STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Bình quân cả giai đoạn Tốc độ biến đổi BQ (%) 1 Doanh thu Tr.Đồng 17,432 18,013 18,982 22,017 15,539 18397 -1,18 2 Lợi nhuận Tr.Đồng 503 641 1,258 1,589 101 818 14,08 3 Tổng lao động Tr.Đồng 132 150 154 160 120 143 - 1,22 4 Tổng số lượt khách Lượt 11,421 11,869 12,045 12,466 10,094 11,579 -2,53 Chỉ tiêu phân tích
1 Năng suất lao động tr.đ/người 128,25 115,81 115,09 127,68 128,65 123,09 0,35
Chỉ số phát triển liên hoàn (%) 100 90,3 99,38 110,94 100,78
Chỉ số phát triển định gốc (%) 100 90,3 89,74 99,5 100,31
2 Sức sinh lời lao động tr.đ/người 3,81 4,27 8,16 9,93 0,84 5,4 8,33
Chỉ số phát triển liên hoàn (%) 100 112,07 191,10 121,69 8,46
Chỉ số phát triển định gốc (%) 100 112,07 214,17 260,62 22,04
3 Doanh thu bình quân lao động tr.đ/người 132,06 120,08 123,26 137,6 129,5 128,5 -0,17
Chỉ số phát triển liên hoàn (%) 100 90,93 102,65 111,63 94,11
Chỉ số phát triển định gốc (%) 100 90,93 93,34 104,19 98,06
50
Phân tích chỉ tiêu năng suất lao động
Qua bảng 2.7 ta thấy:
- Bình quân năng suất lao động của nhân viên công ty trong giai đoạn từ năm
2016 đến năm 2020 của công ty là 81,17 lượt khách/người và tốc độ biến đổi mỗi năm là -2,08%.
- Chỉ số phát triển liên hoàn của năng suất lao động của nhân viên công ty
giảm liên tục trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2019 nhưng năm 2020 thì tăng nhẹ, từ năm 2017 giảm đi 8,56% so với năm 2016, năm 2018 giảm đi 1,15% so với năm 2017, năm 2019 giảm đi 0,4% so với năm 2018 và năm 2020 tăng 7,79% so với năm 2019.
- Chỉ số phát triển định gốc của năng suất lao động của nhân viên công ty
giảm liên tục trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2020, từ năm 2017 giảm đi 8,56% so với năm 2016, năm 2018 giảm đi 9,6% so với năm 2016, năm 2019 giảm đi 9,97% so với năm 2016 và năm 2020 giảm đi 2,79% so với năm 2016.
- Năm 2016 là năm có năng xuất lao động tốt nhất trong giai đoạn 2016 –
2020 với chỉ số năng suất lao động là 86,52 lượt/người.
Phân tích chỉ tiêu sức sinh lời lao động
Qua bảng 2.7 ta thấy:
- Bình quân sức sinh lời lao động của nhân viên công ty trong giai đoạn từ
năm 2016 đến năm 2020 của công ty là 5,4 tr/người và tốc độ biến đổi mỗi năm là - 8,33% tức là trung bình 1 người lao động sẽ tạo ra 5,4 triệu đồng lợi nhuận.
- Chỉ số phát triển liên hoàn của sức sinh lời lao động của nhân viên công ty
tăng liên tục trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2019 nhưng giảm mạnh vào năm 2020, từ năm 2017 tăng lên 12,07% so với năm 2016, năm 2018 tăng lên 91,10% so với năm 2017, năm 2019 tăng lên 21,69% so với năm 2018 và năm 2020 giảm 91,54% so với năm 2019.
- Chỉ số phát triển định gốc của sức sinh lời lao động của nhân viên công ty
tăng liên tục trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2019 nhưng giảm mạnh vào năm 2020, từ năm 2017 tăng lên 12,07% so với năm 2016, năm 2018 tăng lên
51
114,17% so với năm 2016, năm 2019 tăng lên 160,62% so với năm 2016 và năm 2020 giảm đi 77,96% so với năm 2016.
- Năm 2019 là năm có sức sinh lời của nhân viên tốt nhất trong giai đoạn 2016
– 2020 với chỉ số sức sinh lời là 9,93 triệu/người tức là 1 nhân viên của công ty sẽ mang lại 9.930.000đ tiền lợi nhuận
Phân tích chỉ tiêu doanh thu bình quân lao động
Qua bảng 2.7 và biểu đồ 2.15 ta thấy:
- Bình quân doanh thu của nhân viên công ty trong giai đoạn từ năm 2016 đến
năm 2020 của công ty là 128,5 tr/người và tốc độ biến đổi mỗi năm là -0,17% tức là trung bình 1 người lao động sẽ tạo ra 128,5 triệu đồng doanh thu.
- Chỉ số phát triển liên hoàn của doanh thu bình quân của nhân viên công ty
giảm vào năm 2017 và tăng liên tục trong khoảng thời gian năm 2018, năm 2019 và giảm nhẹ vào năm 2020, từ năm 2017 giảm đi 9,07% so với năm 2016, năm 2018 tăng lên 2,56% so với năm 2017, năm 2019 tăng lên 11,63% so với năm 2018 và năm 2020 giảm 5,89% so với năm 2019.
- Chỉ số phát triển định gốc của sức sinh lời lao động của nhân viên công ty
giảm liên tục trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2018, tăng nhẹ vào năm 2019 và giảm nhẹ vào năm 2020, từ năm 2017 giảm đi 9,07% so với năm 2016, năm 2018 giảm đi 6,66% so với năm 2016, năm 2019 tăng lên 4,19% so với năm 2016 và năm 2020 giảm đi 1,94% so với năm 2016.
- Năm 2019 là năm có doanh thu bình quân của nhân viên tốt nhất trong giai
đoạn 2016 – 2020 với chỉ số sức sinh lời là 137,6 triệu/người tức là 1 nhân viên của công ty sẽ mang lại 137,6 triệu đồng doanh thu.
Nhìn chung công tác quản trị nhân sự của công ty rất tốt, năng suất lao động khá cao. Tuy nhiên do ảnh hưởng bởi dịch bệnh vào năm 2020 công ty đã có những phản ứng rất tích cực đó là cắt giảm nhân sự để đảm nhân sự vừa đủ để vận hành công ty vượt qua giai đoạn khó khăn.
2.2.1.5. Thực trạng các đánh giá khái quát về tình hình tài chính
Đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp được tiến hành đánh giá trong 5 năm từ năm 2016 đến năm 2020, các giá trịnh được sử dụng là Trung bình của cả giai đoạn.
52
Qua đánh giá khái quát các yếu tố về tình hình tài chính của công ty bao gồm: khả năng sinh lời, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng chi phí ta có thể thấy.
Công ty TNHH Thương mại và Xây Dựng Linh Đô có hiệu quả sử dụng vốn dài hạn, ngắn hạn và sức sinh lời của vốn dài hạn, ngắn hạn vẫn đang ở mức thấp. Điều này thể hiện công ty chưa sử dụng hiệu quả vốn của mình bởi nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân lớn làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty là việc quay vòng vốn chậm, ảnh hưởng tới việc rút vốn vào sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, công ty có khắc phục tình trạng thiếu vốn tạm thời bằng cách đi vay, do đó công ty có sử dụng vốn từ các nguồn cho vay nên hàng năm phải trả một khoản lãi cho các khoản vay đó. Nếu sử dụng vốn không có hiệu quả thì sẽ tạo thành cái vòng luẩn quẩn, hạn chế nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, đánh giá khả năng hoạt động, các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của Công ty trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 đạt mức tăng trưởng khá chủ yếu là do lợi nhuận đạt được từ hoạt động kinh doanh của Công ty tăng nhanh chứ không phải do ảnh hưởng của doanh thu, vốn kinh doanh, chi phí.
2.2.2. Thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh
Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2021, công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Linh Đô đã áp dụng một số biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh như sau:
2.2.1.1. Thực trạng nâng cao lợi nhuận, doanh thu
Có thể nói, đối với doanh nghiệp nói chung, công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Linh Đô nói riêng thì lợi nhuận, doanh thu là điều được quan tâm hàng đầu. Công ty đã áp dụng rất nhiều phương án nhằm tăng lợi nhuận, doanh thu điều này đã được thể hiện qua kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn trước khi bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid – 19 từ năm 2016 đến năm 2019. Các phương án cụ thể như sau:
- Công ty xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn với tình
hình thực tế của doanh nghiệp
Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Linh Đô đã xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh nhằm đẩy nhanh kết quả hoạt động của doanh nghiệp bởi chỉ
53
khi doanh nghiệp có kế hoạch kinh doanh phù hợp thì mới có thể tận dụng tối đa các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh. Như vậy sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, góp phần làm tăng lợi nhuận.
- Công ty áp dụng các biện pháp cắt giảm và tiết kiệm chi phí
Trong quá trình hoạt động, công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Linh Đô phải chi rất nhiều khoản phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do đó, công ty cần phải quan tâm tới công tác quản lý chi phí. Cách giảm chi phí để nâng cao lợi nhuận không có nghĩa là cắt giảm những khoản chi phí một các tùy tiện. Bên cạnh cắt giảm chi phí công ty còn kết hợp cả việc quản lý tài chính của công ty một cách tốt nhất, đây cũng là công cụ thúc đẩy hiệu quả kinh doanh và làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tuy những biện pháp làm tăng lợi nhuận và doanh thu của công ty đã góp phần làm cho kết quả của công ty trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019, nhưng đối với tình hình dịch bệnh Covid – 19 diễn biến ngày càng phức tạp và để đón đầu mùa du lịch hậu Covid thì những biện pháp trên là chưa đủ. Chính vì vậy bên cạnh có chiến lược kinh doanh tốt và cắt giảm và tiết kiệm chi phí công ty cần phải có những giải pháp để thu hút thêm khách du lịch tới và sử dụng dịch vụ, có thể nói khách hàng mới là gốc rễ của vấn đề này.
2.2.1.2. Thực trạng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, công ty đã áp dụng một số biện pháp như sau:
- Về quản lý theo dõi tài sản: hằng năm công ty đã thực hiện nghiêm túc việc
kiểm kê, đánh giá lại toàn bộ vật tư, hàng hóa, vốn bằng tiền, các khoản thu để xác định số vốn lưu động hiện có theo định kỳ. Đối chiếu số liệu kiểm kê thực tế với số liệu phản ánh trên sổ sách kế toán để kịp thời điều chỉnh và lên phương án xử lý nếu có sự chênh lệch không hợp lý.
- Về quản lý các khoản thu: Tăng cường công tác quản lý nợ đối với khách
hàng, quyết liệt trong việc đôn đốc thu hồi công nợ, giảm thiểu việc bị chiếm dụng vốn. Có kế hoạch pháp lý cần thiết đối với những khách hàng dây dưa, kéo dài.
- Về việc quản lý các khoản phải trả: Công ty đã xây dựng kế hoạch thanh
54
công ty chiếm dụng đã phần nào giúp công ty bớt được sự thiếu hụt vốn kinh doanh. Nếu công ty có kế hoạch trả nợ phù hợp, đúng hạn thì việc chiếm dụng ấy không chỉ giúp công ty giảm bớt được sự thiếu hụt vốn mà còn giữ được mối quan hệ tốt với bạn hàng của mình.
Tuy công ty đã áp dụng một số phương pháp quản lý và sử dụng nguồn vốn lưu động của mình, nhưng như vậy là chưa đủ. Để phát triển tốt hơn nữa cần phải quan tâm tới cả việc quản lý và sử dụng vốn cố định và huy động vốn.
2.2.1.3. Thực trạng nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí
Kiểm soát chi phí là hoạt động thiết yếu cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Hiểu được các loại chi phí, các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí, chúng ta có thể kiểm soát được chi phí, từ đó có thể tiết kiệm chi phí, vấn đề chi tiêu sẽ hiệu quả hơn, và sau cùng là tăng lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp. Công ty đã áp dụng một số phương án để nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí như sau:
- Cắt giảm chi phí bán hàng.
- Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
2.2.1.4. Thực trạng nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
Một tổ chức muốn hoạt động tốt thì phải có những con người vận hành giỏi. Yếu tố con người là yếu tố không thể thiếu trong sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Linh Đô đã có kế hoạch phát triển nguồn lực, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ, công nhân viên.
Công ty đã có chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trên cơ sở chiến lược kinh doanh của công ty, kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, công ty đã xác định số lao động cần thiết, trên cơ sở đó có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, sử dụng phù hợp, ngoài ra có phương án đánh giá chất lượng lao động.
Tuy vậy, các chính sách ấy chưa được thực hiện một cách đồng bộ với chính sách lương thưởng, tạo động lực cho người lao động nên chưa đạt được hiệu quả cần thiết.
55
2.2.1.5. Thực trạng nâng cao hoạt động quản lý rủi ro
Các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành Du lịch nói chung và Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Linh Đô nói riêng phải đối mặt với nhiều rủi ro. Chính vì vậy công ty cần phải có công cụ sắp xếp, đánh giá để đưa ra quyết định về rủi ro, cũng như chi phí liên quan để ngăn ngừa hay khắc phục hậu quả rủi ro xảy ra, đó là quản trị rủi ro.
Ban giám đốc công ty và các phòng ban chuyên môn đã đưa ra quy trình quản trị rủi ro như sau:
Quản trị rủi ro gồm 4 bước:
- Nhận diện rủi ro
- Định lượng rủi ro
- Lên kế hoạch ứng phó rủi ro
- Giám sát rủi ro
Quy trình quản trị rủi ro được áp dụng cho tất cả các bộ phận của đơn vị với sự tham gia của nhiều bộ phận và nhân viên hoạt động trong bộ phận được đánh giá. Những rủi ro phổ biến này có thể xảy ra do chịu tác động của các yếu tố: Thay đổi nhu cầu của khách hàng, thay đổi cơ chế chính sách của pháp luật, do dịch bệnh hay mở rộng thị trường …
Kết quả khảo sát của tác giả về mức độ đánh giá của 50 người bao gồm: cổ đông, ban giám đốc và cán bộ các phòng ban của công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Linh Đô đối với đánh giá về nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.8: Kết quả khảo sát đánh giá của cổ đông, ban giám đốc, cán bộ về công tác cao hiệu quả kinh doanh của công ty
STT Nội dung khảo sát
Mức độ đồng ý Điểm TB
1 2 3 4 5
I Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
1
Công ty xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
1 3 10 25 11 3,84
56 sức hút đối với khách hàng.
II
Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và cắt giảm chi phí chi phí
3 Kế hoạch nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
của công ty thực sự có hiệu quả. 0 3 15 22 10 3,78
4 Các biện pháp cắt giảm chi phí của công
ty đem lại lợi ích cho công ty. 1 6 13 20 10 3,64
III Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
5
Đơn vị quan tâm dự báo số lượng nhân sự để đáp ứng kế hoạch phát triển đơn vị trong những năm tới.
3 5 10 24 8 3,58
6
Đơn vị quan tâm dự báo kiến thức và kỹ năng nhân sự cần có để đáp ứng kế hoạch phát triển đơn vị trong những năm tới.
0 5 11 17 17 3,92
7 Nhân sự được bổ nhiệm, tuyển dụng có
phù hợp với vị trí công việc. 0 4 12 20 14 3,88
IV Các biện pháp nâng cao quản lý rủi ro