Một số vấn đề lí luận về dạy học theo hƣớng phát triển năng lực ngƣời học

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình học tập trải nghiệm trong dạy học môn toán lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 27 - 31)

Phần 1 : Mở Đầu

6. Các phƣơng pháp nghiên cứu

1.2. Một số vấn đề lí luận về dạy học theo hƣớng phát triển năng lực ngƣời học

ngƣời học

1.2.1. Định hướng đổi mới giáo dục tiểu học sau năm 2019

Tại nghị quyết 29 của chính phủ (4/11/2013) đã đƣa ra 7 quan điểm chỉ đạo trong đó có quan điểm: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất ngƣời học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trƣờng kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.”.

Trong nghị quyết trên, cũng chỉ ra nhiệm vụ và giải pháp cho định hƣớng giáo dục. Đó là “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hƣớng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của ngƣời học”. Nhấn mạnh đến giải pháp “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp dạy

và học theo hƣớng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của ngƣời học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để ngƣời học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.”

Trong chƣơng giáo dục phổ thông, giáo dục tổng thể đƣợc BGD công bố năm 2018 đã nêu ra định hƣớng về phƣơng pháp dạy học đó là: Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng áp dụng các phƣơng pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hƣớng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trƣờng học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ đƣợc để phát triển. Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống), đƣợc thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học, đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thống tự động hoá của kĩ thuật số. Các hoạt động học tập nói trên đƣợc tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trƣờng thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lí thuyết; thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng. Tuỳ theo mục tiêu, tính chất của hoạt động, học sinh đƣợc tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp nhƣng phải bảo đảm mỗi học sinh đƣợc tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.

1.2.2. Khái quát chung về dạy học theo hướng phát triển năng lực người học.

Dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực, trong đó nhấn mạnh đến năng lực hành động ( khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành

động, giải quyết các nhiệm vụ, các vấn đề trong những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng nhƣ sự sẵn sàng hành động).

Năng lực ngƣời học cần đạt là cơ sở xác định các mục tiêu, nội dung, hoạt động, phƣơng pháp… dạy học mà ngƣời dạy cần phải căn cứ vào đó để tiến hành các hoạt động giảng dạy và giáo dục (lấy ngƣời học làm trung tâm). Giáo dục theo định hƣớng phát triển dựa trên sự phát triển các năng lực năng lực chuyên môn (kiến thức, kĩ năng), phƣơng pháp, xã hội, cá thể.

Chƣơng trình dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực là dạy học định hƣớng kết quả đầu ra, chú trọng năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực là mô hình dạy học nhằm phát triển tối đa năng lực của ngƣời học, trong đó, ngƣời học tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức dƣới sự tổ chức, hƣớng dẫn của ngƣời dạy. Quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của ngƣời học trên nguyên lí:

- Học đi đôi với hành - Lí luận gắn với thực tiễn

- Giáo dục nhà trƣờng kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Các phƣơng pháp để phát triển năng lực ngƣời học trong quá trình dạy học bao gồm: tích cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ, rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề, gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn, tăng cƣờng hoạt động nhóm và tăng cƣờng sự cộng tác giữa giáo viên và học sinh.

Việc đánh giá kết quả học tập đối với dạy học theo hƣớng phát triển năng lực học sinh thì không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá mà chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau.

Các đặc trƣng cơ bản của quá trình dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh:

- Tổ chức hoạt động giúp học sinh tự khám phá kiến thức, vận dụng sáng tạo các kiến thức đã học.

- Định hƣớng cho học sinh cách tƣ duy phân tích, tổng hợp … để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo.

- Phối hợp học tập cá thể với hoạt động hợp tác, lớp học trở thành môi trƣờng giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh.

- Đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học, phát triển kĩ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.

So sánh 2 chƣơng trình định hƣớng nội dung và định hƣớng phát triển năng lực. Chƣơng trình định hƣớng nội dung Chƣơng trình định hƣớng phát triển năng lực Mục Tiêu

Mô tả không chi tiết và không nhất thiết phải quan sát, đánh giá đƣợc.

Mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá đƣợc, thể hiện mức độ tiến bộ của học sinh một cách liên tục.

Nội dung

Dựa vào các khoa học chuyên môn, không gắn với các tình huống thực tiễn. Nội dung đƣợc quy định chi tiết trong chƣơng trình.

Lựa chọn những nội dung nhằm đạt đƣợc kết quả đầu ra đã quy định, gắn với các tình huống thực tiễn. Chƣơng trình chỉ quy định từ những nội dung chính, không quy định chi tiết. Phƣơng

pháp dạy học

GV là ngƣời truyền thụ kiến thức, là trung tâm của quá trình dạy học. HS tiếp thụ thụ động những tri thức đƣợc quy định sẵn. GV chủ yếu là ngƣời tổ chức, hỗ trợ. HS tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức. Chú trọng sự phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp.

Hình thức

Chủ yếu dạy học lí thuyết trên lớp học.

Đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa,

dạy học

nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình học tập trải nghiệm trong dạy học môn toán lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 27 - 31)