Hình tượng rồng thời Hậu Lê

Một phần của tài liệu Giai đoạn đầu triều lê sơ lê lợi và cuộc khởi nghĩa lam sơn (Trang 38 - 39)

2 .Kiến trúc

3.Hình tượng rồng thời Hậu Lê

- Từ sân rồng lên chính điện là thềm rộng lớn, rộng 5m có 9 bậc với 3 lối lên, có chiều rộng không bằng nhau, lối giữa rộng 1,80m, lối bên rộng 1,21m. Hai bên lối giữa trang trí hình rồng tạc tròn, thân uốn khúc, trên thân khắc hoa văn hình ngọn lửa trên sóng xoắn, trên đầu thể hiện một bờm, mép rồng trang trí hình râu xoắn, dưới cằm có râu dài xoắn hình vặn thừng, tay rồng giống bàn tay người nắm gọn râu phần dưới đặt trên một viên ngọc. Gọi là long hí châu (rồng vờn ngọc). Theo sự đánh giá của nhà nghiên cứu người Pháp tên là Louis Bezacien là "Nghệ thuật tạc rồng ở đây rõ ràng nổi hơn hẳn hình rồng ra đời muộn hơn thường chạm trong các đền chùa Việt Nam

- Hình tượng con rồng thời Lê trong điêu khắc cũng dữ tợn, oai nghiêm hơn, không thanh thoát như hình tượng con rồng giun uốn lượn thời Lý- Trần. Con rồng chân có 5 móng, rất khác với thời Lý và thời Trần trang trí hình rồng chân chỉ có 3 hoặc 4 móng.

Trong quan niệm của người phương Đông, con người gắn với Phật pháp vũ trụ và thế giới tâm linh, rồng biểu trưng cho uy quyền tối thượng, chỉ có vua mới được sử dụng những trang trí có hình rồng.

Rồng 5 móng (ngũ trảo) biểu thị cho ngũ hành: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Rồng 4 móng (tứ trảo) biểu thị cho tứ phương: Đông - Tây - Nam - Bắc, hay cho 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông. Và phải chăng 3 móng (tam trảo) biểu thị cho Trời - Đất - Người, “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”

Do ảnh hưởng của Nho giáo, việc thi cử để chọn người tài được coi trọng, bên cạnh đó là sự du nhập của một số tà giáo từ Trung Hoa, nên vào thời Hậu Lê, đạo Phật ở Việt Nam đã mất vị trí thống trị. Nho giáo ủng hộ triệt để chế độ xã hội có tôn ti và đẳng cấp, trong đó Hoàng đế là người có quyền lực tối cao, đại diện cho trời ở chốn trần gian cai quản muôn dân.

Chính vì vậy, hình tượng rồng xuất hiện khắp nơi trong kiến trúc Hoàng thành và trên các đồ gốm ngự dụng. Rồng thời Lê không uốn theo hình lá đề như thời Lý - Trần và chân của nó thường phổ biến có 5 móng sắc nhọn.

Một phần của tài liệu Giai đoạn đầu triều lê sơ lê lợi và cuộc khởi nghĩa lam sơn (Trang 38 - 39)