Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG LINH ĐÔ. (Trang 64)

2.3.1. Yếu tố bên ngoài

2.3.1.1. Môi trường chính trị, pháp luật

Để du lịch không ngừng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với các hoạt động du lịch cũng như các ngành kinh tế khác có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Sự đảm bảo vững

57

chắc về quốc phòng, an ninh tạo môi trường chính trị ổn định cho đất nước và khánh tới tham quan.

Có thể nói Việt Nam là một đất nước có rất nhiều địa điểm tham quan du lịch đẹp trên thế giới và cũng có nền chính trị vô cùng ổn định, con người rất mến khách do đó cũng góp phần lớn vào việc thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tới các địa điểm du lịch trên nước ta. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều hiện tượng vi phạm pháp luật gây rất nhiều hình ảnh xấu trong con mắt khách du lịch mỗi khi tới các địa điểm du lịch như: hiện tượng gây gổ gây mất trật tự an ninh, nạn trộm cắp vặt, móc túi hay nạn chặt chém khách du lịch. Đó chính là những điểm trừ cho ngành du lịch nước nhà, nó đóng một phần rất lớn gây ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp làm du lịch, lưu trú.

Công cụ pháp luật chính trị tác động đến hoạt động kinh doanh du lịch nó có thể kìm hãm hay thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch cũng như của từng doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng đến định hướng, chiến lược và quy hoạch phát triển của ngành du lịch. Doanh nghiệp là một tế bào trong nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ hoạt động kinh doanh có hiệu quả nếu như được sự ủng hộ của chính quyền sở tại còn ngược lại nếu không có sự ủng hộ đó thì doanh nghiệp khó có thể tồn tại được. Do đó đây là yếu tố xúc tác tạo một môi trường cho doanh nghiệp hoạt động thuận lợi và có hiệu quả hơn trong kinh doanh của mình.

2.3.1.2. Môi trường kinh tế

Kinh tế và phát triển luôn có mối quan hệ hữu cơ, nghịch thuận lẫn nhau. Trong quá trình phát triển của mình, du lịch luôn xem kinh tế là một trong những nguồn lực quan trọng. Sự tác động của điều kiện kinh tế tới phát triển du lịch thể hiện ở nhiều góc độ khác nhau. Tìm hiểu rõ vấn đề này là cách giúp những nhà quản lí và làm du lịch có những chính sách phát triển của ngành phù hợp.

Như chúng ta đã biết, du lịch là ngành dịch vụ, nhận nhiệm vụ “chuyền tải” sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của các ngành kinh tế khác để cung cấp cho du khách nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy điều kiện kinh tế đóng vai trò góp phần cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cho du lịch. Khi khách tới Thịnh Long – Hải Hậu – Nam Định không có nghĩa là chi tới để nghỉ dưỡng và tắm biển, bên cạnh hoạt động đó

58

du khách còn có cơ hội và mong muốn thưởng thức hải sản. Vậy ngành kinh tế biển (đánh bắt cá) đóng vai trò cung cấp nguồn lợi thủy sản cho các nhà hàng tại biển Thịnh Long phục vụ nhu cầu ăn uống và mua về là quà của du khách. Ngành kinh doanh khách sạn, resort cũng thế, nếu như không có ngành xây dựng, ngành sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, ngành sản xuất đồ dùng thì hoạt động kinh doanh của nó liệu có tồn tại không? Từ những ví dụ trên chúng ta khẳng định điều kiện kinh tế là một trong những nhân tố tiên quyết quyết định sự thành bại trong kinh doanh khách sạn, resort.

Ngành du lịch chỉ phát triển khi có khách du lịch. Nhân tố hình thành nên khách du lịch bao gồm: thời gian rảnh rỗi, động cơ - nhu cầu đi du lịch, khả năng tài chính. Chúng ta thấy rằng khả năng tài chính của cá nhân mối du khách đóng vai trò rất quan trong trong việc thúc đẩy bước chân của du khách tham gia cuộc hành trình. Như vậu điều kiện kinh tế phát triển là cơ sở để ngành du lịch khai thác kinh doanh các nguồn khách khác nhau.

2.3.1.3. Yếu tố hội nhập

Sự phát triển vượt trội của ngành Du lịch Việt Nam góp một phần không nhỏ vào GDP, bao gồm cả đóng góp trực tiếp, gián tiếp và đầu tư công. Đồng thời, đứng đầu về doanh thu ngoại tệ trong các loại hoạt động dịch vụ xuất khẩu doanh thu của ngành Du lịch chiếm trên 50% trong xuất khẩu dịch vụ của cả nước, nếu xét theo cơ cấu doanh thu ngoại tệ trong xuất khẩu dịch vụ và còn là một ngành có doanh thu ngoại tệ lớn nhất, trên cả các ngành dịch vụ tài chính, vận tải hay bưu chính viễn thông. Với tư cách là hoạt động xuất khẩu tại chỗ, du lịch đã đem lại hiệu quả kinh tế cao và tạo ra nhiều việc làm có thu nhập cho xã hội.

Bên cạnh đó, Việt Nam được UNESCO công nhận hệ thống di sản thế giới liên tiếp gia tăng về số lượng là các trọng tâm trong thực tiễn xây dựng sản phẩm, thu hút khách du lịch, điển hình như cảnh quan vịnh Hạ Long, di sản văn hóa Huế, phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn; du lịch động Phong Nha-Kẻ Bàng, du lịch nghỉ dưỡng trên bãi biển Mũi Né, Nha Trang, Phú Quốc,... thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của khách du lịch trong và ngoài nước. Các lễ hội với quy mô lớn như: lễ hội bà chúa Xứ, Festival hoa Đà Lạt, lễ hội pháo hoa Đà Nẵng, lễ hội Chùa Hương,

59

Festival Huế, ... đã từng bước trở thành những sản phẩm du lịch xứng tầm với các quốc gia khác trong khu vực. Tất cả đã tạo nên điểm đến nổi bật, Việt Nam dần được hình thành và định vị tại các thị trường khách du lịch mục tiêu.

Tuy nhiên, du lịch Việt Nam thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế, bất cập chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và kỳ vọng của xã hội. Theo Tổng cục Du lịch, Việt Nam được xếp thứ 24/141 quốc gia về tài nguyên du lịch, nhưng chỉ đứng thứ 75/141 về năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu; xếp hạng 89 về mức độ mở cửa với quốc tế, trong đó yêu cầu về thị thực xếp hạng 119 (Việt Nam mới miễn thị thực cho công dân 22 nước, so với Thái Lan là 61, Malaysia là 155, Singapore là 158, Indonesia là 169 nước).

Ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức công bố dịch COVID-19 do virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) là đại dịch toàn cầu. Ngành Du lịch Việt Nam cũng không ngoại lệ, chịu sự ảnh hưởng và rất lớn của dịch bệnh Covid-19, do lo ngại sự lây lan của dịch, nên đã bị hạn chế đáng kể một số lượng lớn du khách nước ngoài và nội địa. Theo Tổng cục Thống kê, du khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3/2020 giảm mạnh, chỉ đạt gần 450.000 lượt khách, giảm 68,1% so với cùng kỳ năm 2019 và giảm 63,8% so với tháng 2. Đặc biệt, hai thị trường khách quốc tế lớn nhất của du lịch Việt Nam đó là Trung Quốc và Hàn Quốc đều giảm 91,5% và 91,4%.

Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 sẽ khiến ngành Du lịch toàn cầu bị thiệt hại tương đối lớn. Dự kiến lượng khách du lịch quốc tế sẽ giảm 20-30%, ước tính tổn thất khoảng 300-450 tỷ USD đối với hoạt động du lịch quốc tế trong năm 2020, tương đương gần 1/3 trong số 1.500 tỷ USD mà ngành này thu được vào năm 2019.

2.3.1.4. Yếu tố công nghệ

Trong những năm gần đây, cùng với những xu hướng phát triển mới trong ngành du lịch, những tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4 đã góp phần thay đổi đáng kể trong cách thức kinh doanh du lịch toàn cầu. Những phát triển mới này đã mang lại nhiều điều thú vị và tạo nên những cảm xúc mới thông qua việc trải nghiệm tương tác một cách tích cực hơn của du khách.

60

Công nghệ và du lịch đã có sự kết hợp khá tích cực và hoàn hảo. Những sản phẩm du lịch gắn với công nghệ đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động du lịch của mỗi cá nhân từ việc lựa chọn điểm đến cho đến thời gian lưu trú và trải nghiệm và sau cùng là những kỷ niệm được lưu giữ từ chuyến đi. Những khách du lịch này thích đi du lịch trong sự đam mê công nghệ mới, điều này tạo nên một bối cảnh mới, trong đó các phương tiện truyền thông xã hội, các ứng dụng công nghệ, blog, mạng xã hội…. và thời gian du khách dành cho nó trong suốt chuyến đi là một phần không thể thiếu trong trải nghiệm của mỗi cá nhân. Nhận thức được sự thay đổi này, và như một sự tất yếu, ngành công nghiệp du lịch cũng đã có những điều chỉnh trong mô hình kinh doanh và cung cấp sản phẩm của mình để thu hút đối tượng khách hàng đồng thời đạt được mục tiêu kinh doanh.

Chính vì vậy công ty TNHH Thương Mại và Xây dựng Linh Đô cần phải tích cực đầu tư áp dụng công nghệ vào kinh doanh. Song hành vói đó là cải tiến quy trình, dịch vụ khách hàng, mối quan hệ với khách hàng và tạo ra các mô hình kinh doanh mới.

2.3.1.5. Yếu tố văn hoá – xã hội

Hoạt động du lịch liên quan trực tiếp phục vụ con người, đó là những người có thời gian nhà rỗi, có tiền, có nguyện vọng và sở thích để tìm hiểu, mở mang nhận thức nhằm tái hồi sức khoẻ và cân bằng lại về tâm sinh lý. C.Mark đã từng định nghĩa: “Xã hội là tổng hoà các mối quan hệ giữa con người và con người”, chính vì vậy, hoạt động du lịch muốn phát triển tốt phải giải quyết hài hoà các mối quan hệ giữa yếu tố văn hóa – xã hội này.

Thực tế hoạt động du lịch trên đất nước ta trong một số năm qua cho thấy, ngoài một số địa phương như Hội An, Đà nẵng và một số điểm tham quan du lịch đã tạo được danh tiếng và uy tín trong hoạt động du lịch, thì vẫn con rất nhiều địa phương và các điểm tham quan kể cả các cơ sở kinh doanh và phục vụ khách vẫn chưa tạo lập được ấn tượng cho khách. Hiện tượng Bẩn - Bực và Buồn trong tâm trạng của khách du lịch còn diễn ra khá phổ biến. Có thể nói đây là một tác động rất tiêu cực của môi trường xã hội đến hoạt động kinh doanh du lịch. Bẩn ở đây không chỉ là về môi trường tự nhiên mà cả môi trường xã hội. Khách đến tham quan du lịch là để

61

hưởng thụ và cảm nhận văn hóa cái đẹp, cái mới, cái lạ, cái hấp dẫn và ấn tượng tốt, sâu sắc, thế nhưng những háo hức để hưởng thụ này được thay bằng những ấn tượng xấu và bực mình. Vấn đề ở chỗ cần làm sao cho một môi trường xã hội tại các điểm và địa phương phát triển hoạt động du lịch thật lành mạnh và trong sạch, có như vậy thì mới phát triển được du lịch bền vững. Điều này phụ thuộc vào ý thức xã hội về phát triển hoạt động du lịch.

2.3.1.6. Cạnh tranh trong ngành

Cạnh tranh trong ngành du lịch, lưu trú là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành nhằm lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong thương mại để thu được nhiều lợi ích cho mình. Các yếu tố môi trường cạnh tranh liên quan trực tiếp tới ngành nghề và thị trường kinh doanh của doanh nghiệp (hay còn gọi là môi trường ngành) tác động trực tiếp đến hoạt động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sức ép của các yếu tố này lên doanh nghiệp càng mạnh thì khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp cùng ngành cũng bị hạn chế.

Trong ngành du lịch, lưu trú có 3 biện pháp cạnh tranh chính như:

- Cạnh tranh giảm giá (giảm giá): Các doanh nghiệp trong ngành du lịch có thể

tìm cách hỗ trợ cho khách du lịch bằng cách bán dịch vụ cho họ với giá rẻ hơn đối thủ cạnh tranh, nhưng người bán luôn phải nhớ rằng đối thủ cũng có thể bán với giá thấp hơn anh ta. Kết quả là, tất cả các doanh nghiệp trong ngành đều bị giảm lợi nhuận.

- Cạnh tranh phi giá cả: Phương pháp cạnh tranh này có 3 dạng

 Phân biệt sản phẩm thực tế

 Phân biệt sản phẩm thông qua nghệ thuật bán hàng

 Cạnh tranh bằng nhãn hiệu mới.

Trên đây có thể thấy rằng, cạnh tranh trong ngành du lịch ngày càng trở nên gay gắt, nhất là trong thời gian hậu dịch bệnh. Khi nước ta quản lý được COVID-19, người dân không còn bị phong tỏa nữa thì họ sẽ bắt đầu nghĩ đến việc được hưởng thụ các dịch vụ, các điểm du lịch an toàn, sạch đẹp. Và họ sẽ tìm đến Việt Nam để được trải nghiệm không khí trong lành, thiên nhiên tươi đẹp, những sản phẩm du lịch như rừng, núi, bờ biển một cách an toàn. Việt Nam có lợi thế về mặt tự nhiên

62

để phát triển du lịch. Khi mở cửa trở lại, Việt Nam có thể đầu tư nhiều hơn để cải thiện được chất lượng của du lịch. Ngoài ra, chúng ta cần đầu tư về quản lý rác thải, chất thải rắn hay cho sự an toàn nói chung của du khách, đầu tư vào kỹ năng của nhân viên làm dịch vụ du lịch.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp làm du lịch nói chung, công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Linh Đô nói riêng cần phải nắm bắt thời cơ, đưa ra các chiến lược kinh doanh thật tốt để đi trước để cạnh tranh lại với các doanh nghiệp trong cùng ngành, khu vực nhằm đón đầu nguồn khách du lịch khổng lồ cả trong và ngoài nước.

2.3.2. Yếu tố bên trong

2.3.2.1. Yếu tố vốn

Không một doanh nghiệp nào có thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh mà không có vốn. Vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn trong doanh nghiệp được hình thành từ 3 nguồn chính: Vốn tự có, vốn ngân sách nhà nước cấp và vốn vay: được phân bổ dưới hai hình thức là vốn cố định và vốn lưu động. Tuỳ đặc điểm của từng doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì vốn ngân sách nhà nước cấp là chủ yếu, doanh nghiệp tư nhân vốn chủ sở hửu và vốn vay là chủ yếu.

Như đã phân tích ở mục 2.2.2 Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh ta thấy: hiệu quả sử dụng vốn dài hạn, ngắn hạn và sức sinh lời của vốn dài hạn, ngắn hạn của công ty vẫn đang ở mức thấp. Điều này thể hiện công ty chưa sử dụng hiệu quả vốn của mình bởi nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân lớn làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty là việc quay vòng vốn chậm, ảnh hưởng tới việc rút vốn vào sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, công ty có khắc phục tình trạng thiếu vốn tạm thời bằng cách đi vay, do đó công ty có sử dụng vốn từ các nguồn cho vay nên hàng năm phải trả một khoản lãi cho các khoản vay đó. Nếu sử dụng vốn không có hiệu quả thì sẽ tạo thành cái vòng luẩn quẩn, hạn chế nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Để nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn thì việc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho Công ty. Khi tăng tốc

63

độ chu chuyển vốn lưu động có thể làm giảm được vốn lưu động mà vẫn đảm bảo được khối lượng công việc, công tác, phục vụ và kinh doanh như cũ. Việc tăng số vòng quay vốn lưu động không những tiết kiệm được vốn lưu động mà góp phần làm giảm chi phí như: Chi phí bán hàng, trả tiền lãi …

2.3.2.2. Yếu tố con người (lao động)

Con người là nhân tố quyết định cho mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Trong thời đại ngày nay, hàm lượng chất xám sản phẩm ngày càng cao thì trình độ chuyên

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG LINH ĐÔ. (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)