gà bị bệnh E.Coli: Gà ủ rũ, ăn ít, uống nhiều nước, phân loãng, nước mắt nước mũi chảy không ngừng, gà thở hổn hển như thiếu oxy.
Thực tế cho ta thấy: Môi trường nuôi khép kín, gà được nuôi dưỡng chăm sóc tốt, nên giảm được đáng kể sự ảnh hưởng của xấu từ điều kiện môi trường.
Gà được nuôi vào cả 2 mùa đều dễ bị mắc các bệnh như CRD, E. coli, do độ ẩm độ cao, lượng trao đổi oxy lớn làm cho cơ thể gà thường bị stress, môi trường nuôi thường sinh ra các loại khí độc như: H2S, NH3,… Làm giảm sức đề kháng của gà và làm gà dễ mắc bệnh.
4.3.2. Điều trị bệnh trên gà thịt
4.3.2.1. Phác đồ và kết quả điều trị
Khi theo dõi ở cả 2 lứa gà, phát hiện gà có những biểu hiện, triệu chứng bệnh, chúng em thường tiến hành điều trị theo phác đồ và đã đạt được kết quả cao.
Trong quá trình điều trị, nhờ chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị kịp thời nên kết quả điều trị bệnh trên đàn gà đã đạt kết quả tốt. Sau 5 ngày điều
trị, đàn gà có những chuyển biến tích cực. Ăn, uống vận động dần trở lại bình thường. Sau 5 ngày, hầu hết biểu hiện của bệnh trên đàn gà không đáng kể.
Khi tiến hành theo dõi ở cả 2 lứa với tổng mỗi lứa 10000 con nếu phát hiện gà có những biểu hiện, triệu chứng bệnh, chúng em tiến hành điều trị trên tổng đàn, kết quả điều trị được thể hiện rõ ở bảng 4.7 và bảng 4.8.
Bảng 4.7. Kết quả điều trị trên lứa 1
Tên
STT bệnh
1 CRD
2 E. coli
Bảng 4.8. Kết quả điều trị trên lứa 2
Tên STT
bệnh
1 CRD
Ngoài ra trại còn tiến hành phun dung dịch men sinh học lên nền chuồng. Có tác khử mùi hôi, tạo môi trường không khí trong lành trong chuồng nuôi, tăng hiệu quả cho việc phòng và điều trị bệnh cho đàn gà.
Việc phát hiện sớm và sử dụng thuốc có hiệu quả trong điều trị khi gà nhiễm bệnh cho kết quả rất tốt. Một số con gà bị nhiễm nặng và thường bị ghép một số bệnh như E. coli ghép CRD và những con yếu thường bị những con khỏe tranh thức ăn nước uống nên cơ thể yếu dẫn tới giảm sức đề kháng của gà nên kết quả điều trị kém và dẫn tới gà bị chết nhiều.
Trong chăn nuôi việc phòng và trị bệnh cho đàn gà là rất quan trọng trong quá trình chăn nuôi. Vì vậy, việc chăm sóc tốt cho đàn gà sẽ hạn chế nhưng ảnh hưởng xấu tới cơ thể gà nhằm hạn chế thấp nhất dịch bệnh và chi phí thuốc thuốc điều trị để làm giảm chi phí cho một đơn vị sản phẩm để tăng hiệu quả kinh tế.
4.4. Tham gia các hoạt động khác
Ngoài công tác chăm sóc trực tiếp nuôi dưỡng gà em còn tham gia một số công tác khác như:
Bảng 4.9. Kết quả tham gia các hoạt động khác
STT Nội dung công việc
1 Phát quang cỏ, vệ sinh xung quanh trại
2 Trồng một số cây ăn quả, cây bóng mát
3 Lắp đặt các thiết bị như lắp toa thức ăn, bóng đèn, máy nén…
4 Tham gia vào gà cho trại.
Qua bảng 4.9 phản ánh một số hoạt động khác tại trại như phát quang cỏ, vệ sinh xung quanh trại 20 lần. Trồng một số cây ăn quả, cây bóng mát 5
lần. Lắp đặt các thiết bị như lắp toa thức ăn, bóng đèn, máy nén 8 lần. Tham gia vào gà cho trại 8 lần. Tất cả đều hoàn thành 100% công việc được giao.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua thời gian thực tập tại trang trại chăn nuôi gia cầm ông Nguyễn Hồng Phong - xã Khe Mo - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên, thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phòng và điều trị bệnh với đối tượng là gà broiler, theo phương thức nuôi chuồng kín, đến nay em đã hoàn thanh công việc của mình, qua thời gian thực tập em rút ra một số kết luận như sau:
- Tình hình chăm sóc nuôi dưỡng gà tại trang trại:
+ Gà tại trại được nuôi theo hình thức khép kín nên hạn chế thấp nhất ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài, thức ăn cho gà được cung cấp đầy đủ và mỗi giai đoạn có chế độ dinh dưỡng riêng nên nâng cao được khả năng nuôi sống. Cụ thể là lứa 1 là 95,88% và lứa 2 là 95,49%
+ Khả năng sinh trưởng tích lũy của 2 lứa tương đối đồng đều, khi đạt đến 6 tuần tuổi của lứa 1, lứa 2 lần lượt là 2823,8g và 2755,5g.
+ Khả năng chuyển hóa thức ăn cho thấy lứa 1 tiêu tốn thức ăn ít hơn so với lứa 2 là 0,03 kg (1,76 so với 1,79).
- Kết quả điều trị:
+ Kết quả điều trị trên 2 lứa giữa 2 lần thực hiện có sự khác nhau, lứa 2 cao hơn lứa 1 lần lượt trên hai bệnh CRD, E. coli là: 99,15 % và 98,94 %. 99,33 % và 99,08 %.
5.2. Kiến nghị
Tiếp tục theo dõi ở các mùa vụ, thời điểm khác nhau trong năm, với số gà lớn hơn để có những kết luận chính xác hơn. Tiếp tục nghiên cứu thêm về bệnh trên gà cũng như đưa các biện pháp phòng và trị thích hợp. Tìm ra các loại thuốc mới có tác dụng cao hơn đối với bệnh để hạn chế được những tác hại của bệnh gây ra đối với đàn gà và nâng cao kinh tế hiệu quả.
I. Tài liệu Tiếng Việt
1. Nguyễn Lân Dũng, Đoàn Xuân Mượn, Nguyễn Phùng Tiến, Đặng Đức Trạch, Phạm Văn Ty (1995), Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh
vật, Tập I. Nxb Nông nghiệp Hà Nội.