Các tác động tiêu cực đến thị trường:

Một phần của tài liệu HỌC PHẦN THỊ TRƯỜNG và các ĐỊNH CHẾ tài CHÍNH CHỦ đề 5 các ĐỊNH CHẾ tài CHÍNH PHI NGÂN HÀNG (Trang 28 - 30)

2. Thực trạng cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm hiện nay 1 Thực trạng cạnh tranh.

2.2. Các tác động tiêu cực đến thị trường:

Đối với nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một quy luật kinh tế, là môi trường và động lực phát triển của nền kinh tế nói chung và của các ngành trong nên kinh tế đó

nói riêng. Mặt trái của cạnh tranh là những hành động cạnh tranh không lành mạnh khiến cho thị trường phát triển méo mó, gây tổn thất cho bản thân các doanh nghiệp trong ngành cũng như là những người tiêu dùng trên thị trường. Việc nhận thức được đầy đủ tính chất cũng như tác động của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với ngành bảo hiểm Việt Nam hiện nay là rất cần thiết.

Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam ngày càng gia tăng. Số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước mới thành lập ngày càng nhiều. Các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài có chiến lược chiếm lĩnh thị trường, tăng thị phần bảo hiểm bằng nhiều hình thức, trong đó có quảng cáo, tiếp thị và chấp nhận lỗ kỹ thuật trong thời gian dài (thậm chí hơn 5 năm). Chiến lược của các công ty nước ngoài mạnh về tiềm lực tài chính này tạo ra sự cạnh tranh không cân sức nhưng được phép với các doanh nghiệp bảo hiểm còn lại. Trong khi đó, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam mới gia nhập thị trường thì tìm mọi biện pháp để chiếm lĩnh thị phần, tăng doanh thu. Sự cạnh tranh không cân sức giữa các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam và nước ngoài cũng như sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam với nhau đang ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thị trường. Các doanh nghiệp không cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ mà cạnh tranh bằng hạ phí bảo hiểm, trả hoa hồng sai quy định (trả cao hơn quy định, không đúng đối tượng). Nhiều doanh nghiệp đua nhau hạ phí, mở rộng quá mức quyền lợi bảo hiểm mà không tính đến hiệu quả kinh doanh. Hậu quả của cách làm này là công ty phải bù lỗ nếu tái bảo hiểm. Hạ phí quá mức sẽ gây rủi ro cho chính công ty bảo hiểm bởi trong trường hợp nếu có rủi ro xảy ra, tổn thất lớn vượt quá khả năng thanh toán, hơn nữa lại không được tái bảo hiểm, các doanh nghiệp này sẽ phải chịu toàn bộ tổn thất.

Thị trường bảo hiểm hiện nay đang tiềm ẩn những rủi ro lớn bởi thực trạng giảm phí bảo hiểm thấp dưới quy định như hiện nay. Việc giảm phí trước hết làm giảm doanh thu của các doanh nghiệp. Có doanh nghiệp doanh thu cả nghìn tỉ đồng/năm nhưng lãi từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc chỉ còn 1 tỉ đồng. Kinh tế phát triển nhưng lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm ngày càng đi xuống. Giảm phí trong kinh doanh

bảo hiểm không những làm giảm doanh thu của các doanh nghiệp mà còn có thể dẫn đến việc các hãng tái bảo hiểm từ chối chi trả nếu xảy ra sự cố. Những cách làm trên đây có thể dẫn đến nguy cơ phá sản bất cứ lúc nào đối với các doanh nghiệp bảo hiểm.

Thị trường bảo hiểm Việt Nam còn tồn tại những hành động cạnh tranh thiếu tính chuyên nghiệp bằng cách dùng các mối quan hệ để gạt các đối thủ tiếp cận khai thác dịch vụ. Những hành động phi cạnh tranh nói trên không chỉ khiến phí khai thác dịch vụ bảo hiểm chủ yếu tập trung vào một doanh nghiệp trong một ngành, một lĩnh vực, mà còn gây nên tình trạng chia cắt trên thị trường. Thực tế này là một trong những nguyên nhân của việc thị trường bảo hiểm Việt Nam không thể phát triển lành mạnh gắn liền với sự vận động của các quy luật giá trị, quy luật cung - cầu trong nền kinh tế thị trường.

Về lý thuyết, cạnh tranh là động lực phát triển của kinh tế thị trường. Khi xuất hiện những hành động cạnh tranh không lành mạnh, người bị thiệt thòi nhất là người sử dụng dịch vụ bảo hiểm. Điều này hoàn toàn đúng với thực tế thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay. Hậu quả của tất cả những hành động phi cạnh tranh trên là khách hàng sẽ chỉ nhận được những sản phẩm bảo hiểm với chất lượng dịch vụ không đáp ứng được nhu cầu, nhất là không được bồi thường kịp thời, thỏa đáng và chính xác khi có tổn thất xảy ra.

Một phần của tài liệu HỌC PHẦN THỊ TRƯỜNG và các ĐỊNH CHẾ tài CHÍNH CHỦ đề 5 các ĐỊNH CHẾ tài CHÍNH PHI NGÂN HÀNG (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w