.Hình tượng Rồng trong lịch sử Trung Quốc và Việt Nam

Một phần của tài liệu Giai đoạn đầu triều lê sơ lê lợi và cuộc khởi nghĩa lam sơn (Trang 39 - 41)

Rồng là âm Tiền Hán Việt diễn tiến từ chữ Long trong âm Hán. Về hình tượng Rồng, các nghiên cứu ở Trung Quốc trên phương diện lịch sử, mỹ thuật, khảo cổ đã cho thông tin Rồng có trong các minh văn khảo cổ (giáp cốt văn, Kim văn…) cách nay 6 – 7 nghìn năm lịch sử.

Hình tượng Rồng gắn liền với lịch sử các dân tộc Á Đông cơ bản ở các nước như Trung Quốc, Mông Cổ, Triều Tiên, Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật Bản cho đến nay.

Trải qua mấy nghìn năm, hình tượng Rồng cũng biến chuyển theo thời gian nhưng vẫn mang những quy cách tạo hình nhất định. Nhiều thư tịch ghi chép về hình ảnh con Rồng, trong đó Nhĩ Nhã Dực, biên soạn thời Tống (Trung Hoa) đã ghi lại hình tượng con Rồng sáng tạo trên 9 tiêu chí sau:

“Giác tự lộc, đầu tự đà, nhãn tự thố, hạng tự xà, phúc tự thận, lân tự ngư, trảo tự ưng, chưởng tự hổ, nhĩ tự ngưu – Sừng như sừng hươu, đầu tựa đầu lạc đà, mắt tựa mắt thỏ, bụng như bụng con hầu dưới biển, vảy như vảy cá, móng vuốt như vuốt chim ưng, bàn chân giống chân hổ, tai tựa tai trâu (bò)”.

Như vậy, con Rồng được kết hợp nên từ nhiều hình tượng các con vật khác, để tạo nên một hình ảnh tổng hợp đa chiều với uy thần và thiêng liêng.

Từng giai đoạn, sự sáng tạo của hình tượng Rồng có sự khác biệt, như con Rồng thời Tần, thời Hán, thời Lý Trần, thời Lê… tạo nên sự đa dạng trong tạo hình của hình ảnh con Rồng trong ứng dụng văn hoá xã hội của con người.

Về hình ảnh con Rồng trong biểu trưng của Vương quyền, nó là “chân mệnh thiên tử”, thể hiện quyền lực của bậc vua chúa với những quy định về các biểu tượng trên thân thể con Rồng còn nghiêm ngặt hơn. Các quy định

này được cụ thể hơn vào thời Tống, Nguyên, Minh về sau với hình tượng Rồng cho Hoàng tộc có sự khác biệt, như: áo mặc, sập ngồi, long ngai…

Cơ bản, như móng vuốt của Rồng, thời Tống về sau quy định dân thường thì tạo Rồng móng vuốt dưới 4 vuốt, còn 5 vuốt là dùng riêng cho Hoàng tộc, cho ngôi “cửu ngũ”.

Các hình tượng khác về mắt, khuôn mặt, tư thế, dáng vuốt, râu, sừng …. cũng quy định rất nghiêm cẩn tạo nên quyền lực tối cao vô thượng của Hoàng gia. Việc này dẫn đến hình tượng Rồng thời Nguyên với 4 ngón chân rất nhiều mà 5 ngón chân rất ít bởi chỉ dùng cho vua chúa và cũng có ảnh hưởng nhất định đến hình tượng Rồng trong Mỹ thuật Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giai đoạn đầu triều lê sơ lê lợi và cuộc khởi nghĩa lam sơn (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w