I. Thực trạng quỹ hưu trí tại Việt Nam:
2. Những thách thức đối với hệ thống: 1 Các thách thức trong ngắn hạn:
2.1. Các thách thức trong ngắn hạn:
trong năm 2000, số người đóng góp cho hệ thống từ khu vực tư nhân chỉ chiếm 14%, và tỷ lệ thực hiện của khu vực này cũng chỉ đạt 27%. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này chính là do quy định về việc tham gia hệ thống quá hạn hẹp đối với khu vực tư nhân. Bên cạnh đó, quá trình tái cơ cấu kinh tế gắn với việc giãn thải lao động nên số lượng lao động trong khu vực nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, đang giảm xuống. Những lao động bị giãn thải lại tham gia hoạt động trong khu vực tư nhân nhưng không tái đăng ký tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội nên tỷ lệ tham gia hệ thống giảm xuống.Một điều cũng đáng lưu tâm là số người về hưu thuộc hệ thống trước năm 1995 chiếm tương ứng 66% và 92% tổng số người hưởng chế độ và tổng số người về hưu, và phần lớn những người này đã về hưu sớm; do đó, gánh nặng tài chính để chi trả cho những đối tượng này, thể hiện bằng khoản nợ lương hưu tiềm ẩn (IPD), sẽ tăng lên trong tương lai khi mức lương hưu tối thiểu được điều chỉnh tăng và người hưởng lợi có tuổi thọ cao hơn.
Khi xem xét sự bền vững tài chính trong dài hạn thì có thể thấy rằng những thách thức trong ngắn hạn nêu trên trở nên nghiêm trọng hơn trong điều kiện dân số già hoá
Chính sách kế hoạch hoá gia đình trong giai đoạn 1970-1990 và sự gia tăng của tuổi thọ nhờ mức sống được cải thiện là hai nguyên nhân chính làm cho dân số Việt nam trở nên già hơn. Theo dự báo dân số của Liên hợp quốc cho Việt nam, dân số già (từ 60 tuổi trở lên) sẽ chiếm tương ứng 13% và 24% tổng dân số năm 2025 và 2050, tương ứng gấp hai lần và ba lần so với năm 2000. Hơn nữa, tuổi thọ trung bình của dân số Việt nam được dự đoán là sẽ tăng từ 69,2 năm vào năm 2000 lên tương ứng 74,1 và 78,2 vào năm 2025 và 2050. Kết quả là, tỷ lệ phụ thuộc người già và dân số tăng lên nhanh chóng và gây áp lực đối với bộ phận dân số trong độ tuổi lao động. Ví dụ, tỷ lệ phụ thuộc người già và dân số sẽ tăng tương ứng từ 13% và 69% vào năm 2000 lên 42% và 77% vào năm 2050, trong khi dân số trong độ tuổi lao động sẽ giảm nhanh sau khi đạt đến con số cao nhất vào năm 2030. Sự bền vững về mặt tài chính của hệ thống hưu trí Việt nam chịu tác động của rất nhiều nhân tố. Thứ nhất, tỷ lệ phụ thuộc dân số của hệ thống đang có xu hướng gia tăng nhanh. Thứ hai, tỷ lệ đóng góp hiện tại thấp hơn so với tỷ lệ đóng góp bền vững – hay còn gọi là tỷ lệ chi phí PAYG – và vì thế mà quỹ có thể bị cạn kiệt. Thứ ba, tỷ lệ thực hiện có xu hướng giảm xuống do (i) sự thu hẹp của khu vực nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước; (ii) sự dịch chuyển của các đối tượng lao động giãn thải từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân nhưng lại không đăng ký tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội, và (iii) tỷ lệ tham gia của khu vực tư nhân còn quá thấp. Thứ tư, mức hưởng được chỉ số hoá theo mức lương tối thiểu vẫn còn lớn, gắn liền với thời gian hưởng dài do người hưởng lợi nghỉ hưu sớm và tuổi thọ có xu hướng tăng lên. Các thách thức trong dài hạn còn có thể nghiêm trọng hơn nữa khi ta xét đến sự công bằng giữa các thế hệ. Như đã đề cập trong rất nhiều nghiên cứu, hệ thống hưu trí PAYG với mức hưởng được xác định trước trong điều kiện dân số già hoá cũng đồng nghĩa với việc các thế hệ trẻ hiện nay và tương lai sẽ phải chịu gánh nặng lớn hơn mới có thể trang trải được chi phí cho hệ thống. Gánh nặng lớn hơn này có thể được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau, ví dụ như tỷ lệ đóng góp
tăng lên liên tục, và vì thế mà những người tham gia đóng góp cho hệ thống sẽ tìm cách trốn đóng hoặc nghỉ hưu sớm. Tất cả những nhân tố kể trên khiến cho hệ thống hưu trí đối mặt với nhiều vấn đề, và có thể làm cho hệ thống hưu trí rơi vào khủng hoảng trong tương lai, thể hiện bằng sự bất ổn về mặt tài chính và sự bất công bằng giữa các thế hệ. Việc ổn định tài chính và duy trì sự công bằng giữa các thế hệ trong hệ thống hưu trí PAYG với mức hưởng được xác định trước với dân số già hóa nhanh chóng là những câu hỏi chính sách hóc búa nhất đối với bất kỳ nền kinh tế nào. Do vậy, tìm ra những chính sách có thể áp dụng phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định nhằm hạn chế những vấn đề này và ổn định hệ thống là điều cần phải làm ngay
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÁC THÀNH VIÊN
Tên thành viên Phân công nhiệm vụ cụ thể
Đánh giá chung (Thái độ làm việc, Hoàn thành đúng hạn/ Hoàn thành muộn/ Chưa hoàn
thành…)
Nhóm tự xếp loại (thang 10)
Lê Duy Đức +Tham gia
thảo luận chung về bố cục bài
+Phụ trách chính phần Đặc điểm quỹ hưu trí tại Việt Nam +Thái độ làm việc năng nổ, chủ động đóng góp các ý kiến xây dựng +Hoàn thành sớm hơn thời hạn được giao 10
Nguyễn Xuân Đức +Tham gia thảo luận chung về bố cục bài
+Phụ trách chính phần Lịch sử hình thành, sự phát triển công ty bảo hiểm tại Việt Nam
+Thái độ làm việc rất tốt, nhiệt tình tham gia hỗ trợ các thành viên +Hoàn thành sớm hơn thời hạn được giao 10
Phan Lê Anh Nguyên
+Tham gia thảo luận chung về bố cục bài
+Phân chia công việc
+Tổng hợp và phụ trách Tồn tại quỹ hưu trí tại Việt Nam +Tổng hợp và phụ trách chung bài của nhóm +Chỉnh sửa bản cuối cùng +Thái độ làm việc tích cực, năng động, chủ động đề xuất các phương án làm bài +Hoàn thành trước thời hạn được giao
10
Nguyễn Diễm
Quỳnh
+Tham gia thảo luận chung về bố cục bài
+Phân chia công việc
+Tổng hợp và phụ trách Đặc điểm, tồn tại công ty bảo hiểm tại Việt Nam
+Tổng hợp và phụ trách chung bài của nhóm +Chỉnh sửa bản cuối cùng +Thái độ làm việc năng nổ, chủ động đóng góp các ý kiến xây dựng +Hoàn thành sớm hơn thời hạn được giao 10