Tổ chức bộ máy quản lý của CNKT Viettel Phú Thọ

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực gắn với hiệu quả kinh doanh tại chi nhánh kỹ thuật viettel phú thọ (Trang 58 - 70)

2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

Dựa trên cơ sở nhiệm vụ của chi nhanh cũng như đặc trưng về hoạt động kinh doanh của đơn vị thì cơ cấu phòng ban của CNKT Viettel Phú Thọ được tổ chức theo chức năng của từng bộ phận nhất định. Tuy nhiên, quyền lực vẫn tập trung về ban lãnh đạo của chi nhánh với người có vai trò quan trọng nhất đó là Giám đốc chi nhánh.

- Giám đốc: là người chịu trách nhiệm chính của chi nhánh, chịu trách nhiệm

với hội sở cũng như tổng công ty về tất cả mọi hoạt động và chịu trách nhiệm pháp lý trước Nhà nước và Pháp luật. Ngoài ra, giám đốc phụ trách chung chỉ đạo, điều

GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH PGĐ KỸ THUẬT PHÒNG VẬT TƯ PHÒNG KIỂM ĐỊNH PHÒNG TỔNG HỢP PGĐ KINH DOANH PHÒNG KẾ HOẠCH PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ TOÁN TỔ KỸ THUẬT SỐ 1 TỔ KỸ THUẬT SỐ 2 TỔ KỸ THUẬT SỐ 3 TỔ KỸ THUẬT SỐ 4

hành mọi hoạt động của chi nhánh. Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực như công tác tài chính, đầu tư phát triển, tổ chức hành chính…

- PGĐ Kỹ thuật: Là người thay mặt giám đốc chi nhánh chỉ đạo, phụ trách trực tiếp phòng kỹ thuật, phòng kiểm định chất lượng, phòng tổng hơp.

- PGĐ Kinh doanh: là người thay mặt cho giám đốc chi nhánh phụ trách các

phòng kinh doanh, phòng hành chính, phòng kế toán, báo cáo trực tiếp với giám đốc về tình hình kinh doanh của chi nhánh.

- Phòng Tổ chức hành chính: theo dõi tình hình hoạt động của các bộ phận trong chi nhánh để kịp thời phân công hợp lý lực lượng lao động, điều động nhân lực sao cho hợp lý tránh những lãng phí không cần thiết cũng như tham mưu giúp giám đốc chi nhánh về các mặt công tác cán bộ, tổ chức bộ máy quản lý, công tác thanh tra bảo vệ, công tác hành chính và các hoạt động khác có liên quan tới tổ chức và nhân sự.

- Phòng Kế toán: tổ chức vận dụng thực hiện chế độ kế toán tài chính của chi

nhánh theo đúng quy định của tổng công ty cũng như quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh hàng ngày tại chi nhánh. Cung cấp thông tin cho các cấp có thẩm quyền thông qua hệ thống báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị….

- Phòng Kế hoạch: chịu trách nhiệm khảo sát thị trường, phát triển mạng lưới

hệ thống phân phối, giới thiệu quảng bá hình ảnh chi nhánh, lập các phương án mở rộng thị trường.

- Phòng Vật tư: theo dõi, lên kế hoạch và thực hiên mua sắm vật tư, thiết bị,

máy móc và các trang thiết bị phục vụ cho việc kinh doanh của chi nhánh.

- Phòng Kiểm định: Có nhiệm vụ xác định tiêu chuẩn kỹ thuật để kiểm tra chất

lượng, phát hiện các lỗi sai và khắc phục được nhược điểm trong quá trình lắp đặt và vận hành các thiết bị kỹ thuật để đảm bảo chất lượng máy móc đúng yêu cầu đặt ra.

- Phòng Tổng hợp: Nhiệm vụ chính là tiến hành văn thư lưu trữ hồ sơ, chứng

chức hội nghị, tổ chức họp hoặc các hoạt động khác của chi nhánh.

- Các tổ kỹ thuật: Có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện các quy trình lắp đặt vận

hành các thiết bị máy móc kỹ thuật, kiểm tra, phát hiện các lỗi trong quá trình lắp đặt và tính toán đưa ra các định mức kỹ thuật, thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, công cụ và thiết bị kỹ thuật.

Nhìn chung, cơ cấu tổ chức các phòng ban của CNKT Viettel Phú Thọ khá hợp lý từ ban giám đốc cho đến đội ngũ nhân viên. Ban giám đốc có giám đốc chi nhánh phụ trách chung và có 02 phó giám đốc phụ trách chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp và hỗ trợ cho giám đốc. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên được bố trí theo các phòng ban với chức năng chuyên biệt hoặc các đội ngũ công nhân trực tiếp chịu trách nhiệm chính với mảng kinh doanh chính đó là kỹ thuật.

2.2.3. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh kỹ thuật Viettel Phú Thọ.

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của CNKT Viettel Phú Thọ giai đoạn 2017-2019 Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch 2018/2017 Chênh lệch 2019/2018 Số tiền % Số tiền % Tổng doanh thu 184,088 189,983 197,777 5,895 3.2 7,794 4.1 Tổng chi phí 169,708 171,099 174,248 1,391 0.8 3,149 1.8 Lợi nhuận trước thuế 14,380 18,884 23,529 4,504 31.3 4,645 24.6

Lợi nhuận sau thuế 11,504 15,107 18,823 3,603 31.3 3,716 24.6

ROA 5.8 6.7 7.2 0.9 15.5 0.5 7.5

ROE 24.8 25.8 26.4 1 4.0 0.6 2.3

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017-2019 của CNKT Viettel Phú Thọ)

Nhìn vào bảng số liệu trên, ta có thể thấy và đánh giá khái quát được hiệu quả hoạt động kinh doanh của CNKT Viettel Phú Thọ trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019. Nhìn chung, hiệu quả hoạt động kinh doanh của CNKT Viettel Phú Thọ trong thời gian vừa qua khá tốt khi chỉ tiêu tổng doanh thu và lợi nhuận đều

tăng trong giai đoạn vừa qua. Đặc biệt là chỉ tiêu doanh thu có tỷ lệ tăng trưởng khá tốt khi năm sau tăng cao hơn năm trước (năm 2018 tăng 3.2%, năm 2019 tăng 4.1% tăng 0.9% so với tỷ lệ tăng trưởng của năm trước) và lợi nhuận có sự tăng trưởng tốt khi tốc độ tăng trưởng qua các năm luôn ở mức trên 20%. Chỉ tiêu về chi phí cũng có tăng trong thời gian qua nhưng tốc độ tăng không đáng kể dưới 2% nên cũng không có tác động quá lớn tới hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, CNKT Viettel mới đi vào hoạt động nên các chi phí cho cố định và chi phí phát sinh khác còn khá nhiều nên tổng chi phí ở mức cao là điều dễ hiểu.

Ngoài ra, hai chỉ số để đánh giá hiệu quả kinh doanh của đơn vị gồm có tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cũng có sự tăng trưởng khá tốt. Chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản cho thấy khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp vào kinh doanh để kiếm lợi nhuận. Trong thời gian qua, chỉ số sử dụng tài sản của CNKT Viettel Phú Thọ khá tốt khi đều tăng trưởng trong những năm qua 2018 và 2019 lần lượt là 0.9% và 0.5%. CNKT Viettel Phú Thọ đã có những chính sách để tận dụng tài sản của đơn vị để tìm kiếm lợi nhuận khá tốt và cần phát huy những lợi thế này trong những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu được sử dụng để đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp. Chỉ số này cũng có sự tăng trưởng khá tốt trong giai đoạn 2017 đến 2019 vừa qua cho thấy khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp vào kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Nhìn chung, tình hình kinh doanh của CNKT Viettel Phú Thọ trong giai đoạn năm 2017 đến năm 2019 khá tốt với các chỉ số về tăng trưởng cũng như chỉ tiếu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh khá tốt. Điều này cho thấy những chính sách đúng đắn trong hoạt động kinh doanh của đơn vị đã và đang phát huy tác dụng trong việc phát triển hoạt động kinh doanh viễn thông cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

2.2.4. Đội ngũ cán bộ làm công tác Quản lý nguồn nhân lực gắn với hiệu quả kinh doanh trong Chi nhánh kỹ thuật Viettel Phú Thọ

với công tác tuyển dụng, đào tạo và tổ chức cán bộ, kiện toàn bộ máy, công tác quy hoạch cán bộ. Sau quá trình tuyển dụng nhân viên phòng chịu trách nhiệm đào tạo thường xuyên, đánh giá và tham mưu cho công tác đề bạt bổ nhiệm bố trí, sắp xếp luân chuyển, khen thưởng và kỷ luật những cán bộ trong chi nhánh. Ngoài ra, đôi ngũ cán bộ nhân sự cũng chịu trách nhiệm với các chế độ, chính sách khác với các cán bộ, lao động trong chi nhánh. Đội ngũ cán bộ chịu trách nhiệm về nhân lực trong chi nhánh bao gồm Giám đốc chi nhánh, phó giám đốc kinh doanh, trưởng phòng tổ chức hành chính và đội ngũ cán bộ trong phòng. Tất cả các cán bộ này đều có trình độ chuyên môn, có quyết tâm phát triển nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm và tinh thần kỉ luật cao. Nhiệm vụ và quyền hạn của các cán bộ như sau:

- Giám đốc chi nhánh: là người chịu trách nhiệm chính và là người đưa ra những quyết định, phê duyệt về những quy định, chính sách về nhân sự của chi nhánh. Toàn bộ những quyết định về tổ chức tuyển dụng, ký hợp đồng lao động, khen thưởng thi đua, kỷ luật,.... đều do giám đốc chi nhánh ra quyết định và ký phê duyệt. Do vậy, giám đốc là người có vai trò quyết định tới hiệu quả hoạt động quản lý nhân sự của chi nhánh. Toàn bộ những quyết sách được đưa ra và phê duyệt có tác động rất lớn tới toàn bộ hệ thống quản trị nhân sự của đơn vị.

- Phó giám đốc kinh doanh: là người thừa lệnh giám đốc chi nhánh thực hiện những chỉ đạo về nhân sự được đưa ra hoặc thay mặt giám đốc chi nhánh đưa ra những quyết định về nhân sự cần thiết khi giám đốc vắng mặt theo giấy ủy quyền hoặc những quyền được quy định pháp luật hoặc điều lệ của công ty đã đề ra.

- Trưởng phòng tổ chức hành chính: là người nhận những quyết định từ ban giám đốc chi nhánh đưa ra về những thay đổi về nhân sự như tuyển dụng, phân công, khen thưởng, kỷ luật và sa thải nhân viên. Tổ chức thực hiện những mệnh lệnh về nhân sự và trực tiếp chỉ đạo, giám sát công tác thực hiện những chính sách về nhân sự của chi nhánh.

- Cán bộ phòng tổ chức hành chính: là những người thực hiện và hoàn thiện những mệnh lệnh về nhân sự được đưa ra theo quyết định từ ban giám đốc và chỉ đạo trực tiếp từ trưởng phòng tổ chức hành chính. Việc thực hiện những chính sách và quyết định về nhân sự có được hiệu quả đúng như hoạch định hay không phụ

thuộc khá nhiều vào đội ngũ cán bộ nhân sự của phòng tổ chức hành chính.

- Tổ trưởng kỹ thuật và trưởng các phòng ban: là những người trực tiếp theo dõi hiệu quả lao động và đánh giá chất lượng lao động của các nhân viên. Khi thấy có nhu cầu cần thay đổi về nhân sự như tuyển dụng thêm, sa thải hay điều chuyển nhân viên của bộ phận đó cần báo cáo với phòng tổ chức hành chính để lập kế hoạch báo cáo lên ban giám đốc để thực hiện phê duyệt và thực hiện.

- Tổ phó kỹ thuật và phó các phòng ban: là người hỗ trợ tổ trường và các trưởng phòng theo dõi và quản lý các nhân sự trong phòng ban và đánh giá các nhân viên. Tham mưu cho các tổ trưởng và trưởng phòng về các quyết định nhân sự có liên quan đến bộ phận. Ngoài ra, khi các tổ trưởng hoặc các trưởng phòng vắng mặt thì các tổ phó và các phó phòng sẽ thừa lệnh để quản lý các nhân viên theo như các giấy ủy quyền.

Xét một cách khái quát, đội ngũ QLNS trong CNKT Viettel Phú Thọ được phân bổ khá hợp lý khi có bộ phẩn quản lý cấp cao chịu trách nhiệm chính cho việc QLNS của toàn chi nhánh. Quyền lực tập trung vào giám đốc chi nhánh giúp các quyết định thống nhất và tập trung. Ngoài ra, tại các phòng ban đều có các trưởng phòng, phó phòng, tổ trưởng và tổ phó nhằm hỗ trợ ban giám đốc QLNS ngoài ra đóng vai trò tham mưu cho ban giám đốc trong các quyết định nhân sự.

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC GẮN VỚI HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH KỸ THUẬT VIETTEL PHÖ THỌ (THEO NỘI DUNG CÁC CÔNG VIỆC CỦA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC)

2.3.1. Thực trạng công tác lựa chọn và tuyển dụng nhân sự

Với việc mới đi vào hoạt động và khai thác trong khoảng thời gian ngắn, CNKT Viettel Phú Thọ có khá nhiều cơ hội để phát triển cho nên những năm gần đây chi nhánh đang không ngừng nỗ lực để mở rộng quy mô kinh doanh nâng cao hơn nữa phương thức hoạt động. Do vậy, chi nhánh cũng khá quan tâm đến yếu tố nguồn nhân lực đặc biệt là khâu lựa chọn và tuyển dụng cán bộ công nhân viên. Chi nhánh luôn xác định hoạt động tuyển dụng nhân sự là yếu tố then chốt đối với việc xây dựng được đội ngũ nhân sự chất lượng cao, đáp ứng tốt những yêu cầu của quá

trình kinh doanh luôn biến đổi của đơn vị. Qua đó, chi nhánh cũng xây dựng được quy chế tuyển dụng nhân lực với một số những nguyên tắc như: đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của mỗi vị trí công việc khác nhau và phù hợp với đặc điểm của công việc, tuân thủ đầy đủ những quy định của pháp luật về việc tuyển dụng và sử dụng lao động, đảm bảo đầy đủ các yếu tố như công khai, minh bạch, đúng đủ các bước. Mỗi năm, quy chế về tuyển dụng nhân sự cũng được xem xét và thay đổi sao cho phù hợp với những thay đổi của thị trường cũng như pháp luật.

Trong quá trình vận hành, khi trưởng bộ phận nhận thấy sự thiếu hụt về nhân sự của bộ phận khiến cho hiệu quả công việc không đảm bảo thì sẽ báo cáo về phòng tổ chức hành chính để thực hiện xem xét lượng nhân sự trong chi nhánh và lập kế hoạch về nhân sự và báo cáo lên ban giám đốc. Nếu có thể điều chuyển cán bộ trong nội bộ công ty thì sẽ lấy nhân sự từ nguồn nội bộ còn khi nguồn nội bộ không thể đáp ứng thì sẽ tiến hành tuyển dụng nhân sự từ bên ngoài. Những nhân sự được tuyển dụng bên ngoài thì luôn được đảm bảo tuyển dụng trên cơ sở năng lực chuyên môn và kinh nghiệm để đảm bảo yếu tố công bằng và tuyển chọn được người phù hợp nhất với vị trí.

Tuy nhiên, việc thực hiện tuyển dụng chỉ áp dụng với một số các vị trí cán bộ nhân viên còn với vị trí quản lý cấp cao thì thường được điều động từ cấp trên. Điều này cho thấy những ưu điểm khi những nhân sự này đã công tác tại những bộ phận hay những chi nhánh khác nên có những kiến thức và kinh nghiệm nhất định về đặc điểm hoạt động kinh doanh của CNKT từ đó dễ dàng nắm bắt những yêu cầu về công việc. Tuy nhiên, việc điều động này cũng cho thấy những điểm yếu như dễ dẫn tới những tiêu cực trong việc xét duyệt trong xét duyệt cũng như những đặc điểm kinh doanh tại những chi nhánh khác nhau sẽ là khó khăn trong việc tìm hiểu và nắm bắt thị trường. Nên việc điều động những cán bộ quản lý cấp cao cần có theo đúng quy trình và xét duyệt kỹ càng.

Với việc tuyển dụng từ nguồn bên ngoài những cán bộ công nhân viên, chi nhánh thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ ứng tuyển:

nhận thấy cần có nhu cầu về nhân sự mới cho bất kỳ bộ phận nào thì trưởng bộ phận đó tiến hành đề xuất với phòng tổ chức hành chính để thực hiện tuyển dụng nhân sự. Khi tiến hành tuyển dụng nhân sự từ bên ngoài, cán bộ phụ trách cần phải tìm hiểu và phân tích những thông tin liên quan đến vị trí cần được tuyển dụng đó. Từ những thông tin này, cán bộ đưa ra những yêu cầu cần thiết với những ứng viên muốn ứng tuyển vào vị trí đó tuy nhiên những yêu cầu này dựa trên cơ sở đó là tìm được người phù hợp, có những điều kiện về nhân thân và đạo đức tốt. Những yêu

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực gắn với hiệu quả kinh doanh tại chi nhánh kỹ thuật viettel phú thọ (Trang 58 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)