Một số khuyến nghị.

Một phần của tài liệu HỌC PHẦN THỊ TRƯỜNG và các ĐỊNH CHẾ tài CHÍNH CHỦ đề 5 các ĐỊNH CHẾ tài CHÍNH PHI NGÂN HÀNG (Trang 31 - 35)

Trên cơ sở đánh giá tiềm năng phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam trong thời gian tới và đón bắt những xu hướng phát triển của thị trường bảo hiểm thế giới, bài viết nêu ra một số khuyến nghị đến các cơ quan hữu quan và doanh nghiệp bảo hiểm như sau:

Một là, về khung pháp lý: Chính phủ cần sớm ban hành sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm nhằm cho phép các công ty bảo hiểm tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanh; trong đó, các cơ quan quản lý sẽ không can thiệp quá sâu về mặt kỹ thuật vào hoạt động của các công ty bảo hiểm như trước đây; thay vào đó, vai trò của cơ quan quản lý sẽ là ưu tiên quản lý giám sát, thúc đẩy tính minh bạch và sự phát triển lành mạnh của thị trường bảo hiểm; đồng thời, cần đưa ra tỷ lệ an toàn vốn cùng với các yêu cầu chặt chẽ hơn về việc công bố thông tin. Đặc biệt, cấm các công ty bảo hiểm tham gia vào hoạt động kinh doanh bất động sản, ngoại trừ việc bất động sản được sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc của công ty bảo hiểm, cùng với một số ngoại lệ khác nhằm hạn chế rủi ro cho hoạt động bảo hiểm.

Hai là, về công nghệ: Các doanh nghiệp bảo hiểm cần tích cực ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh doanh của mình giúp các sản phẩm bảo hiểm ngày càng đa dạng, tối ưu hóa quy trình kinh doanh đáp ứng nhu cầu tham gia bảo hiểm của mọi tổ chức, cá nhân, tạo điều kiện tối đa và mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng khi tham gia bảo hiểm.

Ba là, về hoạt động hợp tác: Các doanh nghiệp bảo hiểm cần tích cực triển khai các hoạt động hợp tác với các doanh nghiệp trong ngành nhằm tận dụng lợi thế của nhau, đồng thời mở rộng mạng lưới với các tổ chức xã hội, doanh nghiệp ngoài ngành nhằm tăng nguồn thu. Đặc biệt, cần tiếp cận, hợp tác với các ngân hàng để triển khai hoạt động Bancassurance để tận dụng cơ sở khách hàng và mạng lưới phân phối của họ, đặc biệt là trong phân khúc bảo hiểm nhân thọ với một số nhóm giải pháp cụ thể như sau:

- Các ngân hàng cần xây dựng chiến lược phân phối sản phẩm Bancassurance trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá xu thế thị trường, phân loại đối tượng khách hàng để cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho phù hợp với nhu cầu, sở trường và thói quen của họ,

tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vừa tiếp cận được các sản phẩm ngân hàng vừa tiếp cận được các sản phẩm bảo hiểm.

- Tận dụng tối đa cơ sở dữ liệu khách hàng sẵn có kết hợp thông tin thu thập bên ngoài, sử dụng kỹ thuật hiện đại để phân tích nhu cầu khách hàng và tìm kiếm khách hàng phù hợp cho Bancassurnace; thiết kế sản phẩm bảo hiểm gắn với xu hướng cá nhân hóa sản phẩm tài chính và cần có bước đi thích hợp để tiến tới số hóa đối với hoạt động Bancassurance.

- Hoàn thiện bổ sung các quy định về việc bảo vệ dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu về khách hàng, về bảo mật thông tin.

B1. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUỸ HƯU TRÍ TẠI VIỆT NAM.I. Những khái niệm chung. I. Những khái niệm chung.

1. Khái niệm.

Quỹ hưu trí là một định chế tài chính quản lý tiền hưu trí tự nguyện và theo hợp đồng từ các cá nhân, công ty và chính phủ. Quỹ hưu trí hàng ngày thu các khoản đóng góp từ người sử dụng lao động và người lao động để phục vụ cho các lợi ích khi nghỉ hưu của người lao động.

2. Đặc điểm.

Các quỹ này có mục đích bảo vệ những người lao động trước những rủi ro về mất thu nhập thường xuyên từ lao động do về hưu hoặc do những rủi ro khác dựa trên những nguyên tắc chung của bảo hiểm.

3. Phân loại.

- Căn cứ vào phương thức đóng góp và chi trả trợ cấp, các quỹ hưu trí được chia thành:

+ Các chương trình “đóng góp xác định”: Mức trợ cấp tương lai được xác định bằng các khoản đóng góp trước đó cộng thu nhập đầu tư.

+ Các chương trình “trợ cấp xác định”: Mức trợ cấp tương lai được xác định trước, không phụ thuộc hoặc phụ thuộc rất ít vào kết quả đóng góp và thu nhập đầu tư trước đó.

- Đối với chương trình “trợ cấp xác định”, Các quỹ/chương trình này có thể được hình thành theo 2 phương thức:

+ Quỹ trợ cấp tư: Các quỹ này được quản lý bởi Ngân hàng hoặc một Công ty bảo hiểm nhân thọ hoặc một người quản lý chuyên nghiệp.

+ Quỹ trợ cấp công cộng: Quỹ trợ cấp công cộng phổ biến là Bảo hiểm xã hội. Đây là Quỹ do Nhà nước thiết lập và quản lý. Đối tượng tham gia là những người lao động ở mọi loại cơ sở tư và cơ sở công.

4. Vai trò.

4.1. Đối với quỹ trợ cấp tư.

● Các khoản đóng góp định kỳ theo một tỷ lệ nhất định trên tiền lương của những người đang làm việc

● Đóng góp định kỳ theo một tỷ lệ nhất định của người sử dụng lao động ● Thu nhập từ hoạt động đầu tư

- Sử dụng vốn:

● Trợ cấp cho những người tham gia đóng phí khi về hưu (chi trả một lần hoặc thường xuyên theo kỳ)

● Đầu tư cổ phiếu, trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ hoặc cho vay cầm cố bất động sản; tiền gửi ngân hàng, giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành....

4.2. Đối với quỹ trợ cấp công cộng:

- Nguồn vốn:

● Các khoản đóng góp định kỳ theo một tỷ lệ nhất định trên tiền lương của những người đang làm việc ở mọi loại cơ sở tư và cơ sở công

● Đóng góp định kỳ theo một tỷ lệ nhất định của người sử dụng lao động ● Thu nhập từ hoạt động đầu tư

- Sử dụng vốn:

● Chi trợ cấp cho những người tham gia đóng phí: thu nhập hưu trí; thanh toán chi phí y tế; trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tàn tật..

● Đầu tư trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước, giấy tờ có giá của ngân hàng thương mại của Nhà nước, tiền gửi tại ngân hàng thương mại của Nhà nước vay,…

B2. NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI CỦA QUỸ HƯU TRÍ TẠI VIỆT NAM:

Một phần của tài liệu HỌC PHẦN THỊ TRƯỜNG và các ĐỊNH CHẾ tài CHÍNH CHỦ đề 5 các ĐỊNH CHẾ tài CHÍNH PHI NGÂN HÀNG (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w