- Làm cho câu văn sinh động, giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm.
2 Biện pháp tu từ: Liệt kê (tình yêu, nghị lực, động cơ, khát vọng)
- Hiệu quả:
+ Làm câu thơ thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm
+ Diễn tả đầy đủ, toàn diện, sâu sắc các yếu tố quan trọng, cơ bản để con người có được một cuộc đời tươi đẹp, ý nghĩa.
3. -Ý nghĩa của câu thơ: Tình yêu thương của con người cần có sự nuôi dưỡng, vun
đắp và chân thành. Luôn biết yêu thương, chia sẻ với những người xung quanh, đó là cội nguồn của niềm vui trong cuộc đời.
4.
* Giải thích: Sống yêu thương chia sẻ là biết quan tâm, giúp đỡ, đùm bọc, san sẻ với
người xung quanh về vật chất và tinh thần trước những khó khăn.
* Ý nghĩa:
- Lối sống yêu thương chia sẻ là môi trường hình thành và nuôi dưỡng nhân cách tốt đẹp của con người; sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, bất hạnh, truyền sức mạnh, nghị lực để họ vươn lên hoàn cảnh khổ đau, vượt lên những thử thách trong cuộc đời. Đem lại điều tốt đẹp, đem lại sự sống, hạnh phúc cho con người.
- Yêu thương có sức mạnh cảm hóa kì diệu đối với những người lầm đường lạc lối… - Nhận được sự yêu thương và quý trọng của mọi người, giúp đời sống tâm hồn thanh thản, hạnh phúc.
- Lối sống yêu thương chia sẻ giúp con người có trách nhiệm hơn với cuộc sống với những người xung quanh, là nền tảng để xây dựng một xã hội tốt đẹp, góp phần tạo nên xã hội tràn ngập tình yêu thương, nhân ái, văn minh.
- Không nên sống ích kỉ, thờ ơ vô cảm. Hãy cảm thông, chia sẻ, với mọi người xung quanh.
* Bài học: Sống yêu thương chia sẻ là món quà quý giá nhất trong cuộc đời. Hãy
nuôi dưỡng, vun đắp nó để để cuộc sống trở nên tươi đẹp.
………..Đọc kĩ đoạn trích sau: Đọc kĩ đoạn trích sau:
Giữa năm 2015, bà Lê Thị Thảo, mẹ của Hòa, quyết định tặng thận... [...] Tháng 3-2016, Hòa lên bàn mổ để tặng một quả thận cho một người phụ nữ trạc tuổi mẹ mình. Người được nhận thận quê ở Hà Nam, đã bị suy thận nhiều năm và cần được ghép thận để tiếp tục được sống. [...]
Để tặng được quả thận, từ khi quyết định hiến tặng đến khi lên bàn mổ, bà Thảo đã phải hơn 10 lần một mình một xe máy từ Bắc Ninh ra bệnh viện Việt Đức ở Hà Nội để làm các xét nghiệm. Con gái bà Thảo cũng vậy, và cuối năm 2016 khi mẹ con bà được mời lên truyền hình để nói về ý nghĩa của việc hiến tặng mô tạng, hai mẹ con lại chở nhau bằng xe máy từ Bắc Ninh lên Hà Nội rồi vội vã trở về ngay trong đêm... Nếu có ai hỏi về chuyện hiến thận đã qua, bà chỉ phẩy tay cười: “Cứ nghĩ bình thường đi, bình thường với nhau đi, bây giờ tôi chẳng đang rất khỏe là gì...” Và nhờ cái “bình thường” của mẹ con bà Thảo, giờ đây có thêm hai gia đình được hạnh phúc vì người thân của họ được khỏe mạnh trở lại. Ở Bắc Ninh, gia đình bà Thảo cũng đang rất vui vẻ. Nỗi đau đớn của ca đại phẫu thuật đã qua đi, giờ đây trên bụng hai mẹ con là hai vết sẹo dài như chứng nhân về quyết định rất đỗi lạ lùng, về việc sẵn sàng cho đi mà không băn khoăn một phần thân thể của mình. Có lẽ bạn đọc nghĩ rằng đó là hai con người kì lạ, nhưng khi gặp họ và trò chuyện, chúng tôi mới thấy mẹ con bà Thảo không kì lạ chút nào, họ chỉ muốn tặng quà một cách vô tư để nhận lại một thứ hạnh phúc tinh thần nào đó mà tôi không thể nào định danh được!
(Trích Hai mẹ con cùng hiến thận, Lan Anh, BáoTuổi trẻ, ngày 31/5/2018)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu văn sau:
“Nỗi đau đớn của ca đại phẫu thuật đã qua đi, giờ đây trên bụng hai mẹ con là hai vết sẹo dài như chứng nhân về quyết định rất đỗi lạ lùng, về việc sẵn sàng cho đi mà không băn khoăn một phần thân thể của mình.”
Câu 3. Theo em, thứ hạnh phúc tinh thần mà người viết không thể nào định
danh được là gì?
Gợi ý
1. Phương thức biểu đạt chính là tự sự.
2. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn trên là biện pháp so sánh. Hai vết sẹo dài trên bụng hai mẹ con (bà Thảo và Hòa) được so sánh “như chứng nhân về quyết
định rất đỗi lạ lùng, về việc sẵn sàng cho đi mà không băn khoăn một phần thân thể của mình.”
- Tác dụng của biện pháp so sánh:
+ Khẳng định giá trị của những vết thương mà hai mẹ con phải chịu đựng.
+ Hai vết sẹo ấy là bằng chứng sáng rõ nhất của tinh thần làm việc thiện, sẵn sàng cho đi một phần thân thể của mình mà không cần đáp lại.
- Khẳng định tinh thần hiến dâng, biết sống vì người khác của hai mẹ con.
3. Thứ hạnh phúc tinh thần mà người viết không thể nào định danh được là niềm hạnh phúc của việc cho đi, của tinh thần sẻ chia, biết sống vì người khác, biết yêu thương với những số phận bất hạnh trong cuộc đời.
………..
Dặn con
-Trần Nhuận Minh -
Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn
Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao
Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào Con chó nhà mình rất hư Cứ thấy ăn mày là cắn Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này.
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của văn bản trên ?
Câu 2. Nêu ý nghĩa của cách dùng từ “hành khất” mà không phải là “người ăn mày”
trong câu đầu ?
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp cấu trúc “Con không…” ? Câu 4. Lời dặn con của người cha qua hai câu thơ:
“Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào?”
Câu 5. Anh/chị có suy nghĩ gì về bài học rút ra mà người cha nói với con qua bài
thơ ?
Câu 6. Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn (khoảng 10 đến 12 câu) về vai trò của lòng nhân ái trong cuộc sống hiện nay
Câu 7. Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình
bày suy nghĩ về cách ứng xử với những người bất hạnh.
Gợi ý