- Làm cho câu văn sinh động, giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm.
6. Viết đoạn văn * Mở đoạn
* Mở đoạn
Từ bài thơ =>Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lòng nhân ái trong cuộc sống hôm nay. (Học sinh lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình).
* Thân đoạn
- “Lòng nhân ái”: tình yêu thương con người, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác.
- Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.
- Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.
- Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.
- Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng
cho bài làm văn của mình.
- Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân
mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.
*Kết đoạn
- Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: Lòng nhân ái trong cuộc sống hôm nay. - Rút ra bài học và liên hệ đến bản thân.
7. Viết đoạn văn
- Người bất hạnh là những người chịu nhiều thiệt thòi, thiếu may mắn và không có được hạnh phúc trong cuộc sống.
- Người bất hạnh thường tự ti, mặc cảm, dễ bị tổn thương. Vì vậy, cần ứng xử chân thành, quan tâm và tế nhị trong giao tiếp, chia sẻ giúp đỡ họ về cả vật chất lẫn tinh thần.
- Dù chỉ là một vài việc tốt khá nhỏ thôi nhưng cũng phần nào làm cho tấm lòng của những người bất hạnh thêm ấm áp và xoa dịu đi những đau thương họ đang phải gánh chịu, giúp họ vượt qua những mặc cảm, tự ti, vượt lên hoàn cảnh.
- Yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ những người bất hạnh góp phần làm cho xã hội phát triển, cuộc sống an vui, hạnh phúc.
- Phê phán những người vô cảm, hoặc có những lời nói hành động chế nhạo đối với những người bất hạnh
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Mẹ tôi không phải không có lý khi đòi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo. Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm. Ai chẳng muốn mình thông minh, giỏi giang? Ai chẳng muốn được tin yêu, tôn trọng? Ai chẳng muốn thành đạt? Thành công của người này có thể là niềm ao ước của người kia. Vì lẽ đó, xưa nay, không ít người tự vượt lên chính mình nhờ noi gương những cá nhân xuất chúng. Mẹ muốn tôi giống người khác, thì người khác đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười.
(SGK Ngữ Văn 6, tập 2)
Câu 1: (1,0 điểm) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác
giả là ai?
Câu 2: (2,0 điểm) a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn
là gì?